Hoàng Giang – ĐDCND
http://www.ddcnd.org/
Ngày 12 tháng 12 năm 2008 ông Thi Văn Tám, Thượng tuớng công an, đặc trách về gián điệp đã bị đột tử. Mặc dù báo đài thông tin ông tướng Tám bị "bệnh chết" nhưng các thông tin mật và những sự kiện gần đây cho thấy ông Tướng Tám đã bị thanh toán chết. Có dư luận cho rằng trên chuyến công tác bay về lại Thành phố, vừa đến nhà thì ông chết, vì uống nước bị thuốc độc trên máy bay. Tin khác cho biết ông Tướng Tám dự trù đi Thủ Đức và Bình Thuận để thăm trại giam, chuẩn bị cho màn trình diễn đặc xá tù đầu năm 2009. Trên đường đi thì bị giết, chuyến công tác phải đình hoãn và giao lại cho Thượng tướng Lê Thế Tiệm.
Việc tướng lãnh Công an gần đây bị đột tử do tranh giành quyền lực hoặc vì nhu cầu cần bịt đấu mối cũng không phải là điều ngạc nhiên. Trong giới công an, nhất là phiá Tổng Cục Tình Báo cũng đã thủ đắc nhiều phương tiện mờ ám, tài chánh và nhân sự chuyên nghiệp, nên ra tay hạ độc thủ chỉ là chuyện ‘thường ngày ở huyện”.
Trước kia, đối với phiá quân đội, hàng loạt vụ thủ tiêu đã từng xảy ra. Cái chết của những Tướng như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Vấn, Lê Trọng Tấn v.v.. đã làm cho tập thể tướng lãnh phải thần phục đảng CSVN qua cơ cấu quyền lực Tổng Cục 2 (TC2). Năm 1987, Lê Đức Anh đột nhiên lên nắm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ngay sau cái chết mờ ám của đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Sau đó, Lê Đức Anh đã chỉ thị cho Trung tướng Phan Bình phải về hưu, giao toàn bộ Cục Quân Báo cho đàn em của Lê Đức Anh. Cục Quân Báo, tức Cục 2 đổi thành Tổng Cục 2 (TC2), vừa bàn giao lại nhiệm vụ thì Trung tướng Phan Bình cũng bị giết chết ngay.
Nhân Tướng Tám bị đột tử, đang trong vòng “nghi vấn”, tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện Trung tuớng Phan Bình, Cục trưởng Cục An ninh Tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đã bị giết chết bất đắc kỳ tử. Đêm 13 tháng 12 năm 1987, tại nhà nghỉ Cục 2, số 30 Lê Qúy Đôn, TP Hồ Chí Minh khi Tướng Phan Bình từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để thăm viếng bạn bè, các đầu mối quen biết cũ, thì bị ám sát chết. Tướng Phan Bình cũng giống như Tướng Thi Văn Tám, cả hai đều nắm chuyên nghành tình báo. Có khác chăng là Tướng Bình thuộc quân đội và đã nghĩ hưu sau khi bàn giao hết các nhiệm vụ lại cho cục trưởng mới – Tư Văn, thì bị giết để bịt đầu mối mà theo dư luận cho rằng đây là đòn hạ thủ của Tổng Cục 2 (TC2).
Sau cái chết của Trung tướng Phan Bình, Tổng Cục 2 đã báo cáo lên TW đảng CSVN là vì “đồng chí Phan Bình bệnh tâm thần nên đã tự sát”. Dù vậy, giới tình báo quân đội và nhiều lãnh đạo Đảng không thuộc cánh TC2 đều biết Trung Tướng Phan Bình đã bị giết, TC2 tạo dựng chứng cứ giả để bưng bít, lưà dư luận. Điều này, Trung tướng Quân đội, Uỷ viên Trung ương Đảng như Lê Văn Hiền, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Minh Châu v.v…cũng đều xác nhận như vậy.
Theo báo cáo của TC2 thì “đồng chí” Phan Bình đã tự sát. Nhưng theo lời thuật của Tướng Nguyễn Minh Châu, tư lệnh quân khu 7 thì báo cáo đó không đúng sự thực. Trung tướng Phan Bình bị giết chết đêm 13 tháng 12 năm 1987, trong tư thế ngã sấp trước phòng khách, sát thủ bắn ngay đầu, toác một lỗ thủng rất rộng, chứng tỏ người bắn ở cự ly gần, quen biết và tiếp cận Tuớng Phan Bình rồi bất ngờ rút súng bóp cò nên Tướng Bình trở tay không kịp. Hơn nữa, sau khi bàn giao lại nhiệm vụ Cục trưởng Cục An ninh Tình Báo cho Tư Văn, Tướng Bình đã bị lấy lại súng ngắn, nhẽ ra ở cương vị của ông phải có súng để phòng thân. Điều này sát thủ đã được thông báo trước nên an tâm, ra tay gọn nhẹ.
Tàn bạo hơn nữa là sau khi Tướng Phan Bình bị giết, một tháng sau, con trai của ông, sỹ quan trong quân đội cánh quân báo, phát giác cái chết của cha mình do bị “ám sát” thì cũng chết một cách mờ ám khi bị ép đưa vào bệnh viện lý do ‘tâm thần’. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, cả bố lẫn con Tướng Phan Bình bị giết chết với những thủ đoạn tàn ác, mờ ám và bất chấp dư luận. Cái chết của cha con Tướng Phan Bình đã làm cho cánh quân đội, nhất là sỹ quan cao cấp trong Cục An Ninh Tình Báo (Quân Báo) rúng động, hoảng sợ, gieo rắt không khí khủng bố bao trùm lên các lãnh đạo quân đội có liên hệ với Tướng Phan Bình.
Chính TC2 đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ký pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP, điều 21, chương 2 như sau: “Tổng cục tình báo (TC2) thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, …”…. để hoàn thành nhiệm vụ của TC2 kể cả “ám sát”.
Đối với ai còn xa lạ về vai trò, thế và lực của TC2 thì cũng nên nhắc laị, Tổng Cục 2 hay goi là TC2 nằm dưới quyền thống trị của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh. TC2 với khả năng tài chánh vô hạn, gần bằng nửa ngân sách của Bộ Quốc Phòng, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt mục đích từ mua chuộc với các chức vụ có bổng lộc, gái, tham nhũng, hủ hoá v.v.. để khống chế cho đến đe doạ, sẳn sàng hạ thủ lấy tính mạng của đối thủ, không chỉ một người mà luôn cả gia đình, dòng họ.
TC2 là một tập đoàn có tính gia đình trị bao gồm cựu Tổng cục trưởng Trung tướng Vũ Chính, bố vợ của Nguyễn Chí Vịnh, Đại tướng Lê Đức Anh, là bố nuôi của Nguyễn Chí Vịnh. Vì vậy, nói đến TC2 tức là nói đến quyền lực của Lê Đức Anh, trải rộng ở trong quân đội và lan tràn ra các cơ quan Đảng khác như Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao, Văn phòng Thủ Tướng, Chính phủ v.v…để cài cắm người, nắm tin tức tình báo và thi hành độc thủ khi cần.
Dưới chế độ CS, việc thủ tiêu, ám sát, đầu độc là chuyện nhỏ. Với chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, đảng CSVN sẳn sàng làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu, không những đối với các chiển sĩ dân chủ mà ngay cả trong nội bộ của họ nữa. Không ai hiểu rỏ điều này bằng chính Lê Đức Anh, kẻ đã ra lệnh cho TC2 hạ thủ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, khi Lê Đức Anh lên cơn đau tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, Lê Đức Anh đã cương quyết không uống thuốc vì sợ có kẻ lén bỏ thuốc độc.
Đến nay, dư luận vẫn không giải thích được lý do tại sao Tướng Phan Bình bị giết? Ông đã nắm những thông tin gì có hại cho TC2 đến nổi vừa bàn giao xong nhiệm vụ cho Cục Trưởng mới thì bị Lê Đức Anh ra lệnh giết ngay. Đối với Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám cũng vậy? Nhiều câu hỏi đặt ra qua cái chết đột tử của ông? Lý do gì Tướng Thi Văn Tám bị chết? Ai giết? tranh giành điều gì? Che đậy cái gì? TC2 hay thế lực nào khác?
Từ lâu, Bộ Công An và TC2 đã không ưa nhau, tranh dành quyền lực, ảnh hưởng và vây cánh, tìm cách hạ độc thủ nhau. TC2 đã nhiều lần chặt hết vây cánh của Bộ Công An, phải chăng lần này cũng là một đòn “tiên hạ thủ vi cường” của TC2 đối với Bộ Công An?
Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 2008
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment