Sunday, December 21, 2008

Sách "Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam"

Đài Chân Trời Mới xin trân trọng giới thiệu đến quý thính giả sách Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, thuộc Tủ Sách Kiến Thức, do nhà xuất bản Trẻ tại Sài Gòn ấn hành năm 2008. Đây là một công trình nghiên cứu công phu của các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt; với nhiều tư liệu giá trị chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xét về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế.

Trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa lên trang web của họ bức công hàm năm 1958 của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, coi đó như là bằng chứng rõ rệt nhất về chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa - Trường Sa, đồng thời ra sức ngụy tạo các tài liệu, vật chứng về chủ quyền của họ trên những quần đảo này, thì những tài liệu chứa đựng trong sách Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam là lời phủ nhận cụ thể và rõ ràng nhất cho những đòi hỏi của Trung Quốc. Ngoài ra, sách Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam cũng là sự điều chỉnh cần thiết cho những sai lạc trong các tuyên bố của nhiều giới chức cao cấp Cộng Sản Việt Nam cũng như tài liệu giáo khoa do nhà nước Cộng Sản Việt Nam ấn hành cho rằng Hoàng Sa - Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

Vì dung lượng quá lớn nên sách được chia làm 14 phần sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới để tiện việc tải xuống.

Một lần nữa, xin trân trọng giới thiệu cùng quý thính giả sách Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.

Xin nhấp bên phải chuột để tải xuống.

- Phần 1 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan1.pdf

- Phần 2 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan2.pdf

- Phần 3 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan3.pdf

- Phần 4 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan4.pdf

- Phần 5 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan5.pdf

- Phần 6 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan6.pdf

- Phần 7 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan7.pdf

- Phần 8 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan8.pdf

- Phần 9 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan9.pdf

- Phần 10 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan10.pdf

- Phần 11 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan11.pdf

- Phần 12 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan12.pdf

- Phần 13 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan13.pdf

- Phần 14 http://www.radiochantroimoi.com/IMG/pdf/phan14.pdf

Quý vị cần phần mềm Acrobat để xem tài liệu, xin tải xuống miễn phí tại:

http://www.adobe.com/products/acrobat/readstep2_allversions.html

9 Thủ Đoạn Xâm Lấn Của Trung Quốc


Thưa quí thính giả và độc giả của Radio Chân Trời Mới,

Chỉ vào một vài thời điểm rất hiếm hoi trong hơn nửa thế kỷ qua mà nhà cầm quyền CSVN thực sự tiết lộ những hành vi và ý định xâm lấn có tính qui mô, kế hoạch và liên tục của Bắc Kinh đối với lãnh thổ Việt Nam. Vào năm 1979, khi các xung đột lớn diễn ra giữa 2 nước, Lãnh đạo Đảng đã cho in 3 cuốn sách với tựa đề:


Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam - Trung Quốc Trong 30 Năm Qua của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN.

Phê Phán Chủ Nghĩa Bành Trướng và Bá Quyền Nước Lớn Của Giới Cầm Quyền Phản Động Bắc Kinh của Ủy Ban Khoa Học Xà Hội Việt Nam.

Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc của Nhà xuất bản Sự Thật.



Dưới đây là nguyên văn chương 2 của cuốn "Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc", liệt kê 9 loại thủ đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng để xâm chiếm đất nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua.


--------------------------------------------------------------------------------


Chương 2
Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay


Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng đủ loại thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa mà các chế độ phản động của Trung Quốc trước kia không dùng. Dưới đây là một số thủ đoạn chính:

1- Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất.

Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một giải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư. Những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.

Khu Vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực này được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam dài 6 kí-lô-mét, sâu hơn 1300 kí-lô-mét thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này, đơn phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó, họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa màu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khau (mốc 17-19) ở Cao Bằng, Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nặm Chay (mốc 2-3) ở Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 kí-lô-mét, sâu hơn 1 kí-lô-mét, diện tích hơn 300 héc-ta. Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm lặng.

2- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1955, tại khu vực Hữu nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng long tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho nghành đường sắt hai bên điều chỉnh lại đường nối ray cho phù hợp đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay, họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300 mét đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luần rằng “không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác”. Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam quan 100 mét trên đuờng quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột kí-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.

Như vậy, họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3100 kí-lô-mét và vào sâu đất Việt Nam 0,500 kí-lô-mét. Năm 1975, tại khu vực mốc 23 (xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), họ định diễn lại thủ đoạn tương tự khi hai bên phối hợp đặt đường ống dẫn dầu chạy qua biên giới: phía Việt Nam đề nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên giới, họ đã từ chối, do đó bỏ dở công trình này. Khi xây dựng các công trình cầu cống trên sông, suối biên giới, phía Trung Quốc cũng lợi dụng việc thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt Nam, để nhận đường biên giới có lợi cho phía Trung Quốc.

Cầu ngầm Hoành Mô thuộc tình Quảng Ninh được Trung Quốc giúp xây dựng vào năm 1968. Một thời gian dài sau khi cầu được xây dựng xong, hai bên vẫn tôn trọng đường biên giới ở giữa cầu ; vật liệu dự trữ để sửa chữa cầu sau này cũng được đặt ở mỗi bên với số lượng bằng nhau tính theo đường biên giới giữa cầu. Nhưng do Trung Quốc có sẵn ý đồ chỉ xây một cống nước chảy nằm sát bờ Việt Nam nên lưu lượng dòng chảy đã chuyển hẳn sang phía Việt Nam, từ đó phía Trung Quốc dịch đường biên giới trên cầu quá sang đất Việt Nam. Thủ đoạn như vậy cũng được thực hiện đối với cầu ngầm Pò Hèn (Quảng Ninh), đập Ái Cảnh (Cao Bằng), cầu Ba Nậm Cúm (Lai Châu)…

3- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.

Các thị trấn Ái Điểm (đối diện với Chi Ma, Lạng Sơn), Bình Mãng (đối diện Sóc Giang, Cao Bằng) vốn đã nằm sát các mốc giới 43 và 114, lại ngày càng được phía Trung Quốc mở rộng ra lấn sang đất Việt Nam từ hang chục đến hàng trăm mét với Công trình nhà cửa, trường học, khu phố… Bằng cách tổ chức lâm trường, trồng cây gây rừng, làm đường chắn lửa, đặt hệ thống điện cao thế, điện thoại lấn vào lãnh thổ Viêt Nam, Trng Quốc đã biến nhiều vùng đất khác của Việt Nam thành đất của Trung Quốc.

4- Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho Trung Quốc mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mã… trên đất Việt Nam. Nhưng lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung Quốc. Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này. Tại đây, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn, rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô-tô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản mới. Dựa vào “thực tế” đó, từ 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh núi Phía Un mà đòi biên giới chạy xa về phía nam con đường, sâu vào đất Việt Nam trên 500 mét. Lý lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung Quốc sao họ lại có thể làm đường ô-tô, đặt đường điện thoại được… Nguyên nhân chủ yếu của việc lấn chiếm là vì khu vực Phía Un có mỏ măng-gan.

5- Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.

Ngoài việc lợi dụng một số các mốc giới đã bị Trung Quốc xê dịch từ trước sai với nguyên trạng đường biên giới lịch sử để chiếm giữ trái phép đất Việt Nam, nay phía Trung Quốc cũng tự ý di chuyển mốc ở một số nơi, hoặc lén lút đập phá, thủ tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khu vực Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực mốc 136 ở Cao Bằng… Đối với những trường hợp như vậy, họ đều khước từ đề nghị của phía Việt Nam về việc hai bên cùng điều tra và lập biên bản xác nhận. Ngay tại một số nơi mà vị trí mốc giới đặt đúng với đường biên giới đã rõ ràng chạy giữa hai mốc như khu cực Kùm Mu-Kim Ngân-Mẫu Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng Sơn dài trên 9 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2,5 ki-lô-mét, diện tích gần 1000 héc-ta, khu vục Nà Pảng – Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6,450 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 1,300 ki-lô-mét, diện tích gần 200 héc-ta.

6- Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Để chuẩn bị cho các cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, liên tiếp trong nhiều năm trước, phía Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch làm đường biên giới quy mô lớn nấp dưới danh nghĩa là để “cơ giới hóa nông nghiệp”. Đặc biệt là từ năm 1974 lại đây, họ đã mở ồ ạt những chiến dịch làm đường có nơi huy động một lúc 8,000 người vào công việc này. Trong khi làm các đường đó, họ phá di tích về đường biên giới, lịch sử, nhiều nơi họ đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam, chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đã lấn vào đất Việt Nam tại hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng trên 32 héc-ta, sâu vào đất Việt Nam trên 1 kí-lô-mét như khu vực giữa mốc 63-65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1-2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 kí-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2 kí-lô-mét.

7- Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác-Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.

8- Dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất.

Trên một số địa bàn quan trọng, phía Trung Quốc trắng trợn dùng lực lượng võ trang để cố đạt tới mục đích xâm lấn lãnh thổ. Tại khu vực Trà Mần-Suối Lũng (mốc 136-137) thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1953 Trung Quốc đã cho một số hộ dân Trung Quốc sang xâm cư ở cùng dân của Việt Nam, sau đó, họ tiếp tục đưa dân sang thêm hình thành ba xóm với 16 hộ, 100 nhân khẩu mà họ đặt tên Si Lũng theo tên một làng ở Trung Quốc gần đó. Tuy thế, cho đến năm 1957 phía Trung Quốc vẫn thừa nhận khu vực nầy là đất của Việt Nam. Từ năm 1957 trở đi, họ tiến hành việc dựng trường học, bắc dây truyền thanh đào hố khai thác than chì rồi ngang nhiên cắm cờ biểu thị chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Tháng 6 năm 1976, họ đã trắng trợn đưa lực lượng vũ trang đến đóng chốt để đàn áp quần chúng đấu tranh và ngăn cản việc tuần tra của Việt Nam vào khu vực này, chiếm hẳn một vùng đất của Việt Nam trên 3,2 kí-lô-mét, có mỏ than chì.

Ở khu vực giữa mốc 2-3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũng xảy ra tình hình như vậy. Năm 1967-1968, nhiều hộ người Mèo thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy sang định cư ở đây. Phía Việt Nam đã yêu cầu phiá Trung Quốc đưa số dân đó trở về Trung Quốc, nhưng họ đã làm ngơ, lại tiếp tục tăng số dân lên đến 36 hộ gồm 152 người, vào vùng nầy thu thuế, phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo này là “Sin Sài Thàng”, tên của một bản Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 3 ki-lô-mét. Mặc dù phía Việt Nam đã nhiều lần kháng nghị, họ vẫn không rút số dân đó đi, trái lại năm 1976 còn đưa lực lượng vũ trang vào đóng chốt chiếm giữ. Nay họ đã lập thêm đường dây điện thoại, loa phóng thanh, dựng trường học, tổ chức đội sản xuất, coi là lãnh thổ Trung Quốc.

9- Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (3).

Quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) cách Đà Nẵng khoãng 120 hải lý về phía đông. Phía Việt Nam có đầy đủ tài liệu để chứng minh rằng quần đảo này, cũng như quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở phía nam, là lãnh thổ Việt Nam. Từ lâu, nhân dân Việt Nam đã phát hiện và khai thác quần đảo Hoàng Sa; nhà Nguyễn đã chính thức thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ nước Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, Pháp, nhân danh nước Việt Nam, đã lập trạm khí tượng mà các số liệu được cung cấp liên tục trong mấy chục năm cho Tổ Chức Khí tượng thế giới (OMM) dưới ký hiệu Hoàng Sa (Pattle). Việt Nam đã liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là rõ rang và không thể chối cãi được.

Nhưng sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, và nhân lúc nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam và ngụy quyền miền nam sắp sụp đổ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn dùng lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Cách họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vẫn là cách họ đã dùng để lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng, nhưng với một sự phản bội hèn hạ vì họ luôn luôn khoe khoang là “hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam anh em”. Đại để sự kiện diễn biến như sau:

Ngày 26 tháng 12 năm 1973, Bộ ngoại giao Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông báo cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biết ý định của mình sẽ tiến hành thăm dò dầu lửa trong vịnh Bắc Bộ và đề nghị hai nước tiến hành đàm phán để xác định chính thức biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ

Ngày 11 tháng 1 nắm 1974, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa (tức là Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của Trung Quốc và không cho ai xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Trung Quốc trả lời phiá Việt Nam, đại ý nói: đồng ý đề nghị đàm phán về vịnh Bắc Bộ, nhưng không đồng ý cho nước thứ ba vào thăm dò, khai thác vịnh Bắc Bộ, thực tế là họ ngăn cản Việt Nam hợp tác với Nhật-bản, Pháp, Ý trong việc thăm dò, khai thác thềm lục địa Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ.

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, với một lực lượng lớn hải quân và không quân, Trung Quốc tiến hành đánh quân đội của chính quyền Sài Gòn đóng ở quần đảo Hoàng Sa và họ gọi cuộc hành quân xâm lược quần đảo này là “cuộc phản công tự vệ”.

Từ năm 1973 về trước, phía Trung Quốc đã lấn chiếm, gây khiêu khích ở nhiều nơi trên biên giới Việt-Trung. Từ khi họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, các sự kiện biên giới do họ gây ra, các vụ lấn chiếm đất đai Việt Nam ngày càng tăng:

Năm 1974: 179 vụ.

Năm 1975: 294 vụ.

Năm 1976: 812 vụ.

Năm 1977: 873 vụ.

Năm 1978: 2175 vụ.

http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4826

HOÀNG SA TRƯỜNG SA THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và năm 1994 Công Ước có hiệu lực chấp hành.

Hai nguyên tắc hướng dẫn Luật Biển là:

1. Dành cho các quốc gia duyên hải quyền đánh cá và khai thác dầu khí 200 hải lý tại vùng biển gần bờ.

2. Duy trì tự do hành hải và tự do khai thác hải sản tại biển sâu.

Sau đây là những ý niệm đại cương về các danh từ chuyên môn dùng trong Luật Biển.

Theo Toà Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Biển Lịch Sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.

Đường Căn Bản thông thường là lằn mức thủy triều xuống thấp.

Biển Lãnh Thổ (Lãnh Hải) 12 hải lý chạy từ đường căn bản ra khơi.

Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để đánh cá trùng điệp với Thềm Lục Địa để khai thác dầu khí chạy từ biển lãnh thổ ra khơi.

Đảo là giải đất thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thủy triều. Các đảo Đài Loan hay Tích Lan được quyền có quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng Sa và Trường Sa) không được hưởng quy chế này.

CÁC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có thể được giải quyết dứt khoát trên căn bản công pháp quốc tế. Tại Biển Đông Luật Pháp và Địa Lý là hai kẻ thù của Trung Quốc.

1. Các Hiệp Ước Việt-Pháp-Hoa

Năm 1884 Việt Nam ký với Pháp Hiệp Ước Patenôtre theo đó Pháp nhận bảo hộ và đại diện Việt Nam về mặt ngoại giao đồng thời cam kết bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Theo Hiệp Ước Thiên Tân ký với Pháp năm 1884, Trung Quốc từ bỏ chủ quyền (hữu danh vô thực) đối với Việt Nam, và cam kết tôn trọng các hiệp ước Việt Pháp như Hiệp Ước Patenôtre.

Năm 1887, Pháp (đại diện Việt Nam) ký với Trung Quốc Hiệp Ước Bắc Kinh để phân ranh hải phận Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam được 63% và Trung Quốc được 37%.

2. Tuyên Cáo Cairo 1943.
Trong Thế Chiến Thứ II, ba Cường Quốc Đồng Minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 nhằm tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả lãnh thổ và các hải đảo ở Thái Bình Dương đồng thời giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc. Tại Hội Nghị Cairo sở dĩ Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì Tổng Thống hay biết và nhìn nhận rằng hai quần đảo này không thuộc chủ quyền của Trung Quốc (mà thuộc chủ quyền của Việt Nam).

3. Tuyên Ngôn Potsdam 1945.
Chiếu Tuyên Ngôn Potsdam ngày 26 tháng 7, 1945 tại vùng Thái Bình Dương, để tước khí giới quân đội Nhật, Đồng Minh quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực: Quân đội Trung Hoa có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật tại vùng Bắc Vĩ Tuyến 16 (Đà Nẵng) trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Và quân đội Anh được ủy nhiệm giải giới quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 vào Nam trong đó có quần đảo Trường Sa.

Giải giới binh sĩ không phải là tiếp thu lãnh thổ. Do đó nếu Anh Quốc không có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa, thì Trung Quốc cũng không có chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa (và Trường Sa).

Vả lại nếu quả thực Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa và Trường Sa như tại Đài Loan và Bành Hồ thì Trung Quốc chỉ cần hành sử chủ quyền bằng cách tiếp thu các quần đảo này mà không cần đến các Đồng Minh Anh và Pháp phải đứng ra giải giới quân đội Nhât Bản dùm cho Trung Quốc. Cũng vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo tinh thần và bản văn của Tuyên Ngôn Potsdam 1945.

4. Hiệp Định Elysée 1949.

Năm 1947, Anh Quốc trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, Qua năm 1948, Pháp và Việt Nam ra Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam.

Và tại Paris tháng 3-1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée để trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam.

Qua tháng 4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ đã biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

Với sự thu hồi độc lập và thống nhất năm 1949,Việt Nam có tư cách để tự bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mâu, kể cả tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

5. Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951.

Mùa Xuân 1945, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh hội viên sáng lập Liên Hiệp Quốc lại họp Hội Nghị Hòa Bình San Francisco để ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản ngày 8-9-1951.

Điều 2 Hiệp Ước quyết định trao trả chủ quyền lãnh thổ cho các quốc gia đồng minh tại Á Châu Thái Bình Dương gồm 4 điểm chủ yếu như sau:

(a) Nhật Bản nhìn nhận nền độc lập của Triều Tiên. (sau khi thắng


Nga năm 1905, Nhật thiết lập chế độ thuộc địa tại Triều Tiên).


(b) )Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Kurile và


Sakhalin [để giao hoàn cho Liên Sô] (trước chiến tranh Nhật-Nga 1905 các đảo này thuộc chủ quyền của Vương Quốc Nga).


(c) Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ [để giao hoàn cho Trung Quốc] (những đảo này Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc sau chiến tranh Trung-Nhật 1895).


(d) Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa [để giao hoàn cho Việt Nam].

Đây là một quyết định hợp lý. Vì nếu Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc cũng như Đài Loan và Bành Hồ thì trong Hòa Ước San Francisco nơi Điều 2 không cần phải chia thành hai đề mục riêng biệt (c) và (d).

Vả lại trong Thế Chiến II có sự tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Pháp (đại diện Việt Nam) tại hai quần đảo này. Ngày 30-3-1939 Nhật Bản công bố đặt Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền kiểm soát của Chính Phủ Đông Kinh vậy mà Trung Quốc đã không lên tiếng phản đối. Chỉ có Bộ Ngoại Giao Pháp, nhân danh Việt Nam, đã gửi công hàm ngày 21-4-1939 để phản kháng Chính Phủ Nhật Bản. Do đó khi Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, các quốc gia tham dự Hội Nghị Hòa Bình San Francisco đã minh thị phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên chấp nhận giao hoàn cho Việt Nam hai quần đảo này.

Trước đó, ngày 5-9-1951, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đã đệ trình tu chính án để yêu cầu Hội Nghị trao trả Đài Loan, Bành Hồ, Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cho Trung Quốc. Tuy nhiên tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.

Ngày 7-9-1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên diễn đàn để công bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản kháng nào của các quốc gia tham dự Hội Nghị.

6. Hiệp Định Geneva 1954.
Năm 1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc, cùng với Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa, đã xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật vậy, theo Điều 4 Hiệp Định Geneva: “Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Liên Hiệp Pháp phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Miền Bắc) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến (Vĩ Tuyến 17) trong đó có các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 4-9-1958 Chính Phủ Trung Quốc tuyên bố mở rộng biển lãnh thổ (lãnh hải) từ 3 hải lý thành 12 hải lý. Quyết định này được áp dụng cho tất cả các hải đảo như Đài Loan (Taiwan), Bành Ho (Pescadores), Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Bản Tuyên Bố cố tình viện dẫn một số hải đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc vì tọa lạc tại thềm lục địa 200 hải lý, như Đài Loan (nằm sát Hoa Lục), Bành Ho (tại Eo Biển Đài Loan).

Ngoài ra còn cố níu kéo và nhận vơ một số hải đảo và quần đảo không thuộc chủ quyền của Trung Quốc vì tọa lạc ngoài thềm lục địa 200 hải lý, quần đảo Hoàng Sa (tại các Vĩ Tuyến 17-15, cách Hoa Lục 270 hải lý) và quần đảo Trường Sa (tại các Vĩ Tuyến 12-8, cách Hoa Lục từ 550 đến 780 hải lý).

Quyết Nghị năm 1958 của Trung Quốc chỉ là sự sao chép nguyên văn tu chính án của Liên Sô tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951. Như ta đã biết, tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.

Chiếu Tuyên Cáo Cairo 1943, Tuyên Ngôn Potsdam 1945, Hòa Ước Hòa Bình San Francisco 1951 và Hiệp Định Geneva 1954, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc mà thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy năm 1958 Chính Phủ Hà Nội không có tư cách sở hữu chủ để trao các quần đảo này cho Trung Quốc.

7. Hiệp Định và Định Ước Paris 1973.

Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris nhằm “kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Chiếu Điều 15 Hiệp Định “việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận”.

Để thi hành Hiệp Định Paris, với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, 12 bên tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam đã ký Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam ngày 2-3-1973,.

Theo Điều 4 Định Ước “các bên ký kết Định Ước này trân trọng cam kết sẽ triệt để tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.

Mặc dầu vậy, 10 tháng sau, tháng 1-1974, Trung Quốc đã huy động toàn lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, bất chấp Tuyên Cáo Cairo, Tuyên Ngôn Potsdam, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco, Hiệp Định Geneva và Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự xâm chiếm này không được luật pháp thừa nhận.

Dầu sao, chiếu Điều 77 Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải, mọi sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới đều vô giá trị và vô hiệu lực, nhất là chiếm cứ võ trang.

CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN

Năm l982 cùng với 118 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản trong Công Ước đã quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý Vùng Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá đồng thời là Thềm Lục Địa để khai thác dầu khí.

Trong khi đó, Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý và Trường Sa cách Hoa Lục 750 hải lý. Hơn nữa các quần đảo này tọa lạc tại các vĩ tuyến 17- 8 nên không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Biển Lịch Sử.

Đuối về pháp lý , Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

Lưỡi Rồng Trung Quốc là một vùng biển bao la chạy từ Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, Biển Lịch Sử Trung Quốc rộng bằng phân nửa lục địa Trung Hoa.

Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát Biển Đông Nam Á, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai), và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Bãi Natuna của Nam Dương và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Nó chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á.

Về yêu sách Biển Lịch Sử của Trung Quốc, các luật gia tại Viện Hải Học Đông Tây (Hawaii) phải kêu lên rằng: “Không có nguyên tắc hay điều khoản nào trong Công Pháp Quốc Tế cho phép Bắc Kinh đòi như vậy!”

Trung Quốc không theo luật pháp mà theo chính sách cố hữu mệnh danh là Chính Sách Đại Hán. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc ảnh hưởng Trung Quốc (từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế hay Minh Thành Tổ) sẽ mãi mãi thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Chính sách này được phổ biến trong thập niên 1950 với cuốn Cách Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc và cuốn Lược Sử Tân Trung Quốc nhắc lại những cương lĩnh và những lời tuyên bố của Mao Trạch Đông chẳng hạn như: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Hồng Kông, Macao cùng những đảo tại Thái Bình Dương như Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc”. Và sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc bằng sự chinh phục và khai hóa của văn minh chống man di (Territory once won for civilization must not be given back to barbarism: Luận Án Tiến Sĩ do Lo Chi-Kin đệ trình Đại Học Kinh Tế Chính Trị Luân Đôn 1986).

Chính Sách Đại Hán nói trên được tái phát động từ sau Hiệp Định Bàn Môn Điếm 1953 tại Triều Tiên và Hiệp Định Geneva 1954 về Đông Dương. Nó đạt tới cao điểm năm 1974 khi các lực lượng Hoa Kỳ và Đồng Minh triệt thoái khỏi Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973.

Tại vùng Biển Đông Nam Á, Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh.

Tuy nhiên vì thuyết Biển Lịch Sử chỉ là một chính sách giả tưởng hay một khẩu thuyết vô bằng, không căn cứ vào các điều khoản của các hiệp ước và công ước quốc tế, kể cả Luật Biển và Luật Tục Lệ Quốc Tế.

Vì biết rõ điều đó nên, từ thập niên 1990 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ban hành, Trung Quốc không bao giờ dám chấp nhận để Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế thụ lý những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Lo Chi-Kin, sdd).

Thật vậy, theo Tòa Án Quốc Tế The Hague, Biển Lịch Sử chỉ là nội hải.

Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982: “Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia, nằm trong đất liền, về phía bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.” (Điều 8).

Như vậy Biển Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hai ngàn cây số.

Và từ 1982 Chủ Nghĩa Đại Hán hay Chủ Nghĩa Bá Quyền Trung Quốc do Mao Trạch Đông phát động từ thập niên 1950 đã bị chặn đứng bởi luật pháp và tòa án của nhân loại văn minh.

Định Ranh Thềm Lục Địa và Xác Định Chủ Quyền Hải Đảo.

Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa, Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế và Tòa Án Quốc Tế The Hague đưa ra 10 tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề định ranh thềm lục địa và xác định chủ quyền các hải đảo.

1) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận.

Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc tại các Vĩ Tuyến 17-8 thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam, chứ không ở vùng ôn đới như Trung Hoa.

Đảo Hoàng Sa cách lục địa Việt Nam 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý. Tại vùng biển Trường Sa, bãi Tứ Chính cách lục địa Việt Nam 190 hải lý và cách Hoa Lục 780 hải lý. Đảo Trường Sa cách lục địa Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Do đó về mặt vị trí Việt Nam có ưu thế, và Tòa Án Quốc Tế sẽ cho Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

2) Diện tích các hải đảo so sánh với chiều dài bờ biển tiếp cận.

Đảo Hoàng Sa rộng 0.56km2 bằng 1/1000 đảo Phú Quốc (568km2), nên được đồng hóa vào lục địa Việt Nam. Trong khi đó bờ biển Việt Nam dài hơn 10 lần bờ đảo Hải Nam phía tiếp giáp Hoàng Sa.

3) Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Độ sâu nhất tại Hoàng Sa là 900 m và tại Trường Sa là 200 m. Trong khi đó, từ Hoàng Sa và Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu hơn 2300 m và 4600 m. Như vậy Hoàng Sa và Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển.

4) Về mặt địa chất, năm 1925, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ, Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempt, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương đã xác nhận rằng: “Về mặt địa chất các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”.

5) Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp 12 lần số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.

6) Về khí hậu và sinh thực học, tại Hoàng Sa và Trường Sa các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới Việt Nam, chứ không thấy ở vùng ôn đới Trung Hoa.

7) Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá, Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý để đánh cá về phía đông thông ra Thái Bình Dương.

8) Tại Thềm Lục Địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm tại giữa Vịnh Bắc Việt và tại khu bãi Tứ Chính phía đông nam Cà Mâu. Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa Sông Hồng Hà và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệu năm nay. Không có con sông lớn nào từ lục địa Trung Hoa hay từ đảo Hải Nam chẩy ra Biển Đông. Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục. Hơn nữa, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía đông thông ra Thái Bình Dương.

9) Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Quốc . Vì Trung Quốc còn có Biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông ra Thái Bình Dương.

10) Các tài liệu, sách báo, họa đồ hay các chứng tích lịch sử phải có tính khách quan, vô tư và xác thực. Dầu sao các tài liệu này cũng không có giá trị bằng các yếu tố khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, dân số, khí hậu, sinh thực học, và những yếu tố đặc thù về kinh tế chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng.

Về Biển Nam Hải chúng ta chỉ viện dẫn một vài tài liệu khách quan do chính người Trung Quốc biên soạn.

Tần Thủy Hoàng chia Bách Việt thành 3 Quận:

1) Nam Hải (Quảng Đông)

2) Quế Lâm (Quảng Tây), và

3) Tượng Quận (Bắc Việt)

Như vậy theo các học giả Trung Quốc, Nam Hải là tên biển của miền Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dặm về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn cho tiện nên gọi đó là Biển Nam Hoa (South China Sea). (Ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Theo cuốn Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh do các học giả Trung Quốc biên soạn tại Hồng Kông năm 1971 thì “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”.

Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì “Nam Hải thuộc chủ quyền lãnh thổ của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan”. (Đúng lý là Nam Dương ở vùng nhiệt đới thay vì Đài Loan ở vùng ôn đới).

Nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ, thì Biển Nam Hoa cũng không phải là biển của nước Trung Hoa về phía Nam.

Vì vùng biển này tọa lạc tại Đông Nam Á, nên năm 1995 trong Bản Tường Trình gửi 7 vị nguyên thủ các Quốc Gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, người viết đề nghị Khối ASEAN đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á.

Ngoài ra người viết còn đề nghị với nhà cầm quyền Việt Nam nhờ các luật gia và chuyên gia quốc tế vẽ ranh Thềm Lục Địa Địa Chất (nền lục địa) để yêu cầu Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc quyết định cho Việt Nam được nới rộng thềm lục địa từ 200 hải lý (370 km) tới mức 350 hải ly (650 km).

Sau đó đưa vụ tranh chấp Thềm Lục Địa và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra Hội Đồng Trọng Tài hay Toà Án Quốc Tế, nếu cuộc điều giải bất thành.

Từ đó đến nay đã 13 năm Chính Phủ Hà Nội vẫn án binh bất động.

Trước thái độ khiếp nhược của chính quyền, người dân Việt Nam trong và ngoài nước phải đứng lên giành lại chủ quyền lãnh thổ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời bảo vệ hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Nam Á.

Sở dĩ Trung Quốc không dám mạnh tay với Phi Luật Tân, Nam Dương hay Mã Lai vì, tại các quốc gia này, Dân sẽ đứng lên yểm trợ Chính Quyền trong công cuộc bảo toàn lãnh thổ.

Tại Việt Nam ngày nay lòng yêu nước và nguyện vọng của Dân không được biểu lộ bằng những cuộc biểu tình tuần hành. Mọi hành động biểu dương lực lượng đều bị Chính Quyền bưng bít, lên án và đàn áp.

Do đó hơn bao giờ hết, theo truyền thống đấu tranh hào hùng của Dân Tộc, chúng ta phải đòi thực hiện cho bằng được châm ngôn khuôn vàng thước ngọc của Tổ Tiên để xây dựng một chế độ dân chủ:

Lấy Dân Làm Trọng và Coi Nhẹ Chính Quyền.

(Dân vi quý Quân vi khinh)

Với một Chính Phủ của Dân, do Dân và vì Dân, chúng ta sẽ đòi lại đất đai, hải phận và các hải đảo hiện do ngoại bang cưỡng chiếm trái với Luật Pháp và Đạo Lý.



Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Trong Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền

Ai Giết Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám?

Hoàng Giang – ĐDCND


http://www.ddcnd.org/



Ngày 12 tháng 12 năm 2008 ông Thi Văn Tám, Thượng tuớng công an, đặc trách về gián điệp đã bị đột tử. Mặc dù báo đài thông tin ông tướng Tám bị "bệnh chết" nhưng các thông tin mật và những sự kiện gần đây cho thấy ông Tướng Tám đã bị thanh toán chết. Có dư luận cho rằng trên chuyến công tác bay về lại Thành phố, vừa đến nhà thì ông chết, vì uống nước bị thuốc độc trên máy bay. Tin khác cho biết ông Tướng Tám dự trù đi Thủ Đức và Bình Thuận để thăm trại giam, chuẩn bị cho màn trình diễn đặc xá tù đầu năm 2009. Trên đường đi thì bị giết, chuyến công tác phải đình hoãn và giao lại cho Thượng tướng Lê Thế Tiệm.

Việc tướng lãnh Công an gần đây bị đột tử do tranh giành quyền lực hoặc vì nhu cầu cần bịt đấu mối cũng không phải là điều ngạc nhiên. Trong giới công an, nhất là phiá Tổng Cục Tình Báo cũng đã thủ đắc nhiều phương tiện mờ ám, tài chánh và nhân sự chuyên nghiệp, nên ra tay hạ độc thủ chỉ là chuyện ‘thường ngày ở huyện”.

Trước kia, đối với phiá quân đội, hàng loạt vụ thủ tiêu đã từng xảy ra. Cái chết của những Tướng như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Vấn, Lê Trọng Tấn v.v.. đã làm cho tập thể tướng lãnh phải thần phục đảng CSVN qua cơ cấu quyền lực Tổng Cục 2 (TC2). Năm 1987, Lê Đức Anh đột nhiên lên nắm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ngay sau cái chết mờ ám của đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Sau đó, Lê Đức Anh đã chỉ thị cho Trung tướng Phan Bình phải về hưu, giao toàn bộ Cục Quân Báo cho đàn em của Lê Đức Anh. Cục Quân Báo, tức Cục 2 đổi thành Tổng Cục 2 (TC2), vừa bàn giao lại nhiệm vụ thì Trung tướng Phan Bình cũng bị giết chết ngay.

Nhân Tướng Tám bị đột tử, đang trong vòng “nghi vấn”, tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện Trung tuớng Phan Bình, Cục trưởng Cục An ninh Tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đã bị giết chết bất đắc kỳ tử. Đêm 13 tháng 12 năm 1987, tại nhà nghỉ Cục 2, số 30 Lê Qúy Đôn, TP Hồ Chí Minh khi Tướng Phan Bình từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để thăm viếng bạn bè, các đầu mối quen biết cũ, thì bị ám sát chết. Tướng Phan Bình cũng giống như Tướng Thi Văn Tám, cả hai đều nắm chuyên nghành tình báo. Có khác chăng là Tướng Bình thuộc quân đội và đã nghĩ hưu sau khi bàn giao hết các nhiệm vụ lại cho cục trưởng mới – Tư Văn, thì bị giết để bịt đầu mối mà theo dư luận cho rằng đây là đòn hạ thủ của Tổng Cục 2 (TC2).

Sau cái chết của Trung tướng Phan Bình, Tổng Cục 2 đã báo cáo lên TW đảng CSVN là vì “đồng chí Phan Bình bệnh tâm thần nên đã tự sát”. Dù vậy, giới tình báo quân đội và nhiều lãnh đạo Đảng không thuộc cánh TC2 đều biết Trung Tướng Phan Bình đã bị giết, TC2 tạo dựng chứng cứ giả để bưng bít, lưà dư luận. Điều này, Trung tướng Quân đội, Uỷ viên Trung ương Đảng như Lê Văn Hiền, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Minh Châu v.v…cũng đều xác nhận như vậy.

Theo báo cáo của TC2 thì “đồng chí” Phan Bình đã tự sát. Nhưng theo lời thuật của Tướng Nguyễn Minh Châu, tư lệnh quân khu 7 thì báo cáo đó không đúng sự thực. Trung tướng Phan Bình bị giết chết đêm 13 tháng 12 năm 1987, trong tư thế ngã sấp trước phòng khách, sát thủ bắn ngay đầu, toác một lỗ thủng rất rộng, chứng tỏ người bắn ở cự ly gần, quen biết và tiếp cận Tuớng Phan Bình rồi bất ngờ rút súng bóp cò nên Tướng Bình trở tay không kịp. Hơn nữa, sau khi bàn giao lại nhiệm vụ Cục trưởng Cục An ninh Tình Báo cho Tư Văn, Tướng Bình đã bị lấy lại súng ngắn, nhẽ ra ở cương vị của ông phải có súng để phòng thân. Điều này sát thủ đã được thông báo trước nên an tâm, ra tay gọn nhẹ.

Tàn bạo hơn nữa là sau khi Tướng Phan Bình bị giết, một tháng sau, con trai của ông, sỹ quan trong quân đội cánh quân báo, phát giác cái chết của cha mình do bị “ám sát” thì cũng chết một cách mờ ám khi bị ép đưa vào bệnh viện lý do ‘tâm thần’. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, cả bố lẫn con Tướng Phan Bình bị giết chết với những thủ đoạn tàn ác, mờ ám và bất chấp dư luận. Cái chết của cha con Tướng Phan Bình đã làm cho cánh quân đội, nhất là sỹ quan cao cấp trong Cục An Ninh Tình Báo (Quân Báo) rúng động, hoảng sợ, gieo rắt không khí khủng bố bao trùm lên các lãnh đạo quân đội có liên hệ với Tướng Phan Bình.

Chính TC2 đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ký pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP, điều 21, chương 2 như sau: “Tổng cục tình báo (TC2) thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, …”…. để hoàn thành nhiệm vụ của TC2 kể cả “ám sát”.

Đối với ai còn xa lạ về vai trò, thế và lực của TC2 thì cũng nên nhắc laị, Tổng Cục 2 hay goi là TC2 nằm dưới quyền thống trị của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh. TC2 với khả năng tài chánh vô hạn, gần bằng nửa ngân sách của Bộ Quốc Phòng, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt mục đích từ mua chuộc với các chức vụ có bổng lộc, gái, tham nhũng, hủ hoá v.v.. để khống chế cho đến đe doạ, sẳn sàng hạ thủ lấy tính mạng của đối thủ, không chỉ một người mà luôn cả gia đình, dòng họ.

TC2 là một tập đoàn có tính gia đình trị bao gồm cựu Tổng cục trưởng Trung tướng Vũ Chính, bố vợ của Nguyễn Chí Vịnh, Đại tướng Lê Đức Anh, là bố nuôi của Nguyễn Chí Vịnh. Vì vậy, nói đến TC2 tức là nói đến quyền lực của Lê Đức Anh, trải rộng ở trong quân đội và lan tràn ra các cơ quan Đảng khác như Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao, Văn phòng Thủ Tướng, Chính phủ v.v…để cài cắm người, nắm tin tức tình báo và thi hành độc thủ khi cần.

Dưới chế độ CS, việc thủ tiêu, ám sát, đầu độc là chuyện nhỏ. Với chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, đảng CSVN sẳn sàng làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu, không những đối với các chiển sĩ dân chủ mà ngay cả trong nội bộ của họ nữa. Không ai hiểu rỏ điều này bằng chính Lê Đức Anh, kẻ đã ra lệnh cho TC2 hạ thủ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, khi Lê Đức Anh lên cơn đau tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, Lê Đức Anh đã cương quyết không uống thuốc vì sợ có kẻ lén bỏ thuốc độc.

Đến nay, dư luận vẫn không giải thích được lý do tại sao Tướng Phan Bình bị giết? Ông đã nắm những thông tin gì có hại cho TC2 đến nổi vừa bàn giao xong nhiệm vụ cho Cục Trưởng mới thì bị Lê Đức Anh ra lệnh giết ngay. Đối với Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám cũng vậy? Nhiều câu hỏi đặt ra qua cái chết đột tử của ông? Lý do gì Tướng Thi Văn Tám bị chết? Ai giết? tranh giành điều gì? Che đậy cái gì? TC2 hay thế lực nào khác?

Từ lâu, Bộ Công An và TC2 đã không ưa nhau, tranh dành quyền lực, ảnh hưởng và vây cánh, tìm cách hạ độc thủ nhau. TC2 đã nhiều lần chặt hết vây cánh của Bộ Công An, phải chăng lần này cũng là một đòn “tiên hạ thủ vi cường” của TC2 đối với Bộ Công An?

Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 2008

Những di dân mới của Trung Quốc ở Đông Dương

Thanh Thủy

Bài đăng ngày 19/12/2008 Cập nhật lần cuối ngày 19/12/2008 18:57 TU

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1949.asp


Điểm báo _ RFI

Mặc dù Trung Quốc đứng hàng thứ tư trên thế giới về mặt kinh tế, làn sóng di dân từ nước này sang ba nước Đông Dương vẫn tiếp diễn như vào thế kỷ trước. Nhưng tờ Le Monde nhấn mạnh là lần này họ đến từ các tỉnh nằm ở phía trong như Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam và họ được gọi là những tân di dân sang lập nghiệp tại hai nước Lào và Cam Bốt và luôn cả Việt Nam. Đặc biệt là họ được hưởng chính sách mở cửa thương mại và chính sách hỗ trợ khá rộng lượng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.

Le Monde nói rõ thêm là đường lối của Bắc Kinh không phải là không có ý đồ. Ở biên giới Lào – Trung, tại một khách sạn sang trọng với những sòng bạc ngộp mù khói thuốc lá và với đa số khách hàng là người Hoa, một thanh nniên Trung Quốc, đến từ Vũ Hán và phục vụ tại sòng bạc với một đồng lương không phải là cao, cho biết là anh có ý định định cư tại thủ đô Viên Chăng và dựng lên một cửa hàng bán quần áo, vì tại Trung Quốc có quá nhiều cạnh tranh. Một tân di dân khác, đến từ tỉnh Tứ Xuyên, tuyên bố với hai đặc phái viên của Le Monde tại Lào và Cam Bốt rằng anh sang Lào để tìm kiếm sắt và đồng.

Theo cô Danielle Tân, một sinh viên đang làm luận án tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu quan hệ Quốc tế (CERI) thuộc Viện chính trị học Paris (Sciences Po), thì đặc điểm của đợt di dân mới này là họ đi bằng đường bộ và thường xuyên đi lại giữa Lào và Trung Quốc. Họ thuộc thành phần nghèo nhất, sang đây tìm vận may. Họ thường để lại quê nhà một phần gia đình. Tương lai của họ ở Lào không phải là xán lạn nhưng cũng còn đỡ hơn là ở Trung Quốc.

Vẫn theo cô Danielle Tân, vốn xuất thân từ cộng đồng người Hoa lập nghiệp tại Cam Bốt và sau đó sang Pháp tị nạn, xưa kia những người di dân Trung Quốc chủ yếu đến từ các tỉnh ở vùng bờ biển phía Nam. Những người này không nói tiếng quan thoại và họ tập hợp thành năm hội đoàn : Quảng Đông, Phước Kiến, Tiều Châu, Hải Nam và Hakka . Họ bị cắt đứt liên hệ với mẫu quốc sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc không còn cho phép họ gửi về quê hương thi hài của thân nhân.

Khuyến khích phát triển các nước láng giềng để bảo đảm an ninh biên giới.

Bài phóng sự trên tờ Le Monde cho biết là tại Cam Bốt, 3000 héc-ta ở một vùng được chính quyền bảo vệ gần đây đã được nhượng lại cho một doanh nhân Trung Quốc để khai thác du lịch. Theo một nhà đầu tư ngoại quốc ở Phnom Penh, rõ ràng là thủ tướng Hun Sen kêu gọi và đề cao các dự án đầu tư của Trung Quốc. Còn theo một doanh nhân Trung Quốc, hiện đang đầu tư vào một dự án trồng một loại lúa lai tạo và trồng hoa hồng để xuất khẩu tại một địa điểm gần Viêng Chăn, chính sách của Trung Quốc là bảo đảm sự ổn định ở vùng biên giới. Cho nên Bắc Kinh khuyến khích sự phát triển kinh tế của các nước láng giềng.

Tiếp tục mô hình xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của Trung Quốc

Cũng liên quan đến Trung Quốc, lễ kỷ niệm 30 năm cải tổ kinh tế do ông Đặng Tiểu Bình phát động được nhiều báo Pháp đưa tin. Tờ Le Figaro cho biết là trong bài diễn văn, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhắc lại những thành quả, sau ba thập niên cải tổ, của nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và hiện nay đang đối phó với kết quả tích cực trước cuộc khủng hoảng thế giới. Ngoài ra chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại sự gắn bó của ông đối với mô hình phát triển kinh tế và chính trị. Đồng thời ông xác định lại những giá trị của « chủ nghĩa xã hội với những đặc thù của Trung Quốc » và ông khẳng định là Bắc Kinh sẽ không bao giờ bắt chước mô hình chính trị của phương Tây. Theo Le Figaro thông điệp hôm qua của ông Hồ Cẩm Đào rất là rõ : luôn luôn cải tổ nhưng không chấp nhận những sáng kiến ngông cuồng, đi trật hướng.

Ba mươi năm cải tổ làm gia tăng cách biệt giàu nghèo

Tờ nhật báo Cộng sản L’Humanité, trong hàng tựa, nói đến ba thập niên đã thay đổi bộ mặt của Trung Quốc và của thế giới. Với một tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10%, cuộc cải tổ đã giúp cho gần 300 triệu người ở Trung Quốc thoát khỏi tình trạng nghèo khổ với thu nhập không đến một đôla mỗi ngày. Cuộc cải tổ này cũng cho phép hình thành một tầng lớp trung lưu.

Thế nhưng, trong thời gian 30 năm vừa qua, sự chênh lệch về thu nhập chưa bao giờ lại lớn như vậy, dẫn đến những mâu thuẫn trầm trọng. Cộng thêm vào đó là một tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm, tại nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra và những vụ tai tiếng về sản phẩm thiếu an toàn.

Theo sử gia Uông Huy, một nhân vật được tờ L’Humanité giới thiệu như là một trong những gương mặt lãnh đạo cánh tả mới ở Trung Quốc, mọi người đều công nhận sự khó khăn của chính quyền trung ương để áp đặt các chính sách với cấp địa phương. Việc đầu tiên phải làm, đối với ông Uông Huy, là mở ra một không gian để dân chúng có thể thực hiện quyền tự do phát biểu và thảo luận. Kế tiếp phải thiết lập một hệ thống cho phép bảo vệ các quyền lợi xã hội và cho phép giới công nhân thành lập hội đoàn. Ông Uông Huy xem đó là chìa khoá để bảo đảm công lý trong xã hội.

Nga: Công nhân được trả lương bằng hải sản

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nga cũng không thể nào thoát khỏi được. Từ Matxcơva, thông tín viên của tờ Libération đưa tin là trên Internet các nhà du hành không gian cyber kể lại cuộc sống tại nơi làm việc với những người đồng nghiệp vắng mặt vì bị sa thải và không khí làm việc thiếu hào hứng vì không có lương. Tại một thành phố ở vùng Siberi, công ty Khladko buộc phải trả lương cho công nhân bằng hải sản và caviar, món trứng cá đắt tiền và được giới thượng lưu ở phương Tây ưa chuộng. Còn những ai chọn xin nghỉ việc thì được bồi thường 18 kí-lô caviar. Chính quyền Nga tiếp tục ra sức che giấu là nền kinh tế bị khủng hoảng, nhưng cũng báo động là mùa đông này sẽ rất khắc nghiệt.

Diều Hâu Vào Biển Đông

(Trung Quốc tiến gần tới chiếm đoạt Biển Đông, Đảng Cộng Sản Việt Nam cắt Đất, nhượng Biển để giữ Chế độ).

Vũ Hải Đăng - ĐDCND

http://www.ddcnd.org/


Diều hâu

Ẩn sau sự hữu hảo bề ngoài giữa bang giao hai nước, luôn có những âm mưu đen tối. Lịch sử Việt Nam có nhắc đến một sự việc như vậy, đó là mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ.

Tương truyền, Trọng Thuỷ là “gián điệp” của Bắc Triều sang nước ta, được Vua An Dương Vương tin dùng, gả nàng Mị Châu làm vợ. Trọng Thuỷ ăn cắp kỹ nghệ chế tác vũ khí của nước Âu Lạc. Do đó mà quân của An Dương Vương đã để thua quân Triệu Đà, khiến cả Hoàng tộc bị giặc truy sát.

Khi nàng Mị Châu và Vua cha chạy đến cùng đường (biển Nghệ An), Thần Kim Quy hiện lên nói: “Giặc ở ngay sau lưng nhà Vua đó”. An Dương Vương quay lại thấy nàng Mị Châu, hiểu ra sự việc, ông liền rút gươm chém đầu nàng, rồi ông tự vẫn.

Đó là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, có thể thấy câu truyện đó là hư cấu của sự kiện có thật trong lịch sử. Qua đó chúng ta thấy bọn Bắc Triều luôn mang dã tâm xâm lược, thôn tính nước ta, chúng luôn theo đuổi chiến lược diều hâu.

Lịch sử Đảng CSVN tô hồng chiến công “giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”, bên cạnh đó họ ca ngợi Liên Xô, Trung Quốc là những đồng minh, những người bạn tốt nhất của cách mạng Việt Nam..!

Những cuộc “đi đêm” giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, những ký kết cắt đất, nhượng biển giữa hai nhà cầm quyền Cộng sản, và những phi vụ “gián điệp”, “mua chuộc” giới lãnh đạo mà Trung Quốc tiến hành ở Việt Nam v.v… tất cả đều bị sử Đảng xóa dấu vết, chúng được đánh bóng thành những lời đường mật về "16 chữ vàng" và "4 tốt"…

Mang đất đai, biển cả của Tổ tiên dâng cho ngoại bang, hoặc vì nhu nhược ươn hèn mà để mất đất đai, biển cả vào tay giặc, thì sử sách sẽ ghi tên những kẻ đó vào tội bán nước, phản quốc. Và con cháu đời đời sẽ bêu rếu tên bọn chúng, như đã bêu rếu: Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, và nay là Đỗ Mười, Lê Đức Anh…

Biển Đông

Nhóm lãnh đạo chóp bu: Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng tiếp tục mắc mưu Trung Quốc, họ ham mồi nên đã mắc câu:

Sự kiện Công an Cộng sản Việt Nam đàn áp phong trào yêu nước của giới Trí thức, Học sinh, Sinh viên và Văn nghệ sĩ: đe dọa, bắt bớ những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hồi cuối năm 2007, đầu năm 2008. Gần đây, bức xúc trước việc Trung Quốc gây sức ép buộc Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và BP của Anh phải rút khỏi dự án hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí ở vùng biển Trường Sa. Tiếp đó, Trung Quốc công bố “dự án vĩ đại” thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng nước sâu ở Biển Đông của Việt Nam trị giá gần 30 tỷ USD, nhiều người dân Việt Nam đã bày tỏ sự bức xúc, căm phẫn, kêu gọi sự đồng thuận toàn dân trước nguy cơ mất nước, nhưng họ không nhận được sự đồng tình, ủng hộ nào từ phía Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ngược lại, họ đã bị sách nhiễu, đe dọa, thậm chí bắt bớ giam giữ.

Nhiều người dự đoán sau Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ “rảnh tay” để tiến xuống phía Nam . Sự thật là Cộng sản Việt Nam biết được âm mưu đó của Bắc Triều, họ thực hiện một loạt chuyến ngoại giao con thoi sang Mỹ, EU, Nga, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á, nhằm tăng cường hợp tác quân sự, tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này đối với vấn đề Biển Đông.

Trong lần đến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Negroponte, khi trả lời Báo chí liên quan đến vấn đề Biển Đông và sự tham gia hợp tác khai thác dầu khí của các công ty Mỹ, Thứ trưởng Negroponte cho rằng: "Chúng tôi tin những tranh chấp như thế này phải được xử lý hòa bình, theo những cách thức không đưa đến việc chiếm đoạt", ông Negroponte nhấn mạnh.

Sự ủng hộ đó của Mỹ không đủ cứu Việt Nam, vì nhóm lãnh đạo chóp bu trong Đảng CSVN đã mắc mưu Trung Quốc, một âm mưu thâm độc đã được các thế hệ lãnh đạo của Đảng CSTQ liên tục thực hiện, đó là mưu kế “Rút củi đáy nồi”: gián điệp, mua chuộc, phân hóa tiến tới làm tan rã Đảng CSVN, làm suy yếu nước ta, tạo thời cơ cho việc chiếm đoạt mọi nguồn lợi trên Biển Đông và tài nguyên quốc gia của Việt Nam. Mọi sự kiện đã nói lên tất cả.

Khách biến thành Chủ

Bằng chứng lịch sử và Cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền quốc gia, điều này có nghĩa lý gì khi chúng ta yếu: lý lẽ thuộc về kẻ mạnh, nó chỉ dùng trong trường hợp cần sự phân xử từ một nước, hay một thế lực trung gian. Còn trong cuộc đối đầu giữa dân tộc ta và ngoại xâm phương Bắc từ hàng ngàn năm nay, chỉ có một nguyên tắc duy nhất được cha ông ta áp dụng, đó là: “Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông của Tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc, thì tội phải tru di – Lê Thánh Tông”.

Do cách tuyên truyền mị dân của Nhà nước Cộng sản Việt Nam , nên nhiều người nghĩ rằng “Các chiến sĩ hải quân Việt Nam vẫn vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đất liền luôn hướng tới Trường Sa, gửi gắm các anh những tình cảm yêu thương, chia sẻ, động viên…”. Họ quên mất rằng, chủ quyền quốc gia phải là quá trình xác lập, khẳng định liên tục qua hoạt động Kinh tế, Ngoại giao và Quân sự.

Một nhà nghiên cứu đã viết: Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam , đơn phương công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ USD. Trên thực tế, họ đã từng bước thiết lập chủ quyền tại đây, dù không có cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử.

Đó là chính sách “Tằm ăn lá dâu” (lấn chiếm dần đến hết) mà Trung Quốc đã thực hiện rất tốt. Chúng ta thử hình dung: Trung Quốc từng bước cho xây dựng các Giàn khoan trên Biển Đông, với sự bảo vệ của nhiều Tàu chiến, trước sự phản ứng yếu ớt của Việt Nam, các Giàn khoan đó mọc lên sừng sững, tung bay phất phới cờ đỏ sao vàng Trung Quốc. Lúc này, Khách biến thành Chủ, họ kẻ xâm lược, ngang nhiên dẫm đạp trên linh hồn Tổ tiên ta, còn chúng ta, đứng trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ tiên mà như đứng trong phòng Khách của người láng giềng Trung Quốc.

Các Ngư dân Việt Nam nếu vô tình “xâm phạm” lãnh hải do Trung Quốc chiếm đoạt, nơi mà cha ông ta vẫn thường xuyên qua lại và đánh bắt hải vật, nơi biết bao người con Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nơi linh hồn Tổ tiên ta còn nằm lại cùng biển cả mênh mông, thì họ bị đối xử bằng bạo lực, bằng súng đạn của kẻ thù. Cái chết đến với họ rất đau đớn. Nhưng cái chết đó khiến người sống còn đau đớn hơn gấp nhiều lần.

Tất cả đều bị Lịch sử Đảng CSVN, bộ máy tuyên truyền của Đảng CSVN bưng bít, giấu giếm. Họ đã giấu đi một sự thật lịch sử, rằng Đảng CSVN chưa bao giờ Thống nhất trọn vẹn giang sơn bờ cõi. Hoàng Sa, Trường Sa và một phần biên giới phía Bắc đang bị lấn chiếm dần, và trên thực tế đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Trên mặt trận tuyên truyền, tâm lý chiến, Trung Quốc đã thắng Việt Nam , họ ghi điểm rất ngoạn mục.

Chiến lược ngoại giao diều hâu của Trung Quốc

Ngoại giao Chính trị, Trung Quốc mua chuộc, phân hóa được giới lãnh đạo Việt Nam . Ngoại giao Kinh tế, Trung Quốc khống chế, chi phối, lũng đoạn nền Kinh tế Việt Nam . Ngoại giao Văn hóa, Trung Quốc thực hiện chiến lược "Hán Hóa" và "Nô dịch tư tưởng" thông qua phim ảnh, văn học - nghệ thuật…

Đảng, chính quyền Cộng sản Việt Nam cùng với quân đội của nó sẽ gục ngã, tan rã nhanh chóng trước sức mạnh của Đế chế Cộng sản Trung Hoa, nếu nó không biết dựa vào sự đoàn kết, đồng thuận toàn dân. Sự thật, con diều hâu Trung Quốc đang quắp móng vuốt vào đất mẹ Việt Nam, dòng máu căm hờn đang chảy sôi sục trong trái tim Việt Nam .

Hành động bán rẻ chủ quyền quốc gia, danh dự Tổ Quốc, tự trọng Dân tộc của Cộng sản Việt Nam là không thể biện minh được, nó chỉ có thể được giải thích rằng: Bọn quan chức đội lốt Cộng sản, phản bội Chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho Bắc Triều, bọn chúng cần giữ Chế độ này, giữ Đảng CS hơn giữ Nước.

Ngược lại, Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã phản bội lý tưởng Cộng sản. CNXH đặc sắc Trung Quốc thực chất là Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, Chủ nghĩa Bá quyền nước lớn, theo đuổi chính sách diều hâu: ăn cướp, bòn rút, bắt nạt các nước yếu.

Bi kịch của Dân tộc Việt Nam bắt đầu từ đây, một Học thuyết với tên gọi “Quốc tế Vô sản” (Tinh thần Vô sản quốc tế). Khi truyền vào Trung Quốc nó bị “Hán Hóa”, được Mao Trạch Đông giải thích thành “Thuyết Ba Thế giới”. Đặng Tiểu Bình kế thừa và phát triển thành “Thuyết Đông-Tây Nam -Bắc” trong bối cảnh mở cửa hội nhập.

Nếu như Thuyết Ba Thế Giới phân thế giới làm ba: Những nước giàu, nước nghèo và những nước đang thoát nghèo để đi lên khá giả, trong đó có Việt Nam . Còn Thuyết Đông-Tây Nam -Bắc thì phân thế giới theo địa lý: Phương Bắc giàu có, Phương Nam nghèo đói. Phương Tây là các cường quốc phát triển, còn Phương Đông là các nước đang phát triển. Có thể thấy, Trung Quốc đã loại bỏ đối đầu Ý thức hệ giữa “hai phe”, họ sẵn sàng quan hệ với tất cả các nước, tất cả vì mục tiêu phát triển, vì lợi ích quốc gia.

Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã vượt qua Chế độ Xã hội và Hình thái ý thức Xã hội: “Xét về quan hệ ngoại giao, chủ yếu cần xuất phát từ bản thân lợi ích chiến lược của nước mình… Không nên so đo, e ngại về sự khác biệt trong Chế độ Xã hội và Hình thái ý thức Xã hội”.

Vậy là xét về bản chất, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam là: “Vừa kết bạn, vừa không quá thân, không liên minh, cũng không thù địch”. Trung Quốc không đứng đầu một Khối đồng minh nào, tự họ trở thành một cực trong Thế giới đa cực. Trên bàn cờ Ngoại giao Trung Quốc, Việt Nam có ý nghĩa khá quan trọng, nước ta là “Tấm lá chắn đỏ” ngăn chặn Trào lưu Dân chủ hóa từ phương Nam , là bàn đạp để Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á.

Trung Quốc đã vờn cho Việt Nam mệt nhoài, lúc thì vuốt ve, lúc thì dùng vũ lực, vừa không cho Việt Nam có cơ hội thân phương Tây để phát triển, vừa khiến Việt Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài ở nước ta, làm cho đất nước ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc và Thế giới.

Sau 30 năm Trung Quốc cải cách mở cửa và theo đuổi chiến lược ngoại giao diều hâu, họ đã đạt được những thành công lớn. Giờ đây, Việt Nam không còn là đối thủ xứng tầm, đã tụt hậu quá xa, sự chênh lệch về trình độ phát triển, về Kinh tế và Quốc phòng của Việt Nam so với Trung Quốc đủ lớn để họ tiếp tục thực hiện giai đoạn hai của chiến lược diều hâu, đó là “Tiến vào Biển Đông, kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á, tạo thế ảnh hưởng đối trọng với Mỹ và Nga”.

Con bồ câu Cộng sản Việt Nam vẫn còn bàng hoàng sửng sốt, họ không hiểu vì sao Trung Quốc, một quốc gia cùng theo lý tưởng XHCN, từng đứng về phe Cộng sản, lại trở mặt xưng bá Thiên Hạ, quay lại ăn hiếp, bắt nạt người anh em nhỏ bé cũ.

Trói buộc Ý thức hệ làm giảm sức mạnh Dân tộc

“Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN”, đây là một câu khẩu hiệu hết sức phản động. Tổ quốc Việt Nam ta, nơi quê cha đất mẹ, một đất nước có bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm. Còn cái gọi là XHCN, hay CNXH khoa học Mác - Lênin, đó chỉ là một Học thuyết ra đời cách đây chưa đầy 200 năm tại Châu Âu, nó chỉ tồn tại trên giấy tờ, chứ chưa bao giờ xuất hiện trên cõi đời.

Từ khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ, nước ta tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nhưng chưa bao giờ bị lệ thuộc vào Ý thức hệ Trung Hoa. Cha ông ta luôn tạo cho mình một ý thức dân tộc mang bản sắc riêng. Thời Nhà Lý, Vua Lý Thánh Tông đặt Quốc hiệu Đại Việt, có ý muốn nước Nam ta sánh ngang hàng với Đại Tống ở phương Bắc. Thời Nhà Trần, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại Yên Tử, sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm mang bản sắc Đại Việt…

Sống bên cạnh một nước đầy tham vọng như Trung Quốc, cha ông ta đã khéo léo vận dụng sách lược mềm dẻo, nhưng kiên quyết trong những vấn đề mang tính nguyên tắc: tiếp thu có chọn lọc Văn minh và Ý thức hệ Trung Hoa, tạo dựng bản sắc Văn hóa Đại Việt, nhờ đó đã giữ vững biên cương phía Bắc, mở rộng bờ cõi xuống phương Nam, và tiến ra Biển Đông.

Ý thức hệ Trung Hoa, coi Vua (Hoàng Đế) là Thiên Tử, quyền lực Hoàng Đế lớn như Trời (Thiên Triều). CNXH đặc sắc Trung Quốc, thực chất là một biến tướng của Chủ nghĩa Mác, nó đã bị Hán Hóa, được biểu hiện ra với đầy đủ bản chất tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Ý thức hệ Trung Hoa.

Trung Quốc đã biến hình thành Chủ nghĩa Bá quyền, Đế quốc Thực dân kiểu mới, con quái vật ghê sợ đó đang hút máu, bóc lột tận xương tủy các dân tộc bé nhỏ ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Bọn Bá quyền Trung Quốc trói buộc các dân tộc mà nó xâm chiếm vào một “quỹ đạo” chết người, quỹ đạo của sự Độc tài, Lệ thuộc, Trì trệ và yếu nghèo mà Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Trong mỗi chuyến đi Ngoại giao sang Trung Quốc, các nhà Lãnh đạo của Việt Nam luôn nhận được lời căn dặn, đúng hơn là lời đe dọa: “Trung Hoa – Việt Nam , Sơn Thủy Tương Liên, Văn Hóa Tương Thông, Lý Tưởng Tương Đồng, Vận Mệnh Tương Quan”.

Lý Tưởng Tương Đồng, Vận Mệnh Tương Quan, ở đây là Lý tưởng XHCN và Vận mệnh của hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam . Một lời đe dọa trắng trợn, ý nói sự tồn vong của Đảng CSVN phụ thuộc vào Đảng CSTQ, Trung Quốc mà đổi màu, thì Việt Nam cũng đổi màu theo.

Thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc

Trung Quốc tiến gần tới chiếm đoạt Biển Đông, Cộng Sản Việt Nam cắt Đất, nhượng Biển để giữ Chế độ. Bất cứ ai chống Trung Quốc xâm lược là chống Đảng CSVN. Sự thật là những người biểu tình chống Trung Quốc đều bị kết tội gây rối, bị chụp mũ là có thế lực bên ngoài kích động, lợi dụng.

Người dân có quyền được nói lên chính kiến của mình, có quyền được biết, được đòi hỏi sự công khai, minh bạch về đường lối, chủ trương của Nhà nước đối với vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng họ chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ.

Không ai biết những cuộc “đi đêm” giữa hai Chính quyền Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc sẽ dẫn đến tấn thảm kịch ghê sợ như thế nào, tương lai của Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam sẽ ra sao, và việc mất nước có phải chỉ còn là vấn đề thời gian?

“Giặc ở ngay sau lưng nhà Vua đó”, câu truyện lịch sử này nhắc chúng ta ghi nhớ, cảnh giác trước âm mưu thâm độc của ngoại xâm phương Bắc, tỉnh táo trước chiến lược diều hâu của Bắc Triều. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất nước từ chính giặc nội xâm: Phe thân Tàu trong Trung ương Đảng CSVN và các Gián điệp Trung Quốc cài cắm tại Việt Nam .

“Quân đội ta Trung với Đảng”, lời thề này không có ý nghĩa gì trong thời điểm hiện nay, khi mà Đảng CSVN đã đưa đất nước đi vào quỹ đạo lệ thuộc bởi Trung Quốc, bị trói chặt vào đó.

Muốn thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, Việt Nam không còn con đường nào khác, ngoài con đường Dân chủ hóa.

Việt Nam, ngày 18-12-2008

Saturday, December 20, 2008

Việt Nam sẽ phóng vệ tinh quan sát vào năm 2012 ?

DCVOnline – Tin ngắn


Việt Nam đang có kế hoạch phóng vệ tinh quan sát trái đất (remote sensing satellite) đầu tiên vào năm 2012. Thông báo trên được ông Nguyễn Khoa Sơn, chủ nhiệm chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ đưa ra tại diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Regional Space Agency Forum, APRSAF-15) diễn ra tuần trước tại Việt Nam.

Vệ Tinh VNREDSAT-1

Vệ tinh mới của Việt Nam sẽ có tên VNREDSAT-1, được trang bị các thiết bị quang học để chụp các bức ảnh về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai với độ phân giải cao. Tổng kinh phí dự kiến cho công trình này sẽ là 70 triệu đô la. Số tiền này sẽ dùng cho việc chế tạo, phóng vệ tinh, xây dựng trạm điều khiển từ mặt đất (ground station), chuyển giao công nghệ và huấn luyện chuyên viên. Kinh phí cho dự án này sẽ đến từ vốn ODA. Việt Nam đang tìm vốn và giúp đở về kỷ thuật từ các đối tác nước ngoài để việc nghiên cứu tính khả thi của dự án được bắt đầu trong tương lai gần.

Ông Sơn nói: “Khi vệ tinh VNREDSAT-1 đi vào hoạt động vào năm 2012, Việt Nam sẽ tự chụp các hình ảnh mặt đất từ không trung để tăng khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”. Hiện nay Việt Nam phải mua các bức ảnh vệ tinh từ các nước khác để dùng vào việc dự báo thời tiết, bảo vệ môi trường và nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên.

Trọng lượng dự tính của vệ tinh VNREDSAT-1 sẽ là 150 kilograms. Như vậy vệ tinh này được sếp vào loại các vệ tinh nhỏ (microsatellites). Vệ tinh này sẽ hoạt động 5 năm trên quỹ đạo (five-year life expectancy).


Đến Năm 2020 sẽ có 3 vệ tinh

Ông Sơn nói thêm: “Việt Nam có thể sẽ có 3 vệ tinh vào năm 2020, trong đó bao gồm một vệ tinh quang học (optical satellite – DCVOnline: VNREDSAT-1) và một vệ tinh thám sát (radar satellite). Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực và chủ động trong việc chế tạo vệ tinh thứ ba. Chiến lược lâu dài của khoa học vũ trụ Việt Nam là làm chủ công nghệ chế tạo, dù cần những kế hoạch dài hạn và cụ thể và đầu tư rất lớn”.
Vào tháng Tư năm nay Việt Nam phóng thành công vệ tinh viễn thông VINASAT-1, nhưng vệ tinh này là một vệ tinh do Việt Nam thuê các công ty nước ngoài chế tạo và phóng lên. Vệ tinh VINASAT-1 dùng mẫu vệ tinh A2100A của công ty Lockheed Martin

của Mỹ, hệ thống điều khiển từ mặt đất đặt tại hai trạm ở Hà Tây và Bình Dương do công ty Integral Systems của Mỹ đảm trách, còn vệ tinh thì được phóng lên bằng rocket Ariane 5 của công ty Arianespace của Pháp. Tổng số kinh phí cho VINASAT-1 là 300 triệu đô la và vệ tinh này hoạt động từ 12 đến 15 năm trên quỹ đạo.

So với các quốc gia trong khu vực

So với các quốc gia trong khu vực đông nam Á thì Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên làm chủ vệ tinh nhân tạo. Ngoại trừ các nước Campuchia, Lào, Brunei, Myanamar và Đông Timor thì các nước khác trong khu vực đều có vệ tinh nhân tạo. Số vệ tinh nhân tạo hiện đang hoạt động của các nước trong khu vực là: Indonesia 5 chiếc, Thái Lan 5 chiếc, Malaysia 3 chiếc, Philippines, Singapore và Việt Nam mỗi nước một chiếc; Indonesia, Thái Lan và Malaysia còn sở hữu chung một vệ tinh khác. Trong khu vực đông nam Á, chỉ có Indonesia và Malaysia là chế tạo được vệ tinh riêng. Vệ tinh của hai nước này chế tạo đều thuộc loại microsatellite. Indonesia chế tạo vệ tinh Lapan-Tubsat và phóng lên quỹ đạo vào tháng Giêng năm 2007, còn Malaysia thì phóng vệ tinh TiungSAT-1 do chính nước này chế tạo vào tháng 9 năm 2000.


© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn:
— Tin về VNREDSAT-1
Vietnam To Launch First Remote Sensing Satellite By 2012, Xinhua News Agency
http://www.spacemart.com/reports/Vietnam_To_Launch_First_Remote_Sensing_Satellite_By_2012_999.html
Vietnam to launch second satellite by 2012, Tuoi Tre, Lao Dong
http://www.thanhniennews.com/education/?catid=4&newsid=44647
— Danh sách các vệ tinh đang hoạt động:
UCS Satellite Database
http://www.ucsusa.org/nuclear_weapons_and_global_security/space_weapons/technical_issues/ucs-satellite-database.html
— Vệ tinh do Malaysia and Indonesia tự chế:
First Indonesian-built satellite working well
http://www.gisdevelopment.net/news/viewn.asp?id=GIS:N_rflxzkpdve
Malaysia in Space
http://www.aerospaceguide.net/worldspace/malaysia.html

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5822



Ý kiến bạn đọc:

Ông Sơn nói: “Khi vệ tinh VNREDSAT-1 đi vào hoạt động vào năm 2012, Việt Nam sẽ tự chụp các hình ảnh mặt đất từ không trung để tăng khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”.

Nghe mà mắc cười, láo đến thế là cùng :
"quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường" ???
- hãy nhìn con sông Thị Vải, Vedan, hóa chất độc hại tràn lan vào VN từ TQ, qua trái cây, thực phẩm, ... tẩm hóa chất độc hại !!!
- hãy nhìn việc VC ký hiện ước dâng đất bán biển, Hoàng Trường Sa, tài nguyên quốc gia cho TC !!! Nhất là cấm báo chí loan tải thông tin thật, đầy đủ, nhanh lẹ !
Vì muốn bảo vệ vị trí quyền lực, quyền lợi phe đảng, VC cố tình bán nước buôn dân cầu vinh, tạo nên một xã hội đảo điên !

Tìm hiểu cách trả lời về nhân quyền, dân chủ của vc tại quốc hội Âu châu: lố bịch, ngụy biện, giả dối !!??

Tranh luận về Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Châu Âu
Ý Lan, phóng viên đài RFA
2008-12-20

Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 12 vừa qua,phái đoàn Quốc Hội Việt Nam đã đến thăm Quốc Hội Châu Âu ở Brussels và Strasbourg trong cuộc đối thoại lần thứ 7 liên quan đến việc thương thảo ký lại hiệp ước Song phương Liên Âu Việt Nam.


Photo courtesy of Wikipedia

Ông Marco Cappato, thành viên Quốc Hội Châu Âu.


Ý Lan phỏng vấn Dân Biểu Marco Cappato về cuộc họp đó.

Ỷ Lan: Xin chào Dân biểu Marco Cappato, sáng nay ông tham gia cuộc gặp gỡ và làm việc với Phái đoàn Quốc hội Việt Nam. Xin ông cho biết ông đã trao đổi những gì trong cuộc gặp gỡ này.


Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no.

ĐBQH Nguyễn Viết ThịnhMarco Cappato: Trước hết, cuộc gặp gỡ này được tổ chức trong khuôn khổ liên hệ bình thường giữa Quốc hội Châu Âu với các khu vực trong thế giới. Trường hợp hai ngày qua chúng tôi đón tiếp Phái đoàn Quốc hội Việt Nam đến từ vùng Đông Nam Á. Có nhiều tên tuổi tôi không nhắc ra đây vì sợ phát âm trật. Nhưng trưởng phái đoàn là ông Nguyễn Văn Son. Trọng tâm cuộc trao đổi nhắm vào các vấn đề kinh tế, như trường hợp khủng hoảng tài chính toàn cầu, v.v… Sau đó đề cập đến vấn đề dân sự, chính trị và nhân quyền.

Ỷ Lan: Ông có thể kể cho nghe việc trao đổi trên lĩnh vực nhân quyền giữa các Dân biểu Quốc hội Châu Âu và Phái đoàn Việt Nam?

Đòi hỏi Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền
Marco Cappato: Dân biểu người Đức, Hartmund Nassauer, Chủ tịch Phái đoàn của chúng tôi, dẫn nhập đề tài nhân quyền và nhấn mạnh có những quan điểm khác nhau trên giá trị nhân quyền. Liền đó tôi tham chiếu trực tiếp đến Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu thông qua hồi tháng 10 vừa qua để liên hệ hai vấn nạn, đó là vấn nạn kinh tế và vấn nạn nhân quyền, mà qua đó Quốc hội Châu Âu đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và quy mô, đặc biệt là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi nêu rõ việc quản chế Hòa thượng Thích Quảng Độ tại chùa. Hiển nhiên tôi còn nêu lên hoàn cảnh những người Thượng Degars ở Cao nguyên Trung phần, cũng như hoàn cảnh các người Khmer Kroms và hoàn cảnh người Công giáo. Tôi cũng nói đại quan tới tự do chính trị. Tất cả những vấn đề này đã được nêu rõ trong bản Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu.

Ỷ Lan: Có Dân biểu nào khác quan tâm tới vấn đề nhân quyền không, thưa ông ? Ông có nghĩ rằng Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đặc trách Hiệp hội Đông Nam Á cùng ưu tư sâu đậm về nhân quyền?

Marco Cappato: Bà Giovanna Corda, Dân biểu Bỉ và Phó chủ tịch Phái đoàn chúng tôi đề cập vấn đề án tử hình. Một số vị khác đặt vấn đề quyền dân tộc thiểu số và tự do tôn giáo.

Phản bác của phái đoàn Việt Nam

Phái đoàn Việt Nam nói rằng họ không chấp nhận thương thảo trong điều kiện; không chấp nhận những điều liên quan đến lĩnh vực nhân quyền.

DB Marco CappatoỶ Lan: Phái đoàn Quốc hội Việt Nam phản ứng ra sao trước các vấn nạn này, thưa ông?

Marco Cappato: Nhiều người trong họ trả lời. Đầu tiên là ông Nguyễn Viết Thịnh, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nói rằng nhân quyền là những giá trị chung, nhưng sự áp dụng nhân quyền tùy thuộc mức độ kinh tế của quần chúng: Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no. Đó là cách trả lời của Phái đoàn Việt Nam. Họ còn đi xa hơn nữa trong vấn đề nhân quyền, khi nhấn mạnh rằng Việt Nam có những qui tắc bắt buộc những người đi mô tô phải mang mũ bảo hộ mà những quốc gia khác không có những quy định như thế. Họ còn giải thích quan điểm dân chủ tại Việt Nam được quan niệm theo tinh thần cộng đồng, nên cá nhân phải tự mình khế hợp với cộng đồng. Họ cũng bảo vệ cho sự kiện đất đai của Giáo hội Công giáo bị tịch thu là để hoàn trả cho nhân dân, và cũng chẳng hề có một sự đàn áp nào đối với người Thượng Tây nguyên.

Tiếp đó, ông Ngô Anh Dzũng chen vào để nói rằng Quốc hội Châu Âu thiếu thông tin, và nói những điều sai lạc so với hoàn cảnh tại chỗ, vì rằng chẳng bao giờ có việc đàn áp người Thượng, cũng chẳng bao giờ có chuyện tịch thu đất đai ở Cao nguyên Trung phần.

Việc cũng rất căng trên vấn đề thương thảo Hiệp ước thương mại mới, Phái đoàn Việt Nam nói rằng họ không chấp nhận thương thảo trong điều kiện; không chấp nhận những điều liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Tôi không rõ họ đặt vấn đề về những điều nêu lên trong Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu hay các điều thuộc phạm vi nhân quyền trong Hiệp ước mới… Chúng ta chờ xem sao.

Phái đoàn Việt Nam cũng đòi lấy sự kiện được chính phủ Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có tiến bộ trong hai năm vừa qua, rồi mời tất cả chúng tôi về thăm Việt Nam.

Sau đó, bà Phạm Phương Thảo, Dân biểu thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu. Bà cho biết Việt Nam dự tính bãi bỏ án tử hình. Hiện tại đã gia giảm các cuộc hành quyết, và đang tiến tới việc bãi truất án tử hình. Đó là câu đáp của Phái đoàn.


Họ còn giải thích quan điểm dân chủ tại Việt Nam được quan niệm theo tinh thần cộng đồng, nên cá nhân phải tự mình khế hợp với cộng đồng. Họ cũng bảo vệ cho sự kiện đất đai của Giáo hội Công giáo bị tịch thu là để hoàn trả cho nhân dân, và cũng chẳng hề có một sự đàn áp nào đối với người Thượng Tây nguyên.

DB Marco CappatoPhái đoàn không trả lời câu hỏi về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ, cũng như không trả lời vụ Khmers Kroms. Với các vấn đề này tôi cảm nhận một sự cự tuyệt, một bức tường đã dựng lên trước các điều chúng tôi nêu ra.

Ỷ Lan: Ông là tác giả bản Quyết Nghị vừa qua của Quốc hội Châu Âu về vấn đề nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam, và ông đã nêu rõ tại cuộc điều trần rằng Việt Nam phải có những tiến bộ cụ thể trước khi ký lại Hiệp ước hợp tác song phương Liên Âu – Việt Nam. Sau cuộc gặp gỡ đối thoại với Phái đoàn Quốc hội Việt Nam hôm nay, ông có còn quyết tâm đòi hỏi Việt Nam như trước đây?

Marco Cappato: Vâng, Quốc hội Châu Âu sẽ được yêu cầu chuẩn y cho Hiệp ước. Tôi tin rằng nếu chúng ta hoàn tất việc thông tin đến các vị Dân biểu và công luận về các vấn nạn đặt ra trên bàn thương thảo… Hiển nhiên không thể nào giải quyết toàn bộ vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng chúng tôi muốn có những động thái cụ thể, đối với các vi phạm nhân quyền trầm trọng và quy mô. Tôi tin rằng nếu Quốc hội Châu Âu có những hành động phối hợp, gắn bó, loại trừ cách ăn nói hai mặt trong các cuộc thương thảo cũng như đối với các cơ quan truyền thông, Quốc hội sẽ đạt được một số sự việc, bởi vì Việt Nam cũng như chúng tôi đều có lợi ích qua Hiệp ước. Chúng tôi có nhiều lợi ích, nhưng Việt Nam còn nhiều lợi ích hơn chúng tôi trong Hiệp ước mới này.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Dân biểu Marco Cappato.

RFA


Ý kiến:
Bản chất của VC hiện nguyên hình : độc tài, giả dối, ngụy biện, gian manh, tham tàn, cai trị trên sự nghèo đói, thắt bao tử người dân, dựa trên sự đói nghèo để loanh quanh, láo khoét.
Hy vọng các nước trong cộng đồng âu châu thục thiện triệt để theo tinh thần nghị quyết của Âu châu, nhắm rất đúng vào trọng điểm của cs, rất có lợi cho nhân dân VN, mở đường kéo dân tộc VN lên chứ không trì xuống, ngăn cản như VC làm !

Friday, December 12, 2008

Sắp Cắt Đất Cho Tq: Sẽ Nộp 'bãi Tục Lãm'

Việt Báo Thứ Sáu, 12/12/2008, 12:00:00 AM
Sắp Cắt Đất Cho TQ: Sẽ Nộp 'Bãi Tục Lãm'

Tin khẩn: VN sắp mất thêm Bãi Tục Lãm, Quảng Ninh” là tựa đề bản tin khẩn loan đi từ đaì phát thanh radiochantroimoi.
Bản tin như sau:

"Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp Việt Nam và được kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho họ trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước. Trung Quốc đòi các lãnh tụ CSVN phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa đôi bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị - Lạng Sơn.
Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa đôi bên. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.

Cũng theo nguồn tin trên, các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đã nghiêng về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm bất kể sự phản đối từ phía quân đội.
Radio CTM tường trình từ Hà Nội - http://radiochantroimoi.wordpress.com/
Tình hình mất đất, mất đảo đang là đề tài gây bất mãn cho những người quan sát tình hình. Tấm lòng sôi sục này đã baỳ tỏ bằng nhiều cac1h, trong đó những người tổ chuưc biểu tình đòi giữ đảo, giữ đất đều bị công an truy bắt.
Đài RFA hôm 11-12-2008 cũng loan bản tin nhan đề "Đối sách với Trung Quốc?" trong đó ghi nhận về nỗ bất mãn như sau, trích:

"Những cuộc biểu tình chống hành động lấn lướt này của phương Bắc thỉnh thoảng bùng phát từ sự phẫn nộ, dồn nén âm ỉ trong lòng người dân Việt.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, lại diễn ra những cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn để phản đối việc Tập đòan Dầu khí nhà nước Trung Quốc công bố dự án trị giá 29 tỷ đôla nhằm khai thác dầu trên vùng biển Đông mà những người biểu tình cáo giác là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Và, cũng như thường lệ, công an, an ninh giải tán tức khắc những người có lòng với quê hương, đất nước này, đồng thời bắt giữ, tra vấn sinh viên Phạm Hồng Vỹ vì cái tội mà nhà văn Trần Mạnh Hảo đã than trong bài thơ của ông rằng "Tôi biểu tình để bảo vệ đất nước tôi mà tôi bị bắt..."

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=138286

Sunday, December 7, 2008

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Thư của một sinh viên - Trúc Vy

THƯ CỦA MỘT SINH VIÊN

Kính gởi các cha, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và các bác các anh chị ở Thái Hà

Con là một nữ sinh viên từ nông thôn lên thành phố để học, sau một ngày mệt mỏi chạy đua với sách vở, con vẫn thường có thói quen đọc tin tức online để có thêm chút kiến thức cũng như nhập cuộc với nhịp sống của mọi người.

Trong thời gian gần đây, dường như người dân cả nước ai cũng nghe biết Vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, tin tức này ngày càng gây nhiều sự để ý quan tâm hơn khi mà các bài báo trong nước đưa tin, nhất là hàng đêm trên truyền hình, thường có những hình ảnh cũng như những lời bình luận của người phát ngôn viên. Tất cả những điều này cũng làm cho con nhập cuộc và quan tâm nhiều hơn.

Là một sinh viên “gốc rạ” sinh ra ở Miền trung, đi học tại miền Nam, nhưng biến cố mà mình đang quan tâm lại xảy ra tận Miền Bắc. Thực hư thế nào ai mà biết được ! Đã có biết bao bài viết của các vị tầm cỡ trong Giáo Hội cũng như bên phía nhà nước viết và viết... ai cũng đưa ra những lý lẽ biện chứng sự việc đúng sai của mình. Thú thật ! Con chỉ ghi nhận và theo dõi mà thôi, chưa bao giờ có ý định sẽ viết về biến cố này, con nghĩ rằng , đó không phải là việc của mình , đó là công việc của Giáo hội, của các cha, các thầy và nhà nước, vậy thôi ! Việc của con là một kho bài vở chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới trong mùa Giáng sinh này.

Thế nhưng, sáng nay khi mở tin tức online để đọc, tình cờ con đọc “ Văn thư trả lời của Toà án Quận Đống Đa” thông tin về việc không cho các cha và các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà tham dự phiên toà xét xử 8 giáo dân của Giáo xứ Thái hà. Con thực sự bị “ shock”, vì thế con muốn viết lên một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, nhưng viết để gởi đến với ai? Đó là điều con boăn khoăn tự hỏi, có thể đến các tờ báo của nhà nước chăng? Liệu họ có đăng không? Và liệu rằng bài viết của con có còn “ nguyên văn” hay lại bị “ cắt xén” như bài phát biểu của Đức TGM, dĩ nhiên con là một cô sinh viên chưa tốt nghiệp ra trường, một kẻ “ tép riu” không tên tuổi làm gì có chuyện “ người ta” cắt xén bài của con.

Nhưng thời gian vừa qua, các báo đài nhà nước đánh mất niềm tin nơi giới trẻ chúng con quá nhiều ! vì thế mỗi khi đọc các bản tin trên báo Hà nội mới, Tuổi trẻ, Thanh niên... từ các sự kiện xã hội, kinh tế, giáo dục, pháp luật. Tất cả đều làm cho con “ chựng” lại với suy nghĩ “ sự thật đúng được bao nhiêu phần trăm khi nhà nước nói!” vì thế con mạo muội đánh liều gởi đến các cha, con không mong đợi bài chia sẻ này được đăng hay không? Nhưng chỉ mong được chia sẻ với các cha và các thầy những suy nghĩ và thao thức của giới trẻ chúng con trong những sự kiện của xã hội hôm nay.

Thật ra, sự kiện Toà khâm sứ – Thái Hà quá rõ ràng với biết bao chứng cứ thuyết phục từ phía Giáo hội. Và phía bên nhà nước cũng thế, các bác lãnh đạo cũng đưa ra biết bao điều để bảo vệ quan điểm của mình, mặc dầu những quan điểm đó mang đậm tính cách quyền lực, sức mạnh hơn là sự thuyết phục có lý có tình. Thế nhưng, chuyện đó không cần bàn thêm, chắc chắn khi đọc tin tức trên mạng qua nhiều nguồn khác nhau, người đọc sẽ có thể minh định vấn đề đúng sai thế nào. Và cho đến thời điểm này, điều mà mọi người quan tâm nhất là vấn để xét xử 8 tội nhân của Giáo xứ Thái Hà với 2 tội danh” Huỷ hoại tài sản” và “ Gây rối trật tự công cộng”.

Có biết bao bài báo nhận định rằng, đây là một phiên toà mang tính cách “ mờ ám” nếu không vậy, sao lại phải hạn chế số người ! mà người bị hạn chế đáng lẽ ra được mời hơn ai hết, đó là các người thân ruột thịt trong gia đình , các cha các thầy dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, những người đã cùng đồng hành với biến cố này từ đầu sự kiện cho đến nay. Bên nhà nước thì bảo đây là vụ xử CÔNG KHAI theo như NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI của Hiến pháp và Pháp luật tố tụng Việt nam. Thế mà hôm nay, bác Trần Hồng Quân-Chánh án, đại diện cho các vị lãnh đạo của Việt nam lại trả lời là không thể đáp ứng yêu cầu của các cha và các thầy xin vào tham dự phiên toà vì hai lý do: thứ nhất là vì do Phòng xử chỉ chứa được ít người, thứ hai là vì đã phát hết giấy ra vào. Thú thật, con thật quá thất vọng cho các vị được mệnh danh là những vị lãnh đạo, là những người mà chúng con cho là những bậc cha mẹ, anh chị lại có kiểu trả lời thật quá...trẻ con, và thực nực cười, không một chút thuyết phục chi cả ! nói để mà nói, trả lời để mà trả lời, thế nhưng lại không chịu khó suy xét xem mình nói gì, người khác nhìn nhận mình ra sao? Thật là quá ấu trĩ !

Thực tình mà nói, Việt nam còn nghèo lắm so với các cường quốc năm châu, nhưng có nghèo đến nỗi gì đâu khi mà các bác lãnh đạo không tìm ra một nơi xử thích hợp để đáp ứng tối thiểu nhu cầu của những người tham dự, hoặc ít ra thể hiện uy tín cũng như danh dự của mình giũa lời nói và việc làm ??? Còn việc các bác đã phát hết giấy mời, các bác có ngu dốt hoặc lú lẩn đến đâu cũng nên biết được ai là người nên được mời chứ, thế mà lạ thay, thân nhân gia đình các bị cáo cùng với các cha, các thầy lại không được tham dự! Vậy các bác nhà nước đừng “ đao to búa lớn” mà hô toáng lên rằng, đây là phiên toà CÔNG KHAI như luật nhà nước.

Nói đến đây làm con nhớ đến đoạn câu Kinh Thánh mà vô tình con đã đọc được, khi mà Chúa Giêsu thấy những người Pharisêu sống thói giả hình, gian dối Ngài đã căn dặn các môn đệ rằng: “ Các con đừng nghe những gì họ nói, nhưng hãy xem những gì họ làm”. Đến lúc này đây, chúng con những giới trẻ đã thấy quá nhiều, quá nhiều những dối trá, không những sự kiện Thái Hà mà nhiều sự kiện khác nữa, xảy ra trong nước và ngoài nước, chẳng hạn Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi – bà Vũ Mộc Anh - đã giao dịch buôn lậu sừng tê giác, vụ việc thật rành rành với báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình cũng như ghi được băng hình để làm bằng chứng, trong khi đó các vị cao cấp từ Đại sứ quán Việt nam lại báo cáo rằng: không có nhân viên nào của Việt nam nhận hành vi như báo chí thế giới nói. Lại nữa, vừa mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt nam vì cái tội các bác lãnh đạo nhà ta Tham nhũng “ hết đường cứu chữa” trong khi đó, Đại diện Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng “ hiện vẫn chưa có gì cụ thể”.

Đúng là giới trẻ chúng con đang sống trong một bầu khí ngột ngạt của sự giả trá, ngụp lặn trong bầu khí gian dối, lừa đảo của một xã hội “ ai mạnh thì thắng” bất chấp sự thật và tiếng nói của lương tâm. Tệ nhất là trong thời gian gần đây, bộ mặt thật của các vị mang tiếng là “ đại diện cho dân” lại là những người tự mâu thuẫn nhiều nhất giữa lời nói và việc làm. Từ lúc bé, con vẫn thường được cha mẹ dạy rằng: Có thì nói có, không thì nói không, đừng nói láo dù chỉ một lần vì như thế lần sau chẳng còn ai tin tưởng nữa “ Một lần không tin nghìn lần mất tín là thế!’  Vậy con kính thưa các bác lãnh đạo “ tài ba” rằng: Ai là người đã viết ra luật, luật để làm gì? Và ai là người tuân thủ luật. Các bác tôn trọng và thi hành LUẬT CÔNG KHAI như vậy sao??? Trong gia đình, người lớn không tốt thì làm sao trẻ nhỏ ngoan được, cha mẹ làm gương xấu thì làm sao dạy dỗ con cái. Các bác lãnh đạo nhà nước không giữ lời hứa, không thực thi công lý thì thử hỏi làm sao giới trẻ chúng con có thể kính phục và tôn trọng được! Như vậy, việc xã hội đang xào xáo, đang có những bất mãn và căng thẳng không phải từ phía con cái là những người dân thấp cổ bé miệng đâu! Nhưng chính là nơi cách sống thiếu tôn trọng sự thật và dối trá của các bác đấy, các bác hãy chịu khó nhìn lại những gì mình làm, để may ra có thể đem lại sự bình an cho xã hội Việt nam hôm nay chăng?

Xin cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã cho chúng con biết được cái CHÂN-THIỆN-MỸ đích thực là gì, giữa biết bao những đan chen của cuộc sống “ đồng thau lẫn lộn” nhiều lúc tụi trẻ chúng con cũng mất phương hướng để cân nhắc rằng: có dám sống cho sự thật dầu phải trả giá cách nào? Hoặc là đồng loã để khôn khéo sống an nhàn bằng việc thoả hiệp với bất công, dối trá. Nhớ lại một bài viết của một cha nào đó mà con đã được đọc trên mạng “ mảnh đất của giáo xứ Thái Hà được đòi lại, không phải vì chỉ vài ba thước đất vật chất, nhưng vì muốn đi tìm chân lý và sự thật đang ở nơi đâu?”. Lúc này hơn bao giờ hết, con cảm nghiệm được sự thật này, khi mà các nạn nhân sắp ra tòa đã chấp nhận hy sinh thật nhiều, chịu những áp đảo từ phía nhà nước cả về vật chất lẫn tinh thần. Con thầm cảm phục giáo dân và chủ chăn đã hiệp nhất nên một, từ Bề trên đến bề dưới trên con đường đi tìm công bằng và sự thật này. Có lẽ chính nhờ đó mà giáo xứ Thái Hà có thể can trường, mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay khi phải đương đầu với bao sự dữ: Bôi nhọ danh dự, đòi vào chém giết, nhổ nước bọt vào mặt, xịt hơi cay, ban đêm phá phách đền thờ...Một lần nữa, con cám ơn các tu sĩ, các bác các anh chị ở Thái Hà đã giúp con xác tín thêm NIỀM TIN, đâu là con đường mà Chúa và Giáo hội đang đi giữa một xã hội đầy dẫy sự dối trá và đảo điên này. Con cám ơn HĐGMVN đã đưa ra những lời lập luận rõ ràng và xác quyết để hướng dẫn chúng con cùng đi.

Sắp tới đây Giáo hội chuẩn bị mừng đón kỷ niệm 2008 năm Chúa xuống thế làm người. Con tin rằng Mùa giáng sinh năm nay sẽ tràn đầy ý nghĩa. Xin Chúa ban cho các bác các anh chị Thái Hà sức khoẻ, can đảm và nhiệt tâm để tiếp tục mang lại ánh sáng, niềm tin và sự thật cho thế giới và dân tộc, đặc biệt cho những người nghèo đi tìm công lý. Xin cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà chỉ con 2 ngày nữa là ra toà, được tràn đầy Thánh Thần Chúa, để họ trung kiên làm chứng cho Chúa trong bình an và tín thác.

Xin kính chào các cha, các thầy và giáo dân Thái Hà trong sự tôn trọng , tin tưởng và cảm phục nhất của con !

Trúc Vy
http://www.dcctvn.net/news.php?id=1193