Song Hà
Trận lụt Hà Nội đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngày 05/11/2008 nước các nơi đã rút, mức độ ngập các vùng còn không nhiều, nhiều chỗ đã có thể đi lại.
Ngày 4/11/08, TGM Ngô Quang Kiệt xắn quần, chống gậy lội nước đi thăm dân bị lụt ở Hà Nội,
phát động ra "phong trào lội nước" trong giới quan lớn nhà nước
Tối qua, truyền hình nhà nước đưa tin Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lội nước đến thăm dân ngày 06/11/2008. Tối nay, truyền hình nhà nước đưa tin Bí thư Thành Uỷ Phạm Quang Nghị lội nước đến thăm dân ngày 07/11/2008. Người dân sửng sốt: Sao dạo này nhiều quan chức thi nhau lội nước đến thế.
Tiếng xì xầm loan ra như “hiện tượng lạ”, người tò mò đua nhau tìm hiểu. Thì ra, trước các ông mấy ngày, ông Ngô Quang Kiệt, (người đã bị các nhà đài, nhà báo với ý đồ xấu xa thi nhau chửi rủa, ra sức thoá mạ sau khi xuyên tạc câu nói của ông) đã lội nước bẩn đến thăm dân chúng bị lụt ngập. Dù việc thăm nom người dân khi lụt bão lại không phải là nhiệm vụ của ông Kiệt, ông chỉ chăm lo việc đời sống tâm linh (phần hồn) cho giáo dân, nhưng trước những đau đớn, khổ sở của người dân, ông đã phải xuất hành vì ông “Chạnh lòng thương” mà đến thăm họ, dù ông đã tự nhốt mình trong Toà Giám cả tháng trời nay.
Trước khi ông Kiệt đến thăm dân, Quận Hoàng Mai đã công phu cho một Phó Chủ tịch quận dẫn đầu một đám “thanh niên tình nguyện đến vớt bèo” ngay trước cửa nhà thờ Làng Tám… Đám thanh niên tình nguyện đến vớt bèo làm sạch môi trường, nhưng không đưa dụng cụ. Họ vừa kéo bèo chỗ nọ, đẩy sang chỗ kia, lại đẩy chỗ kia sang chỗ nọ vừa hát quốc ca.
Một chị giáo dân hỏi Phó CT Quận Hoàng Mai: “Đám thanh niên này sung sức nhỉ, vừa làm vừa như kiểu khiêu khích ai đó?” Phó CT Quận bảo lát nữa sẽ có xe chở rác đến, chị ta hỏi lại: “3 giờ xe rác đến phải không anh?” “Ừ, đúng 3 giờ” (Giờ TGM Kiệt định đến thăm dân đã thông báo qua điện thoại).
Nhưng TGM Kiệt đã đi qua trường Bế Văn Đàn, nơi cháu bé Nguyễn Vân Anh tử nạn vì sự tắc trách của chính quyền nên đến muộn. Đám “thanh niên tình nguyện” chờ chán không thấy thì đi ăn phở và bỏ đi. Kết quả là đến tận mấy ngày sau, việc vớt bèo coi như chẳng biết để làm gì.
Khi đến nơi, giáo dân hân hoan đón mừng Đức Tổng đã chuẩn bị một cái bè bằng xốp mời Ngài lên bè. Nhưng Ngài bảo: “Nếu tất cả không lên bè được, thì ta cùng lội để hiểu người dân đã vất vả thế nào, những người đằng kia cũng lội được thì không sao cả” và Ngài đã xắn quần lội nước đến từng nhà dân để thăm hỏi họ. Có chỗ nước ngập qua đầu gối với đủ thứ bao nilon và rác rưởi quấn lấy chân. Chiếc gậy tre đã đưa Ngài đi khắp làng thăm các cụ già, thăm các cháu nhỏ ốm đau, động viên và ban phép lành cho họ. Ngài cũng chống gậy đi qua UBND Phường Giáp Bát, nơi các cán bộ đang đến chia nhau chế độ mỳ tôm.
Đôi dép của Ngài không đi đủ một vòng thăm dân, đế và quai đã kịp thời chào tạm biệt nhau. Một giáo dân phải đưa cho Ngài đôi dép tổ ong đi tạm.
Những hình ảnh đó đưa lên mạng, đã làm xúc động biết bao người về một vị chủ chăn đã biết hi sinh vì đàn chiên mình phục vụ. Ở đó, người chụp hình đã chụp luôn đôi chân của Ngài đang đi đôi dép với chiếc quần dài ướt sũng.
Ngày 6/11, Chủ tịch Triết và các quan lớn Hà Nội vui vẻ hưởng ứng "phong trào lội nước" do TGM Kiệt phát động. Hình lấy từ báo nhà nước
Thấy kém miếng khó chịu vì những hình ảnh đó đã được dân chúng ngưỡng mộ, các quan chức đua nhau lội nước vào những ngày sau. Hôm sau, dẫn đầu là ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông cũng xắn quần lội nước, nhưng cơ hội của ông không còn nhiều, nước đã rút nhiều chỉ còn vài khu vực ngập không đáng kể so với biển nước mênh mông những ngày trước, những ngày mà các ông đang lo “Họp bàn”.
Thấy cấp trên đã ra chân lội nước, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị cũng xắn quần lội theo.
Những hình ảnh trên VTV được đưa rất nhiều bằng những lời hoa mỹ, nhất là đôi chân ông dưới nước.
Nhưng ngày các vị quan chức đến thăm dân, thì nước đã rút khỏi những tuyến phố ngập ngụa, đã trơ ra những mặt đường nhựa loang lổ và bộ mặt thật sau khi nước đến và rút đi của Hà Nội: Rác rưởi và bùn lầy.
Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, sau khi chửi dân chúng “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”, cũng mang giày ủng mặc áo mưa hưởng ứng
"phong trào lội nước" do TGM Kiệt phát động
Trên mạng internet, các “chuyên gia nhân dân” được dịp bình luận, chúng ta nghe những lời bình luận đó:
ganhaque viết: Các đồng chí HVB đâu, vào ném đá Cha Kiệt! Bác đừng có "khiêu khích" nhé. Đây này, các bác lãnh đạo Hà Nội còn đang bận họp nhé, các bác ấy bận trăm công nghìn việc, hơi đâu rảnh rỗi mà đi lội nước như Đức TGM. các bác rặt 1 bọn "phản động". Dân chết thì kệ mịa chúng nó chứ, cho chúng nó diễn tập "khổ" cho nó quen đi.
- Chủ dân: TGM Kiệt nghèo quá! Sao không thuê xe, thuê thuyền đi cho bằng ai? Có người đi thăm lũ lụt: Tôi đi bằng ô tô, đôi khi bằng thuyền... Nghe mà mát lòng mát dạ. Đầy tớ mà còn đi ô tô, thuyền thì thằng chủ đi bằng trực thăng và du thuyền roài. Nhìn những nụ cười của dân chúng khi thấy LM Kiệt nó mới tươi tắn làm sao. Đây là 1 phút ấm lòng của những người đang "đ-ư-ợ-c" dìm trong nước.
- Nguyen Cuong: Những hình ảnh làm ấm lòng người ! Áo quần đơn giản, tay cầm gậy lội trong vùng nước ngập, chia xẻ nỗi buồn lo với người dân, ban Phép lành và an ủi giáo dân trong vùng lũ. Hình ảnh của một vị Chủ Chăn nhân từ ! Những gì sẽ xảy ra cho Ngài và giáo phân HN sau cơn lũ rút ? Ngài có quan tâm hay lo lắng về chuyện sẽ đến trong nay mai không ? Sinh mạng của Ngài, tương lai của GX Thái Hà và đám con chiên "gây rối trật tự công cộng" mà bản án đã được định sẵn ? Hay Ngài vui vẻ đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa gửi đến cho bản thân và đại gia đình HN của Ngài ?Ta đến không phải là để ĐƯỢC PHỤC VỤ nhưng mà là PHỤC VỤ CHO anh em!
- hiensg007: Thấy TGM Kiệt sắn quần lên lội bỉnh bỏm dưới nước thăm dân...trong khi chủ tịch HN thì mang giày ủng đi trên những gờ cao không bị ngập nước..chỉ chỉ..nói nói đíu gì chả hiểu nổi...qua hình ảnh này củng đủ hiểu ai lo dân hơn ai rồi...
-democratic: thế mà cách đây một tháng báo chí đăng ầm ầm bà con giáo dân phản đối ông Kiệt, cho là không còn tư cách để làm tổng giám mục, rồi em bé kháo nhau rằng ông Kiệt còn đại diện cho người công giáo hay không. Hôm nay lại thấy người ta ra đón, vỗ tay ầm ầm, ôm ấp ông kiệt, đám đó không phải dân hay là người công giáo chắc là công an chìm quá hay là vatican gửi người qua để tung hô giúp ông Kiệt? Mà kể cũng lạ, báo nhanh nhảo vậy mà tin này éo có đưa tin, sợ thật. Mấy phóng viên bị loạn thị, lúc thì không thấy gì cả, lúc thì thấy rất rõ. Hồi tối hôm qua VTV cung có tin tức bác Triết đi thăm lụt nhá, đặc biệt là TV quay chân bác Triết nhiều hơn, lâu hơn mặt bác Triết nhá, chắc tại chân đẹp hơn mặt bác í
- dusinh: Bác Kiệt trong những ngày qua cho chúng ta thấy một hình ảnh của một con người cận nhân tình. Không chỉ đi thăm hỏi đồng bào ở những nơi bị thiệt hại nặng do lụt, mà còn kêu gọi toàn thể giáo dân của mình cùng chung sức khắc phục những khó khăn. Tuy bác không có quyền như các quan cộng sản, nhưng bác có tấm lòng thực sự của một người yêu nước thương dân, không màu mè nhưng chân chất và giản dị.
-ganhaque: Không biết có phải do hình ảnh tổng giám mục Ngô Quang Kiệt lội nước thăm giáo dân được nhiều người nể phục hay sao mà chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hôm qua cũng xắn quần lội nước theo vậy???
-tunafish: ở xứ này, sao thấy sự đời "thật lạ lùng". Một đằng, xưng là Chủ chăn, thì xắn quần lội nước với chiên của mình, xung quanh là cụ già và trẻ nít hân hoan. Một đằng, xưng là công bộc. . . thì cưỡi ôtô, canô, tiền hô hậu ủng. . . "xuống cơ sở" dang tay chỉ đạo quần chúng, thằng sai nha (mặc áo trắng) xun xoe xúm xít.
- Forvnfuture: Bác Triết làm đúng theo lời dạy của cha ông, "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau". Qua những lời bình luận trên, thấy rõ rằng một phong trào “lội nước” đã được chính thức phát động bởi TGM Ngô Quang Kiệt. Phong trào này chắc chắn sẽ lan rộng lan xa đến các ngành, các bộ, các địa phương và hầu hết các công bộc của dân.
Đó là một phong trào tuyệt hay. Qua đây, chúng ta nên đề nghị TGM Ngô Quang Kiệt tiếp tục dẫn đầu các phong trào khác, may ra các quan chức học theo mà đất nước này được nhờ phần nào:
- Phong trào nói thẳng, nói thật, nhìn thẳng vào sự thật. (Phong trào này, đảng đã nói cách đây mấy chục năm nhưng chưa làm bao giờ).
- Phong trào không nhận hối lộ, tham nhũng (Cái này khó vì TGM không có cơ hội nào để có thể “tổng diễn tập” cái này, đề nghị cấp trên giúp cơ hội).
- Phong trào lắng nghe quần chúng nói lên nguyện vọng của họ vì công lý, sự thật và hoà bình (Cái này chắc các bác nhà nước hơi khó, vì nếu có sự thật, đâu còn chỗ cho các bác)
- Phong trào lời nói đi đôi với việc làm (Cái này hơi khó, vì nhà nước hiện nay là nhà nước cộng sản)
Còn những phong trào nào nữa đề nghị độc giả cao kiến đệ trình lên Đức Tổng.
Ngày 7/11/2008
Song Hà
Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế
http://dcctvn.net/news.php?id=696
Ý kiến:
TGM NQ Kiệt cũng đã phát động phong trào đòi/trả "quyền tư hữu", hy vọng ông CTN NM Triết và ông LQ Nghị cũng sớm bắt chước để làm vừa lòng dân, tạo một xã hội an hòa, công bằng, hầu đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Quyền này đã được xác định trong "tuyên ngôn quốc tế nhân quyền" & công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà csvn đã long trọng ký kết tham gia tuân thủ, và trong Hiến pháp (luật mẹ) VNcs cũng công nhận.
(luật rừng, luật con của cs thì quăng thùng rác, vì vi hiến, vi phạm công pháp quốc tế !!!)
Đồng bào nên cứu trợ lụt lội qua TGM Kiệt, TGM Kiệt sẽ trực tiếp cứu trợ dân gặp nạn, như vậy tất cả các ông cán bộ cs sẽ phải theo gương của TGM Kiệt, móc tiền túi (để ở ngân hàng Thụy sĩ) ra giúp dân !!???
Sau đệ II thế chiến Mỹ cũng đã tiếp tục phát động phong trào trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, và đã có nhiều nước thuộc địa của Pháp, Anh, Mỹ, ... đã lấy lại được độc lập trong suốt thời gian 1945-70 mà không cần phát động chiến tranh vũ lực "giải phóng các nước thuộc địa" (chiêu bài của Lenine để bành trướng cncs trên thế giới). Tiếc rằng HCM & csvn là đồ đệ trung thành của cs quốc tế, tự nguyện mang đất nước và xương máu dân Việt "làm nghĩa vụ quốc tế vô sản".
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment