Thursday, July 31, 2008

Video Phép lạ Đức Mẹ Bạch Lâm - Gia Kiệm - Đồng Nai

Ke tu chieu ngay thu tu 09.07.2008 cho den nay:...



http://www.youtube.com/watch?v=7pEs9YQiS68


Phep La Duc Me Bach Lam (Super High Quality).

Băc Kinh phản đối tổng thống Bush tiếp đối lập Trung Quốc

Mai Vân, Thanh Phương

Bài đăng ngày 31/07/2008 Cập nhật lần cuối ngày 31/07/2008 16:20 TU

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/103/article_558.asp


Thế vận hội Bắc Kinh

Bắc Kinh tố cáo Hoa kỳ can thiệp thô bạo vào nội bộ của Trung Quốc qua việc tổng thống Bush đã tiếp 5 nhà đối lập Trung quốc tại Nhà Trắng hôm 29/07/08. Trong số những người đã được tổng thống Mỹ tiếp, có các ông Ngụy Kinh Sinh và Harry Ngô. Trước đây, cả hai nhân vật này từng bị cầm tù nhiều năm.

Tối 30/07/08, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : Bắc Kinh cực lực phản đối cuộc gặp gỡ nói trên, và cho rằng : '' Hoa Kỳ đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc ''. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Marc Lebeaupin gởi về bài tường trình :

« Bắc kinh đã phản ứng ngay với mức độ tương xứng trước chiến dịch công kích của Nhà Trắng. Bộ ngoại giao Trung quốc đã công bố một bản thông cáo chính thức, tố cáo Hoa Kỳ can thiệp thô bạo vào những vấn đề nội bộ của Trung quốc.

Theo bản thông cáo nói trên : « Hoa kỳ đã gởi một thông điệp không tốt đến những thành phần bất hảo thù ngịch Trung Quốc ». Bắc Kinh đã không hài lòng chút nào trước việc tổng thống Bush tiếp xúc với 5 nhà ly khai Trung quốc lưu vong bị Bắc kinh xem là những nhân vật nguy hiểm, chống đối chính quyền, tác hại đến an ninh quốc gia.

Phản ứng còn gay gắt hơn nữa đối vơí giới nghị sĩ Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Bắc kinh sáng nay tố cao hành vi thô bỉ của một « nhúm ngưòi chống đối Trung quốc »

Như thế là vài ngày trước Thế vận hội, hai bên đều cứng giọng vơí nhau. Phải nói là trước loạt chỉ trích của Mỹ, chính quyền Trung Quốc cũng đã gia tăng sức ép về mặt an ninh. Họ muốn bảo toàn an ninh tuyệt đối cho Thế vận hội, không để bất kỳ một sự cố nào xẩy ra.

Vì thế các biện pháp an đã được tăng cường, những ngõ đường đi vào Bắc kinh bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những thành phần dân cư bị xem là có vấn đề bị di chuyển đi nơi khác, các cuộc bắt bớ những người bảo vệ nhân quyền, chỉ trích chính phủ tiếp tục diễn ra.

Một luật sư và một giáo sư ở Tứ Xuyên đã bị bắt gần đây và bị đưa đến trại lao cải. Hai người này đã giúp gia đình có con em chết trong vụ trường sập khiếu nại lên chính quyền. Họ bị ngành tư pháp Trung quốc kết tội là tiết lộ bí mật quốc gia.

Tình hình này cho thấy là thông lệ hưu chiến nhân Thế vận hội hoàn toàn không được tôn trọng.

Theo lời một quan chức cao cấp của Nhà Trắng : khi đến Trung Quốc nhân Thế vận hội Bắc Kinh, tổng thống Bush sẽ đi lễ nhà thờ và sau đó sẽ có một tuyên bố về tự do tôn giáo tại nước này.

Cũng liên quan đến Thế vận hội, một đài truyền hình Hàn Quốc đã chiếu những hình ảnh ghi lén một buỗi tổng dợt lễ khai mạc, mà cho tới nay vẫn được giữ kín. Những hình ảnh này được chiếu trên kênh truyền hình SBS, một trong ba kênh truyền hình lớn nhất Hàn Quốc, trước khi được phổ biến trên Internet hôm nay. Các lãnh đạo Uỷ ban thế vận quốc tế và uỷ ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh đã tỏ vẻ bất bình trước việc này.

Trong khi đó, sau hai ngày bầu trời sáng sủa, khói mù hôm nay lại bao phủ thủ đô Bắc Kinh, cho thấy là nạn ô nhiễm không khí vẫn còn trầm trọng. Trước tình hình đó, Bộ bảo vệ môi trường của Trung Quốc hôm nay loan báo những biện pháp mới, cụ thể là sẽ đóng cửa thêm những nhà mấy gây ô nhiễm, giảm hơn nữa số lượng xe hơi lưu thông ở Bắc Kinh và vùng phụ cận, đồng thời ngưng mọi công trình xây dựng.

Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế lùi bước trước quyết định kiểm duyệt Internet của Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 31/07/2008 Cập nhật lần cuối ngày 31/07/2008 15:49 TU

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/103/article_559.asp

Diều Thế Vận
(Ảnh:Reuters)

Sau 24 tiếng đồng hồ mập mờ, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế chính thức xác nhận đã thỏa thuận với Trung Quốc về chế độ kiểm duyệt Internet kể cả đối với báo giới ngoại quốc. Một lần nữa, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế lại thất bại trong việc yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng những cam kết của chính họ.

Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 31/07/08 ông Kevan Gosper, Trưởng ban báo chí, đồng thời là phó chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế IOC đã cho biết như trên. Ông còn nói thêm rằng bản thân ông không hề hay biết về thỏa thuận đó.

Tuyên bố của vị phó chủ tịch phong trào thế vận quốc tế có thể tạo ra hoài nghi về cung cách làm việc của định chế này. Nhưng thực tế cho thấy là một lần nữa, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế lại thất bại trong việc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những cam kết của chính họ.

Chủ tịch IOC : "Sẽ không có kiểm duyệt Internet", nhưng...

Khi đăng cai xin tổ chức Thế Vận Hội tại Bắc Kinh, một trong những cam kết chính quyền Trung Quốc là sẽ để cho báo chí ngoại quốc tự do hành nghề nhân dịp này.


Chủ tịch IOC đến Bắc Kinh
(Ảnh:Reuters)

Ngày16/07/2008 vừa qua, trong bài phỏng vấn dành riêng cho hãng tin Pháp AFP, ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế còn khẳng định là trong những lần đàm phán kín đáo với Bắc Kinh, ông đã được phiá Trung Quốc bảo đảm nhiều điều, trong đó có quyền tự do hành nghề của giới truyền thông ngoại quốc. Ông đã nói nguyên văn như sau :

''Lần đầu tiên, giới truyền thông ngoại quốc sẽ có thể tự do thực hiện và truyền đi các phóng sự tại Trung Quốc. Sẽ không có kiểm duyệt Internet. Mọi người có thể đi phỏng vấn ngay trên quảng trường Thiên An Môn''. HLD

Không đầy hai tuần lẽ sau lời xác nhận đầy lạc quan đó, riêng trong địa hạt Internet, thực tế hoàn toàn khác. Trong những ngày qua, giới báo chí ngoại quốc sử dụng Internet tại Trung Tâm Báo chí Thế Vận ở Bắc Kinh đều không thể nào truy cập vào một số địa chỉ web.

Khi than phiền với giới chức trách nhiệm là Internet bị kiểm duyệt, thì họ được trả lời là lỗi không phải từ phiá Trung Quốc, mà là do vấn đề ''kỹ thuật'', thậm chí là do lỗi của bản thân các địa chỉ web mà nhà báo muốn truy cập. Đến hôm qua thì chính quyền Bắc kinh đã chính thức công nhận rằng họ đã kiểm duyệt Internet. Lời công nhận đã tiếp tục được khẳng định vào hôm nay, bất chấp làn sóng phản đối đã vang lên khắp nơi.

Thậm chí cơ quan truyền thông quốc tế cũng bị kiểm duyệt

Danh sách các địa chỉ Web bị Trung Quốc kiểm duyệt đi từ các tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, như Ân xá Quốc tế, Phóng viên Không Biên giới chẳng hạn, cho đến các hiệp hội của giới ly khai Trung Quốc, giới bảo vệ cho người Tây Tạng, hay của phong trào Pháp Luân Công... Thậm chí một số cơ quan báo chí quốc tế cũng bị phong tỏa như một vài tờ báo Hồng Kông, các đài phát thanh quốc tế như Deustche Welle của Đức, BBC của Anh hay RFA của Mỹ.

Điều được nhât báo International Herald Tribune tiết lộ hôm 31/07/2008, là theo một viên chức cao cấp thuộc Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế xin giấu tên, thì định chế này biết rất rõ là chế độ kiểm duyệt Internet sẽ được duy trì, kể cả với báo chí nước ngoài, và họ đã chấp thuận yêu cầu của Trung Quốc.

Như vậy, từng bị chỉ trích là đã phản ứng yếu ớt trước việc Trung Quốc đàn áp thô bạo người Tây Tạng trong thời gian qua, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đang trở thành đối tượng bị công kích do hành động lùi bước trên hồ sơ quyền tự do ngôn luận. Một số nhà phân tích đang tự hỏi là với quan điểm như vậy, liệu Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế có dám đứng ra bảo vệ cho các nhà báo nếu những người này bị an ninh Trung Quốc gây khó dễ trong khi tác nghiệp hay không ? Theo hãng thông tấn Asianews : trong những ngày qua, nhiều nhà báo đã than phiền rằng họ đã bị nhân viên an ninh ngược đãi khi tìm cách phỏng vấn những người xếp hàng mua vé xem Thế Vận Hội. Máy ảnh một nhà báo Đan Mạch còn bị giựt và đập vỡ khi người này đang chụp cảnh đám đông xếp hàng chờ đợi.

Tóm lại trong thời gian sắp tới đây, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế chắc chắn sẽ phải trả lời vế các vấn đề vừa nêu. Trước mắt, uy tín của định chế này đã bị tổn hại nặng nề. Vào hôm qua, tổ chức bảo vệ báo chí quốc tế Phóng viên Không Biên Giới đã tố cáo : ''Chính quyền Trung Quốc không tôn trọng các cam kết đưa ra năm 2001, nhưng lại được Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế bảo kê''. Theo Phóng viên Không Biên Giới, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đã ''hòan toàn mất uy tín''.


Hạn chế nào với phóng viên ở Olympics

30 Tháng 7 2008 - Cập nhật 11h13 GMT

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080730_olympicsnetaccess.shtml


Phóng viên và nhà báo được tiếp đón tại những trung tâm hiện đại

Giới chức Trung Quốc nói phóng viên nước ngoài đưa tin Olympics không được truy cập internet thoải mái mà không qua kiểm duyệt.

Một người phát ngôn nói những trang liên quan tới môn phái tâm linh Pháp Luân Công sẽ bị chặn và một số trang web khác mà hiện chưa nói rõ sẽ không thể truy cập được.

Trung Quốc quản lý internet chặt nhưng từng nói khi nộp đơn xin đăng cai Thế Vận Hội rằng sẽ cho phép các phóng viên tự do đưa tin.

Các phóng viên đã và đang phàn nàn rằng họ không truy cập được một số website thông tin hoặc các trang về nhân quyền.

Một thành viên cao cấp của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) xác nhận rằng trong khi phóng viên được tự do đưa tin Thế Vận Hội thì IOC cũng đã biết rằng có một số trang web sẽ bị chặn.

'Vào mạng thế là đủ'

Khoảng hơn 20.000 phóng viên và nhà báo theo dự kiến sẽ tới thủ đô Bắc Kinh để đưa tin sự kiện thể thao được khai mạc vào ngày 08 tháng Tám.

Một số phóng viên đã có mặt tại trung tâm báo chí tại Bắc Kinh.

Vào hôm thứ Ba, các phóng viên nói họ không thể truy cập được trang của Amnesty International khi tổ chức này công bố phúc trình chỉ trích thực trạng nhân quyền Trung Quốc.

Một số trang tin quốc tế khác vốn đụng chạm tới các đề tài như Tây Tạng cũng không thể truy cập được.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lưu Kiến Siêu, xác nhận rằng các website liên hệ với phong trào Pháp Luân Công bị chặn.

Ông nói trong buổi họp báo thứ Ba rằng "Vì các trang này liên quan tới Pháp Luân Công, tôi nghĩ rằng quí vị biết là Pháp Luân Công là giáo phái bị cấm hoạt động theo luật, và chúng tôi giữ lập trường."

Vào hôm thứ Tư, một người phát ngôn của IOC nói với hãng thông tấn AFP rằng nhà chức trách cũng chặn một số website khác mà không nói rõ là trang nào.

Tuy nhiên người này không cung cấp thêm chi tiết khi BBC hỏi.

http://www.doi-thoai.com/baimoi0708_509.html

Phản ứng của dư luận về vụ các lãnh đạo báo Tuổi Trẻ bị mất chức

Phản ứng của dư luận về vụ các lãnh đạo báo Tuổi Trẻ bị mất chức
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2008-07-31

Giới cầm bút tại Việt Nam nghĩ gì trước sự kiện Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ bị rút thẻ nhà báo vĩnh viễn và trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị cách chức, do lên tiếng bênh vực các ký giả bị bắt vì viết bài phanh phui vụ tham nhũng PMU18.

Phần âm thanh

Tải xuống âm thanh

Photo Courtesy of Tienphong online.

Báo chí Việt Nam từng có lúc được thoả mái đưa tin về các vụ án tham nhũng lớn. Các phóng viên đang săn tin về vụ Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt tại nhà riêng vì liên quan tới vụ tham nhũng, đánh bạc PMU18. Photo Courtesy of Tienphong online.


Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, ông Bùi Thanh vừa bị rút thẻ nhà báo vĩnh viễn, mà nhiều người cho là bị cách chức. Cùng lúc đó, Trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội là ký giả Đà Trang cũng bị cách chức.

Diễn biến này có thể gây phản ứng trong dư luận ra sao, nhất là giới cầm bút? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ từ Sài Gòn nhận xét:


Dư âm từ vụ bắt giam 2 nhà báo
Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ: Theo tôi nghĩ, nếu mà có thực chuyện này thì chắc chắn là chuyện ấy đã được đoán trước, đã được biết trước lâu rồi, trong giới báo chí đã được biết trước lâu rồi, nhứt là những giới chóp bu, tức là các tổng biên tập đó mà, thì chắc họ đã biết rồi.

Mà cái chuyện này đã được sắp sẵn sau vụ anh Chiến, anh Hải bị bắt đó mà. Tôi nghĩ là đều sắp sẵn hết rôi. Mà như cái việc này hầu như là đã được "Tổ Chức" nó sắp sẵn, kỷ luật làm sao, ai sẽ bị như thế này, như những con vật tế thần đó mà. Thì để cho nó yên đi.

Cái chuyện này đã được sắp sẵn sau vụ anh Chiến, anh Hải bị bắt đó mà. Tôi nghĩ là đều sắp sẵn hết rôi. Mà như cái việc này hầu như là đã được "Tổ Chức" nó sắp sẵn, kỷ luật làm sao, ai sẽ bị như thế này, như những con vật tế thần đó mà.


Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ
Một cuộc trao đổi ngoạn mục giữa giới quyền chức với nhau, họ ăn có với nhau trong đời sống chính trường đó mà. Tôi nghĩ bây giờ giống như kiểu anh Đà Trang bị cách chức, anh Bùi Thanh gì đó bị rút thẻ, thì tôi nghĩ đó cũng chỉ là chuyện bình thường.

Thanh Quang: Mặc dầu như vậy, nhưng mà theo nhận xét của anh, cái phản ứng của dư luận có thể như thế nào, thưa anh?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ : Dư luận bây giờ thì đã nguội rồi. Trường hợp này đây là trường hợp của "Tổ Chức" thôi. Trường hợp anh Bùi Thanh bị rút thẻ nhà báo hay cách chức gì đó, hay anh Đà Trang bị cách chức Truởng Phòng Đại Diện tại Hà Nội chẳng hạn, thì tôi nghĩ đó là hệ quả của những cuộc bắt bớ của anh Chiến và anh Hải. Và người ta cần phải xử lý những người đã trực tiếp phục trách những người ở đó.


Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị công an còng tay hôm 4-4-2006 vì liên quan đến vụ tham nhũng, đánh bạc PUM18. Photo courtesy Thanh Nien online. Và cái chuyện này thì ở báo Thanh Niên người ta đã làm rồi, bây giờ tới báo Tuổi Trẻ. Vấn đề ở chỗ là người ta làm để hợp pháp hoá những việc người ta làm mà người ta cho là đúng mà theo "Tổ Chức" thì ai phải chịu trách nhiệm, thì cái đợt này tất cả những tổng biên tập đều né đạn được hết cả. Mà đây tôi nghĩ là những con chốt thí để quan sông mà thôi chớ không có gì ghê gớm cả.

Những trưởng phòng sẽ bị, ai cầm can sẽ bị, ai là phó tổng biên tập phải bị, ví dụ thế. Những người trực tiếp làm nên vụ việc đó, để xảy ra vụ việc đó thì phải chịu trách nhiệm chuyện này. Tôi nghĩ đợt này thì các tổng biên tập có lẽ bị kỷ luật hết cả, hay họ có chỗ dựa khác chắc hơn, thì cần phải thí những con chốt hay những con xe gì đó.


Tự do báo chí ở Việt Nam?
Thanh Quang: Nhưng mà về mặt tự do báo chí, như anh vừa nói hối nãy, thì cách đây không lâu hai ký giả của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt giam vì liên hệ tới vụ PMU18, thì bây giờ lại hai ký giả vừa nói của báo Tuổi Trẻ bị mất chức thì điều này có cho thấy là tự do báo chí trong nước vốn đã gặp khó khăn rồi bây giờ bị hạn chế hơn nữa như thế nào không thưa anh?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ: (Cười) Từ hồi nào tới giờ báo chí trong nước có tự do bao giờ đâu mà khó khăn? (Cười) Báo chí Việt Nam có bao giờ tự do đâu mà khó khăn với lại không khó khăn, anh Quang! Báo chí Việt Nam chưa bao giờ có tự do hết, chưa bao giờ có tự do cả, cho nên không thể đặt vấn đề tự do báo chí ở đất nước này được.

Báo chí là báo chí của đảng, báo chí của nhà nước, mà báo chí của đảng và nhà nước thì họ phải làm theo ý của đảng và nhà nước thôi. Không thể nói chuyện tự do ở đây được.

Ở đất nước này không thể có cái gọi là tự do báo chí được. Có tự do chăng là tự do trong cái lồng của nó, tự do trong cái khuôn khổ của đảng và nhà nước cho phép. Còn nếu không thì không được đâu, không có đâu.


Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ
Cho nên nhiều người ảo tưởng rằng là có tự do hay không có tự do trong báo chí, trong văn chương, văn học nghệ thuật, nhứt là báo chí, thì tôi e rằng ngay cả các ký giả, các nhà báo của Việt Nam đang ảo tưởng chính mình. Những con chim đang ảo tưởng ngay chính cái lồng của mình!

Và họ cứ nghĩ họ tự do nhưng thực tế họ đang ở trong cái lồng và được một ông chủ nuôi. Khi ông chủ cho bay cho hót thì họ bay hót, nhưng khi ông chủ không thích nữa thì ông chủ có thể vặt lông bẻ cổ đó chứ.


Việc cựu Thử trưởng Nguyễn Việt Tiến được tuyên bố trắng án hôm 28-3-2008 được coi là một khúc quanh quan trọng của vụ PMU18. Photo courtesy of Laodong online. Rất đơn giản! Ở đất nước này không thể có cái gọi là tự do báo chí được. Có tự do chăng là tự do trong cái lồng của nó, tự do trong cái khuôn khổ của đảng và nhà nước cho phép. Còn nếu không thì không được đâu, không có đâu. Đó không phải là một nền báo chí nhân bản như Phương Tây đâu. Không có.

Thanh Quang: Trong khi có tin là các nhà lập pháp Việt Nam đang thu thập ý kiến cho dự luật tự do báo chí thì những vụ giam giữ hay cách chức nhà báo như vừa nói lại xảy ra, anh nhận xét như thế nào về vấn đề này ạ?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ : Những vấn đề lập pháp đặt ra hành lang pháp lý cho tự do báo chí tương lai thì chắc chắn con người ta luôn luôn cần phải có, người ta cần phải làm việc, những nhà làm luật cần phải làm việc. Nhưng mà hiện thời cái đó (tự do báo chí) còn xa vời lắm, đối với đất nước này thì xa vời lắm.

Cái này giống như đang chập chửng, mò mẩm trên con đường lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với đất nước này rất là mò mẩm và đang trên con đường phải đi đến đó. Con đường rất là xa vời, cái đó chắc đời con đời cháu mình hưởng anh ạ. Tôi nghĩ đời mình không hưởng nổi đâu (cười). Rất là khó.

Cái đó người ta đang hy vọng, đang kỳ vọng vào một cái lề luật mới, một cái luật mới, hay là đối với tự do báo chí cần có luật hoá thì mới có tự do được. Nhưng mà hiện thời, giống như hồi nãy tôi nói, có tự do hay không thì chắc chắn chưa có bởi chưa có luật gì hết cả. Không có một cái luật gì hết cả để bảo đảm rằng người cầm bút họ có thể hành nghề được, thì chắc chắn là chưa có luật, mà chưa có luật thì đương nhiên phải nắm trong tay một số người nào đó, hay nằm trong một ý thức nào đó thôi.

Chắc chắn hiện tại không có tự do và luật nó chỉ biểu hiện trong tương lai sẽ có thôi, sẽ có tự do báo chí, chứ hiện thời chưa có. Đương nhiên xa lắm! Chúng ta đi giật lùi cách đây 30 năm trước thì rất là khó. Giật lùi lại trước 1975 rất là khó. Tự do trước 75, tự do báo chí nên có ký giả đi ăn mày, ký giả xuống đường hay ký giả thế này thế khác, thì rất là mơ hồ. Không có chuyện đó được.

Thanh Quang: Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ rất nhiều.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-continues-to-crackdown-on-freedom-of-press-TQuang-07312008132313.html

------------
Ý kiến:
Anh Cứ nói rất đúng, trong chế độ cs độc tài toàn trị thì làm gì có tự do !!!!
Tự do của cs là tự do giả hiệu, bịp !

Chị Dương Thị Xuân bị công an CSVN khủng bố căng thẳng và nặng nề

01 Tháng 8, 2008

Như dư luận đã biết, hồi giữa tháng 7/2008 công an TP Hà Nội và Bắc Giang đã phối hợp để lừa dụ cựu quân nhân tình nguyện Lê Thanh Tùng - một nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền trẻ tuổi phải đến trụ sở công an thị trấn Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội thẩm vấn. Nội dung cuộc tra vấn này do công an tiến hành, là do việc anh Tùng là một thành viên trong Nhóm phóng viên đấu tranh vì Dân chủ, Tự do, Nhân quyền và Công lý đã viết, đưa tin, bài, hình ảnh và giúp nông dân thôn My Điền, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được trả lời phỏng vấn tố cáo việc họ đã bị công an CSVN đàn áp, đánh đập dã man trước đó tại quê nhà trên đài phát thanh hải ngoại là VN Sydney Radio - ở Úc Châu do chị Bảo Khánh thực hiện vào chiều ngày 15/5/2008. Sau đó, sáng ngày 17/7/2008 nhà báo Dương Thị Xuân, thư ký Tập san Tự Do Dân Chủ đã bị gần 1 chục mật vụ của sở công an Hà Nội bắt cóc để cưỡng chế đưa vào đồn công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm giữa thủ đô nhằm tiếp tục tra vấn chị hơn 4 giờ đồng hồ xoay quanh vụ án có tên gọi nôm na là : " đã đưa tin bà con nông dân thôn My Điền bị công an Việt Nam đàn áp tàn bạo lên Mạng và ra nước ngoài trái phép " !!!

Tiếp theo đó, liên tục trong các ngày 18,19, 20 tháng 7/2008 công an Hà Nội đã tiến hành đặt chốt canh gác từ sáng sớm đến đêm khuya với lực lượng hàng chục nhân viên mật vụ tại cả 2 nơi mà chị Dương Thị Xuân thường có mặt sinh sống cùng thân nhân của mình. Đó là tại nhà ở của gia đình cùng chồng con chị tại địa điểm phòng 404, khu tập thể ban tổ chức TW, ngõ 186 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình HN; và nhà mẹ chị tại khu tập thể của cán bộ, nhân viên trường Trung cấp xây dựng Hà Nội tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, HN.

Đặc biệt nghiêm trọng là trong đêm khuya, vào hồi 23 giờ 30 phút ngày 20/7/2008. Ban lãnh đạo của sở công an thành phố đã huy động hơn 10 công an Hà Nội, phối hợp cùng an ninh mật vụ của tỉnh Bắc Giang đã đập cửa định xông vào nhà, nơi cư trú của gia đình riêng chị Xuân tại khu tập thể ngõ 186, phố Ngọc Hà nhằm cưỡng chế để tống đạt "giấy triệu tập lần thứ 1" bắt buộc chị phải đến trại giam Kế của công an tỉnh Bắc Giang để họ tiếp tục thẩm vấn vụ án "Bản tin về hàng chục, hàng trăm người dân Thôn My Điền bị công an đàn áp, bị bắt giam" mà họ cho rằng chị có liên quan trực tiếp. Nhưng vì lúc đó trong nhà chỉ có mặt 2 mẹ con, mà trời thì đã quá khuya nên chị cương quyết không mở cửa cho toán công an, mật vụ được xông vào nhà để khủng bố và hăm doạ tinh thần cả gia đình một cách trái pháp luật. Khi bà con lối xóm thấy vang động cả khu nhà làm mất giấc ngủ của họ, nên nhiều gia đình xóm giềng liền kề đã ra mở cửa để hỏi tốp công an lý do ra sao khi đêm đã quá khuya khoắt mà "người của nhà nước" lại làm việc có vẻ khuất tất và mờ ám như vậy ? Thì được số công an mật vụ đông đúc lúc đó trả lời : " Chúng tôi là cán bộ và đại diện chính quyền phường vào thu lệ phí vệ sinh công cộng và tiền an ninh trật tự cho phường theo quy định, chứ không có gì nghiêm trọng cả. Đề nghị bà con tiếp tục nhà ai, nhà ấy về nghỉ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ !!! ".

Bắt đầu từ rạng sáng hôm ấy cho đến tận đêm gần 24 giờ, toán công an mật vụ vẫn bao vây chặt chẽ quanh nhà và tuyên bố nếu chị ra khỏi chỗ ở sẽ cưỡng bức đưa ngay lên xe chuyển về trại giam Kế của tỉnh Bắc Giang để hỏi cung vụ án cực kỳ nghiêm trọng là "Đã đưa tin My Điền và phát quà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trái phép cho đồng bào bị nạn tại thôn này để kích động họ chống đảng và nhà nước nhằm lật đổ chính quyền nhân dân !!!".

Mặt khác họ không ngừng tuyên truyền cho dư luận là sư cô Thích Đàm Thoa và Lê Thanh Tùng đã thành khẩn khai báo hết cả, là chị Xuân đứng đầu vụ án "Bản tin thôn My Điền hôm 15/5/2008" như nội dung đã nêu trên đây. Trước bối cảnh căng thẳng đó, chị Xuân đã tạm lánh về quê nội ở tỉnh Yên Bái để lo một số việc cho gia đình, thì ngay lập tức liên tục trong các ngày từ 21 đến 27/7/2008 ban chỉ huy công an cấp trên của thành phố đã chỉ đạo các nhân viên an ninh thuộc công an Hà Nội tới tấp đến nhà chị ở cả 2 nơi để khủng bố đe doạ gia đình và thân nhân chị như sau : "Nếu Chị Xuân về lúc nào là chúng tôi bắt lúc đó để đưa lên Bắc Giang ngay. Công an trên đó đã bắt Lê Thanh Tùng rồi, bắt xong Dương Thị Xuân là quay về bắt nốt Nguyễn Khắc Toàn luôn thể để đưa ra xử tội bọn này...".

Họ còn nói : "Chị Xuân có về thì toà án Bắc Giang mới đem được Nguyễn Văn Bình cựu trưởng thôn My Điền ra xét xử. Nếu không về làm việc tiếp với chúng tôi thì vụ án xử tay Bình - Bắc Giang không thể tiến hành được theo đúng luật pháp !!! Chúng tôi yêu cầu gia đình mời chị Xuân về làm việc với công an cho xong đi".

Hiện nay cuộc sống của gia đình chị Dương Thị Xuân bị công an đe doạ, khủng bố cực kỳ căng thẳng và nặng nề. Cả nhà họ đang phải sống trong bầu không khí bị đàn áp rất nghiêm trọng, tính mạng và sự an toàn của tất cả mọi người đang trong tình trạng bất an cực độ và rất nguy hiểm do bộ máy trấn áp của công an rình rập đêm ngày.

Như dư luận đã biết, Nữ nhà báo Dương Thị Xuân là thành viên của "Hội (Câu lạc bộ) các nhà báo Tự do" tại Thủ đô, chị đã từng bị công an Hà Nội bắt bớ, giam giữ phi pháp và bị đánh đập tàn bạo nhiều lần trong các đồn bốt của cảnh sát tại giữa thủ đô trong mấy năm qua kể từ khi chị tham gia Phong trào đấu tranh cùng nhiêù anh chị em dân chủ và đồng bào dân oan các tỉnh. Như việc chị đã từng bị bắt ở đồn công an phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, đồn công an phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, đồn công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, đồn công an phường Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, đồn công an phường Thuỵ Khê, và đồn công an phường Trúc Bạch quận Ba đình, đồn công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.... Đặc biệt, vào hồi đầu tháng 8/2006 chị đã bị bắt giữ, khám nhà, khám máy vi tính, bị thẩm vấn nhiều ngày trên phòng điều tra an ninh của sở công an Hà Nội tại 87 phố Trần Hưng Đạo khi tham gia sáng lập tờ báo đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, Công lý mang tên Tập San Tự Do Dân Chủ do nhà văn Hoàng Tiến và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đứng đầu.

Chị cũng đã từng bị công an Hà Nội tổ chức tông xe máy trên đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch và Hồ Tây hồi giữa năm 2006 nhằm ngăn chặn chị tham gia sâu và mạnh mẽ vào Phong trào đấu tranh đòi dân chủ hoá đất nước. Chị đã gặp gỡ tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà tranh đấu có tên tuổi trong nước như : Cụ Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà, nhà văn Hoàng Tiến, ông Phạm Quế Dương, các Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, nhà Hán Nôm học Trần Khuê, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Hoà thượng Thích Không Tánh, Nguyễn Xuân Nghĩa.... Các trí thức trẻ tuổi tham gia Phong trào đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền trong nước, thì hầu hết chị cũng đã gặp gỡ cùng tham gia các hoạt động tranh đấu như họ. Đó là các anh chị em, như Đỗ Nam Hải, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bạch Ngọc Dương, Đào Văn Thuỵ, Nguyễn Phương Anh, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Trung Lĩnh, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng....Chị cũng tham gia viết nhiều bài báo phê phán đường lối cai trị đất nước một cách độc đoán, chuyên chế của đảng và nhà nước CSVN có ký tên thật của mình và nhiều bài báo ký bút hiệu Quang Minh để bênh vực cho đồng bào dân oan thấp cổ bé miệng là nạn nhân của nạn "loạn quyền, ác đảng" đang hoành hành trắng trợn và phi nhân khắp các địa phương trong cả nước.

Trong các cuộc xuống đường đấu tranh biểu tình trên đường phố tại Hà Nội, như chống tập đoàn CS độc tài gian ác, bá quyền Trung Quốc xâm lược các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 12 cuối năm 2007, hay cuộc biểu tình phản đối ngọn đuốc thế vận hội Bắc Kinh 2008 ô nhục được tổ chức trước cửa chợ Đồng Xuân sáng ngày 29/4/2008, chị cũng đều có mặt và hoạt động khá tích cực, nhiệt tình mặc dù đã bước sang tuổi 50...

Là một nhà báo tự do, là một trí thức, cựu giảng viên đại học sư phạm Hà Nội 2, được sinh ra trong một gia đình nền nếp và dòng họ có truyền thống Nho giáo và yêu nước, quê gốc ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ lâu đời nay. Thế nên dù bị công an CSVN bắt giữ, đánh đập nhiều lần và dung mọi thủ đoạn nhưng không làm chị mảy may nhụt ý chí đấu tranh. Đáng chú ý là trong các lần trực tiếp đối đáp tranh đấu quyết liệt trong đồn bốt của công an Hà Nội, nhưng chị đã làm cho phía các sĩ quan an ninh làm nhiệm vụ baỏ vệ nền chính trị độc tài của "nhà nước toàn trị CSVN + kiêm nhà nước cảnh sát và mật vụ trị" rất lúng túng, bối rối không sao trả lời cho thuyết phục được trước người phụ nữ chân yếu tay mềm này.

Nhóm phóng viên chúng tôi tha thiết kêu gọi dư luận rộng rãi trên thế giới và trong nước hãy lên án mạnh mẽ, cực lực đòi nhà cầm quỳên CSVN phải dừng tay khủng bố những công dân vô tội như nữ nhà báo Duơng Thị Xuân, cựu quân nhân Lê Thanh Tùng và những người đối kháng khác trong nước có chủ trương đối lập với đảng CSVN chỉ bằng ngòi bút, bằng những tiếng nói ôn hoà, lành mạnh bất bạo động để đòi cải cách hoặc xoá bỏ triệt để thể chế chính trị nhân danh XHCN đã lạc hậu và quá lỗi thời so với trào lưu tiến bộ của cả nhân loại và thời đại văn minh như hiện nay.

Chúng ta cũng đòi họ phải thực thi nghiêm chỉnh, đầy đủ và vô điều kiện các quyền Con người, quyền Công dân căn bản và tối thiểu như bản hiến pháp của chính họ viết ra mà họ đã long trọng thừa nhận về các quyền tự do dân chủ như tự do báo chí, ngôn luận, thông tin, phát biểu chính kiến, lập hội, biểu tình, sinh hoạt chính trị...vv..

Chúng ta cũng kiên quyết và tha thiết đòi nhà cầm quyền độc tài CSVN phải chấp hành, phải thực thi nghiêm chỉnh mọi cam kết của họ với cộng đồng Quốc tế văn minh, với Liên Hợp quốc khi họ đã và đang là một quốc gia thành viên đã tham gia ký kết các Công ước Quốc tế quan trọng về Nhân quyền, về các quyền Dân sự và Chính trị từ hàng chục năm nay.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về tình hình khi có được thông tin mới và chính xác nhất tới công luận.

Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam thực hiện và phổ biến bản tin này.

Làm tại Hà Nội ngày 30/7/2008
http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6231

Công an CSVN lại đến nhà Kỹ sư Đỗ Nam Hải tịch thu tài sản của anh

Giáng Ngọc Phỏng Vấn Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa


Trích đăng lại từ đài truyền hình SBTN


Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 08, 2008 tại Nam California. Chị Giáng Ngọc của đài truyền hình SBTN đã có một buổi nói chuyện với ban tổ chức đại nhạc hội. Xin mời quý bạn đọc vào trang trong để xem video.




Đoạn 1
http://www.youtube.com/watch?v=aZ_Xd_0OkQA

Đoạn 2
http://www.youtube.com/watch?v=wgFbra2_SM4

Đoạn 3
http://www.youtube.com/watch?v=sA9ZKT2ALF4

RFA: Vì sao cùng lúc cả 5 tướng chỉ huy Quân khu Thủ đô bị mất chức

Vì sao cùng lúc cả 5 tướng chỉ huy Quân khu Thủ đô bị mất chức
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-07-30

Hôm thứ Hai vừa qua, 5 tướng lãnh chỉ huy Quân Khu Thủ Đô đồng loạt bị thuyên chuyển và cách chức, trả về Bộ Quốc Phòng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội Việt Nam đã xảy ra một sự kiện như vậy. Điều này có ý nghĩa gì?





vttruc-073008QuanKhuThuDoHN_thaydoi.mp3

Phần âm thanh

Tải xuống âm thanh

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Hôm 28-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cách chức toàn bộ lãnh đạo Quân Khu Thủ Đô. Hình: Tổng thống Brazil và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết duyệt đội quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Thanh Trúc hỏi chuyện Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy ở Pháp, người từng viết những bài tham luận và nghiên cứu về Quân Đội Nhân Dân Việt Nam được phổ biến hồi gần đây.


Kỷ luật của Bộ Quốc Phòng?
Thanh Trúc: Thưa Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, theo quan điểm của ông thì vì nguyên do nào các tướng lãnh chỉ huy ở Quân Khu Thủ Đô đã bị cách chức và trả về Bộ Quốc Phòng?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Nguyên do chính xác thì tôi không nắm vững được, nhưng mà dựa theo những gì mà mình có thể suy đoán thì mình có thể nói rằng đây là một hình thức kỷ luật của Bộ Quốc Phòng dành cho những tướng lãnh, những người lãnh đạo cao cấp trong quân đội đã không chấp hành và không thực hiện những chủ trương của đảng và nhà nước.

Chính vì vậy mà phải có hàng loạt vụ cách chức những người trong bộ tư lệnh quân khu, mà vấn đề đặc biệt là người ta thắc mắc tại sao đồng loạt cùng một lúc chỉ có bộ tư lệnh quân khu thủ đô mới bị thôi, còn các quân khu khác không bị. Thành ra người ta mới đặt vấn đề, thí dụ có nhiều người nói đây là âm mưu ngăn chận sự nổi dậy thì tôi nghĩ rằng đây là một yếu tố không đứng vững.

Tôi nghĩ rằng mấy vị lãnh đạo quân sự tại Quân Khu Thủ Đô mà bị cách chức là tại vì có nguyên do như thế này: Ngày 20 tháng 6 vừa qua chính Bộ Trưởng Quốc Phòng - Phùng Quang Thanh đến thăm Quân Khu Thủ Đô, thật sự là để thăm hỏi và kiểm điểm sự sinh hoạt của Quân Khu Thủ Đô nhưng đồng thời cũng để cảnh cáo Ban Chỉ Huy của Quân Khu Thủ Đô là làm sao quản trị một cách đứng đắn cái quân khu của mình, tại vì có hiện tượng một số quân nhân trong quân khu này có tên trong danh sách nhưng không bao giờ có mặt trong đơn vị hết tại vì họ là những người được đi ra ngoài kinh doanh buôn bán hoặc làm những công tác phi quân sự.

Tôi nghĩ rằng khuynh hướng thiên về Hoa Kỳ, thiên về Phương Tây mạnh hơn nên mới có sự cải tổ này. Đây là một hình thức thay đổi và canh tân hoá quân đội Việt Nam tại Quân Khu Thủ Đô, và cũng tỏ ra một cách để mà có đủ khả năng, có trình độ cao để đối tác với Hoa Kỳ trong tuơng lai và cũng để đối phó với Trung Quốc.


TS Nguyễn Văn Huy

Chính vì vậy mà khả năng chiến đấu, khả năng bảo vệ thủ đô của binh sĩ Quân Khu Thủ Đô giảm đi. Đồng thời cũng có nguyên do khác nữa là từ trước tới nay phải hiểu là Đảng CSVN và Đảng CSTQ là thân thiện với nhau để bảo vệ chủ nghĩa xã hội tại bán đảo Đông Dương mà gần đây Việt Nam thấy rằng Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra lấn lướt mình trên nhiều lãnh vực, nhất là về vấn đề lãnh thổ, trên biển và trên đất liền, chính vì vậy mà gây ra một số bất mãn trong chính quân đội.

Thật sự là quân đội nhân dân VN có đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình nhưng vì chính sách của đảng và nhà nước CSVN vì thân Trung Quốc, không muốn làm phiền lòng Trung Quốc, thành ra họ phải chấp nhận im lặng để Trung Quốc lấn lướt mà mình không có phản ứng được.

Chính vì vậy mà trong nội bộ quân đội có phản ứng là những người lính, nhứt là những sĩ quan, những quân nhân trẻ, tức là những người từ 40-50 trở xuống muốn có một sự thay đổi.

Họ đang làm áp lực, thành ra gần đây chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ, và trước đó đã có sự quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và quân đội VN trên vấn đề hợp tác song phương, trên vấn đề bảo vệ lãnh hải hoặc là canh tân kỹ thuật quân sự.

Chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng khuynh hướng thiên về Hoa Kỳ, thiên về Phương Tây mạnh hơn nên mới có sự cải tổ này. Đây là một hình thức thay đổi và canh tân hoá quân đội Việt Nam tại Quân Khu Thủ Đô, và cũng tỏ ra một cách để mà có đủ khả năng, có trình độ cao để đối tác với Hoa Kỳ trong tuơng lai và cũng để đối phó với Trung Quốc.

Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Văn Huy, có lẽ ông đã biết 5 người thay thế 5 chức vụ tại Quân Khu Thủ Đô, ông nhận định về 5 khuôn mặt mới này như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy: Năm nhân vật lãnh đạo cao cấp của Quân Khu Thủ Đô bị thay đổi, những người đầu tiên là tư lệnh trưởng, người thứ hai là chính uỷ, tức là hai chức vụ cao nhứt, thì người lãnh đạo tối cao của Quân Khu Thủ Đô là một ông hiệu trưởng Học Viện Quân Sự Trung Ương, nó tượng trưng cho một khuynh hướng là những người có kiến thức, có tầm nhìn xa và có khả năng giao tế rộng lớn đối với thế giới.

Chính vì vậy họ đưa người này vô thế, tại vì trong tương lai sự hợp tác quân sự giữa Việt Nam và quốc tế, mà nói thẳng ra là với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á, sẽ thắm thiết hơn và liên tục hơn.

Chính vì vậy mà họ cần phải đưa ra một số người đại diện ngay tại thủ đô, tại vì thủ đô dù sao mấy người đó (quốc tế) có đến thì đến Hà Nội chứ không đến nơi khác, mà chính Quân Khu Thủ Đô là lực lượng quân sự bảo vệ thủ đô, đồng thời là lực lượng quân sự hộ tống hoặc là các tướng lãnh, hoặc là các chỉ huy quân sự thế giới mà họ có thể tiếp xúc thẳng với lại tư lệnh Quân Khu Thủ Đô để mà qua đó họ nhìn bộ đội cộng sản Việt Nam.

Như vậy sự thay đổi này rất cấn thiết tại vì trong tương lai chính quyền cộng sản Việt Nam đang có một tầm nhìn khác, quan hệ chiến lược khác với thế giới để có một chỗ đứng được tôn trọng hơn và đồng thời cũng để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam một cách hiệu quả hơn.


Khuynh hướng thân Mỹ
Thanh Trúc: Theo ông thì những quân khu khác liệu có sự thay đổi cấp chỉ huy hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Chắc là sẽ có. Hiện nay Quân Khu I tức quân khu Lai Châu ở vùng biên giới là đã có một sự tăng cường thăm viếng của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng - Phùng Quang Thanh; lúc này Quân Khu I đang được chú ý rất là nhiều và trong tương lai sẽ được tăng cường và đồng thời sẽ được hiện đại hoá mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn.

Chính vì vậy một số khuynh hướng trong đảng cộng sản muốn Việt Nam có thế đứng tương đối độc lập hơn đối với Trung Quốc, tại vì đi với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thiệt hại chứ không có được lợi gì hết, lúc nào cũng bị ức hiếp mà không dám lên tiếng.


TS Nguyễn Văn Huy

Và quân khu thứ hai là Quân Khu II tại vùng lãnh thổ phía Tây thì cũng chắc sẽđược tăng cường. Nhưng đặc biệt hai quân khu III và IV chắc chắn là sẽ có sự - không phải là tăng cường mà một cách thay đổi những người có kiến thức rộng, có tầm nhìn xa, và trẻ tuổi, nghĩa là khỏang 50 chứ không phải trong lứa tuổi 60 như trước.

Ở phía Nam, tức Quân Khu VII và Quân khu IX thì nói chung cũng an toàn thành ra nếu có sự thay đổi thì cũng tương đối. Nhưng mà tại vì đó là những quân khu ở Miền Nam có sự giao tiếp với khách quốc tế, nhưng mà thường là giới kinh doanh nhiều hơn, thành ra chính vì vậy mà sẽ có ít sự thay đổi hơn là đối với Quân Khu I, Quân Khu II, Quân Khu III, Quân Khu IV, và Quân Khu V, đặc biệt là Quân Khu V tại vì vùng đó là Miền Trung và Tây Nguyên, chính vì vậy mà nó sẽ có sự thay đổi mạnh hơn.

Nhưng mà đây là lực lượng để tăng cường sự hiện diện của quân đội một cách mạnh mẽ để bảo vệ lãnh thổ một cách tích cực, tức là bảo vệ biên giới phía Tây, đồng thời bảo vệ vùng biển tức Hoàng Sa và Trường Sa.

Thanh Trúc : Thưa Ông, Việt Nam vẫn khẳng định tư thế đối tác chiến lược vớí Trung Quốc trong nhiều lãnh vực thế thì vấn đề đối tác chiến lược của Việt Nam vớí Hoa Kỳ có thể được hỉểu như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Vấn đề đối tác với Trung Quốc đó là chiến lược bắt buộc của Việt Nam phải đi cho dù không đồng ý với Trung Quốc hay là đồng ý với Trung Quốc, nhưng mà đối tác với Hoa Kỳ thì có sự dè dặt bởi vì hiện nay có khuynh hướng mới trong quân đội cũng như trong đảng cộng sản là phải kết thân với thế giới Phương Tây để từ đó có một sự hỗ trợ trên nhiều lãnh vực quốc tế, nhứt là Việt Nam hiện nay có mặt trong Hội Đồng Bảo An LHQ.

Chính vì vậy một số khuynh hướng trong đảng cộng sản muốn Việt Nam có thế đứng tương đối độc lập hơn đối với Trung Quốc, tại vì đi với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thiệt hại chứ không có được lợi gì hết, lúc nào cũng bị ức hiếp mà không dám lên tiếng.

Đồng thời kỳ này có một khuynh hướng thứ hai là kết hợp với (Hoa Kỳ) mà thật sự Việt Nam cần Hoa Kỳ chứ Hoa Kỳ không cần Việt Nam, thành ra chính vì vậy mà đang có khuynh hướng xích gần với quân đội Hoa Kỳ, tức là lực lượng phòng vệ Đông Nam Á, để có những hợp tác quân sự chung trong vùng Biển Đông, và nhờ đó mà Việt Nam có cơ hội để tăng cường lực lượng hải quân đồng thời cũng tăng cường khả năng chiến đấu và tăng cường khả năng giao tế và thông tin với các quốc gia khác trong trường hợp có biến.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy.

(Trên đây là cuộc phỏng vấn của Thanh Trúc với Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy ở Pháp. Xin được nhắc lại là ý kiến của người được phỏng vấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/5-top-ranking-officers-in-Vietnamese-military-capital-zone-got-fired-TTruc-07302008152103.html
-----------------------------------------------------------------------------------
31/7/2008 6h30 RFA

Tại sao thay đổi 5 tướng cs quân khu HN ?
RFA phỏng vấn 1 sĩ quan trẻ HaNoi :



20080731RFA_630QuankhuThuDo_pv_1siquanHN.mp3

Ý kiến:

RFA: Vì sao cùng lúc cả 5 tướng chỉ huy Quân khu Thủ đô bị mất chức

Wednesday, July 30, 2008

7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM

7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM
5



7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM Tap 1
7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM Tap 2
7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM Tap 3
7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM Tap 4

Thư của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gửi ông Chủ tịch nước

Nguyễn Xuân Nghĩa


1. Thư của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gửi ông Chủ tịch nước



Kính thưa ông Nguyễn Minh Triết

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



Họ và tên của tôi là: Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh năm 1949, giới tính: Nam; chức danh: nhà văn.

Nơi thường trú: số nhà 828 - đường Trường Chinh - quận Kiến An - TP Hải Phòng.
Điện thoại: 031 3678414; và 0978500452


Thưa ông,


Hiện nay Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Người dân Việt Nam rất hoan hỉ trước sự việc này và ước mong những vấn đề liên quan đến an ninh trên toàn cầu sẽ được chính quyền nước ta quan tâm giải quyết, đặc biệt là an ninh đối với người dân Việt Nam cần được đảm bảo một cách triệt để hơn nữa.

Trong tinh thần này tôi xin nêu lên một vài trường hợp bất an trong cuộc sống người dân Việt Nam hiện nay, kính mong Ông đặc biệt quan tâm cứu xét và kịp thời giải quyết.

― Ngày 28 tháng 6 năm 2008, công dân Phạm Văn Trội và Ngô Quỳnh, cư trú tại thủ đô Hà Nội đã bị hành hung tại huyện Hữu Lũng-tỉnh Lạng Sơn khi đi thăm viếng một cụ già bị bệnh ung thư sắp qua đời và vấn an thân nhân của bà.

― Khổ nạn tương tự đã xảy ra đối với công dân Nguyễn Đức Chính, cũng cư trú tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 7 năm 2008.

Các vụ hành hung này đều xảy ra dưới sự chứng kiến của các nhân viên thi hành pháp luật tại địa phương, nhưng nạn nhân không được giúp đỡ, can thiệp.

― Vào chiều ngày 4 tháng 7 cô Phạm Thanh Nghiên, công dân cư trú tại Hải Phòng đã bị hành hung, gây tổn thương về sức khỏe và tinh thần nặng nề khi trên đường từ nhà tôi về nhà mình. Bốn thanh niên lạ mặt đi xe gắn máy đã ép xe đạp của cô vào vỉa hè, đánh đập vào mặt, vào đầu cô, vừa đánh vừa phát ngôn những lời tục tĩu; Người đi đường vào tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp đều bị nhóm người lạ mặt này đe dọa hành hung.

Tôi xin lưu ý ông cô Phạm Thanh Nghiên là công dân đứng tên trong đơn xin biểu tình của 3 chúng tôi (Phạm thanh Nghiên, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa) gửi UBND TP Hà Nội xin phép được tổ chức một cuộc biểu tình đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ có biện pháp hữu hiệu giảm thiểu lạm phát và cứu nguy nền kinh tế đất nước chúng ta. Đơn xin phép biểu tình của chúng tôi theo đúng quy định của pháp luật, nhưng đã bị UBND TP Hà Nội bác bỏ.

― Cùng ngày cô Phạm thanh Nghiên bị hành hung, hai chúng tôi (Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Xuân Nghĩa) bị mời lên đồn công an sở tại nhận lệnh miệng cấm ra khỏi nơi cư trú đến ngày 16- tháng 7 năm 2008.

― Ngày 6 tháng 7, tôi đã thử xem lệnh miệng từ công an Tp Hải Phòng có hiệu lực hay không bằng việc mời hai người bạn tôi ra một quán nước chỉ cách nhà tôi 30 m, lập tức có 2 công an thuộc phòng Pa 25 (công an quản lý văn nghệ sỹ) và 2 công an chính trị quận Kiến An ngăn giữ bằng những hành vi thô bạo.


Xuyên qua hàng loạt các vụ hành hung liên tiếp vừa xảy ra này cùng với thái độ dửng dưng không can thiệp của công an, chúng tôi có thể khẳng định những thành phần vây đánh chúng tôi là do công an điều khiển để đàn áp những người đang yêu sách tự do và dân chủ.


Kính thưa ông

Chúng ta đã là nhà nước Pháp quyền (minh định tại điều II Hiến pháp)

Chúng ta đang phấn đấu cải cách tư pháp theo hướng tiến bộ hơn, nhằm hòa nhập mạnh hơn với nền tư pháp cộng đồng nhân loại tiến bộ

Tôi, nhân danh một công dân, xin gửi tới ông chủ tịch nước đang lãnh vai trò Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lá thư này để phản ảnh những hành vi vi phạm Hiến pháp, luật pháp đã bắt đầu trở thành hệ thống trong xã hội chúng ta và cả trong các cơ quan thực thi pháp luật


Mong ông lưu tâm cứu xét để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người dân theo Điều 71 Hiến pháp CHXHCNVN.


Trân trọng cảm ơn ông


Hải Phòng, ngày 10 tháng 7 năm 2008

Công dân-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Quận Cam Động Đất Cháy 1 Rạp Hát...Cháy 1 Xưởng Điện La Habra, Sụp Trần CSF, Có Cơ Nguy Động Đất Lớn Trong 30 Năm Tới

Việt Báo Thứ Tư, 7/30/2008, 12:02:00 AM

QUẬN CAM -- Một trận động đất lớn, ở 5.4 độ Richter, đã làm rung chuyển vùng Nam California hôm Thứ Ba, làm tất cả các tòa nhà trong vùng Little Saigon rung chuyển lay động, nhưng không gây hư hại lớn hay bị thương trầm trọng.
Đa số dân Việt các khu phố thương mại trên đường Bolsa, Westminster đã lập tức chạy ra khỏi các tòa nhà để ngừa hậu chấn.

Đài truyền hình Fox nói là tâm chấn là tại Chino Hills, và có ít nhất 26 cú hậu chấn theo sau nhưng dư chấn không lớn.

Bản tin CNN gọi đây là một “cú nếm thử, chỉ là cú nếm thử nhỏ thôi,” theo lời Kate Hutton, nhà địa chấn học tại Viện?Kỹ Thuật California (CIT).

Bà nói, “Trận động đất này nằm giữa cỡ nhỏ và trung bình.” Bà nói có 5% cơ nguy đây là tiền dẫn cho một cú động đất lớn hơn, theo tin CNN. Bà nói, chờ qua 24 giờ, thì cơ nguy chỉ còn 1%.

Bản tin CNN nói có 99% cơ nguy cho California gặp 1 cú động đất cỡ 6.7 độ hay lớn hơn trong 30 năm tới, theo nghiên cứu của UCERF, bản nghiên cứu bảo trợ bởi Viện Thăm Dò Điạ Chất Hoa Kỳ (USGS), Sở Thăm Dò Điạ Chất Cali (CGS) và Trung Tâm Động Đất Nam Cali (SCEC) và được in ở báo Science Daily hồi tháng 4-2008.

Bản tin báo O.C. Register chiều Thứ Ba cho biết động đất hôm Thứ Ba đã gây hư hại cho nhiều tòa nhà ở Đaị Học California State Fullerton, làm chậm lại các chuyến xe điện Metrolink, và đóng toàn bộ các trò chơi chạy thăm trong Disneyland.

Khói phun lên mịt mù từ một rạp hát ở thương xá MainPlace Mall, sau khi hệ thống đèn hỏng vì động đất, theo báo OCR. Lửa bốc cháy, thiêu rụi một hàng ghế và một bức tường rạp hát, may là lúc đó không có ai, vì mọi người đã di tản ngay khi vừa rung chuyển.

Động đất này rung chuyển cả Quận Cam, lan xa cả thành phố Los Angeles, quận San Diego và lay động xa tận Las Vegas ở tiểu bang Nevada.

Nhiều trần nhà rớt lả tả ở một thư viện Fullerton; tại đaị học Chapman University, một ống nứơc bể đã làm cả trường này di tản tạm thời.

Động đất này làm phựt cháy một trận hỏa hoạn nhỏ ở một nhà máy điện ở La Habra, làm cúp điện 2,350 khách hàng Southern California Edison

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=132134

Sở Điện Edison Cảnh Giác: Về Động Đất Nam Cali 7/30/2008
7-29-2008 SBTN NEWS AT 6 PM

Open letter to the people of China - 30/7/2008

Open letter to the people of China

Vietnam, July 30th 2008

Subject : the territorial sovereignty of Vietnam

Dear friends,

Our two nations have had close ties of neighborhood and culture for thousands of years. At times, each nation might have varying degrees of success but we are always close to each other. We have usually suffered the same pains and supported each other. Your country is an immense country with a long and lasting culture. We, Vietnamese, are proud to have such a giant neighbor. We always keep in mind that friendship and mutual respect are a precious legacy for the future of our two countries. Nevertheless, from 1949 until today, our country has been invaded many times by the armed forces of your Government, and presently parts of our land, our sea and our islands are been occupied ( for example, the entire archipelago of Paracel and many islands and reefs in the Spratley archipelago, and other parts of our territory). Furthermore, the Government of People's Republic of China has forged disinformation causing misunderstandings about our territory.

Particularly, on December 2nd 2007, the Government of People's Republic of China has decided to create the Sansha county-level town, including the Paracel and Spratley Islands which are integrated parts of Vietnam. On July 22nd 2008, taking the opportunity that our country is developing a plan to cooperate with an American company to explore gas and oil in the vicinity of Paracel Islands, Mr Liu Jianchao, spokesperson for the Chinese Ministry of Foreign Affairs declared : “The position of China on the South Sea is very clear and definite. We have expressed our view concerning this issue”; “China protests against any activity that violates the sovereignty and the integrity of China on the South Sea”. The South Sea that Mr Liu Jianchao spoke of is our very territorial sea surrounding the Paracel and Spratley Islands.

Reliable international historical data and those of our country has proved clearly that the Paracel and Spratley Islands (your government now names them Xisha and Nansha Islands) belong to Vietnam. Even the present government of Vietnam has several times strongly claimed its sovereignty over these islands. And your own historical data before 1949 recognized the sovereignty over Vietnam over the Islands of Paracel and Spratley. For example :

- The Foreign Report (Hải Ngoại Ký Sự) by Thich Dai San in 1696 acknowledged that the Lord Nguyen of Vietnam reigned over the archipelago of Truong Sa (Spratley Islands)

- The Map of Territorial Sea (Hải Quốc Đồ Chí) by Nguy Nguyen in 1842 has drawn the map of Vietnam including the two archipelagos now identified as Hoang Sa (Paracel Islands) and Truong Sa (Spratley Islands).

- Every ancient map drawn by Chinese historian before 1909 recognized the Hainan Island as the Extreme South of China; there was not a single Chinese map showing the two archipelagos that your present government called Xisha and Nansha.

- On November 1943, the Summit Meeting of the United States, the United Kingdom and China (President Roosevelt, Prime Minister Churchill and President Tchang Kaï Sheik) during the Cairo Conference, has discussed on territories that Japan seized from China and written down the Cairo Declaration in which there was the quoted line : “ All the territories that Japan has taken from the Chinese, comprising of Manchuria (Man Chau), Formosa (Dai Loan), and the Pescadores (Quan Dao Banh Ho), shall be restored to the Republic of China”. This means the President of China Tchang Kaï Sheik implicitly recognized that the two archipelagos Hoang Sa and Truong Sa were not parts of China.

- The Postdam Conference on August 1945 with the participation of four powers, the United States, the United Kingdom, China and the Soviet Union has issued a statement which declared : “The terms of the Cairo Declaration shall be carried out ». Therefore, the four great countries, including China, have recognized the two archipelagos’ Hoang and Truong Sa as not parts of the Chinese territory.

We solemnly declare that :

- The friendship between the two nations of China and Vietnam must be strongly build and secured by the two peoples themselves regardless of malevolent deeds, provoking or hostile actions by governments.

- A belligerent or hegemonic government not only menaces the peace and the stability of the region and the world but also constitutes a potential danger for its own people.

- The development of many countries in the region we are living in has demonstrated that the prosperity of a country and the happiness of its people do neither depend on the immensity of its land or its territory sea, nor on its natural resources.

- A country’s government disloyal with its neighbors could not be honest to its own people.

We strongly condemn :

- Any action aiming at the annexing part of the territory of Vietnam, offensing and endangering Vietnamese nationals on archipelagos Hoang Sa and Truong Sa and their surrounding waters.

- Any declaration violating or threatening the sovereignty of Vietnam on its land and on its sea.

- Any use or threat of use of violence as a mean to settle controversial issues.

We therefore propose :

- The people of China to call on the Chinese government to implement seriously and strictly the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia (TAC), the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) and all friendship agreements with Vietnam.

- The people of China to call on the Chinese government to impose a moratorium on the dispute over the territorial issue with Vietnam and promptly submit the case to competent international authorities to arbitrate.

We appreciate your attention and your cooperation.

With a friendly greeting,

We wish you Prosperity and Liberty.

The signatories :

1. Pham Van phien, ex-Vietnam’s Communist Party’s secretary of May 19 Textile Company, 28 Huong Vien, Hai Ba Trung District, Hanoi.

2. Le Huu Thuong, ex-Lieutenant Colonel, Vietnam’s Communist Party’s member, 205/38 Bach Mai, Hanoi.

3. Nguyen Van Dao, expert at the Hanoi People's Committee, Vietnam’s Communist Party’s member, 31 Hang Buon, Hanoi.

4. Nguyen Van Mien, ex-colonel, Vietnam’s Communist Party’s member, 30 Nguyen cao, Hai ba Trung District, Hanoi.

5. Do Viet Son, former General Manager of Hai Phong Import-Export Company , Vietnam’s Communist Party’s member, 04 Nguyen Cao, Hai ba trung District, Hanoi.

6. Nguyen Van Loi, ex-colonel, Vietnam’s Communist Party’s member, 24 Tang Bat Ho, Hai ba Trung District, Hanoi.

To continue....

http://www.doi-thoai.com/baimoi0708_478.html

Open letter to the people of China
THƯ NGỎ GỬI NHÂN DÂN TRUNG QUỐC

Tự do báo chí tại TC: Chine - Rapport annuel 2008

Chine - Rapport annuel 2008

Superficie : 9 598 050 km2.
Population : 1 315 844 000.
Langue : mandarin.
Chef de l’Etat : Hu Jintao.


Un vent glacial s’est abattu sur la liberté de la presse avant le 17e Congrès du Parti communiste qui s’est tenu en octobre à Pékin. Les journalistes ont été contraints de relayer la propagande officielle, tandis que les cybercenseurs sévissaient sur Internet. Malgré une règlementation assouplie en janvier, près de 180 correspondants de la presse étrangère ont été arrêtés ou harcelés en 2007.

http://www.rsf.org/IMG/pdf/RSF_China.pdf
Chine - Rapport annuel 2008 (en Chinois)

Début 2007, des représentants de Reporters sans frontières ont rencontré, pour la première fois, des officiels chinois, notamment le vice-ministre de l’Information à Pékin. Les autorités se sont dites prêtes à reconsidérer la situation des journalistes et des internautes actuellement emprisonnés, notamment Zhao Yan, collaborateur du New York Times, condamné à trois ans de prison sur la base d’accusations mensongères. Mais elles n’ont tenu aucun de leurs engagements. Zhao Yan a été libéré, en septembre, à la fin de sa peine. Et les autres promesses sont restées lettre morte. A la fin de l’année, les autorités ont refusé d’accorder des visas à cinq représentants de Reporters sans frontières qui souhaitaient se rendre à Pékin.

"Nous garantissons une liberté totale de la presse". Cette autre promesse, faite en 2001 par un officiel chinois qui défendait le dossier de candidature de Pékin pour les Jeux olympiques de 2008, n’a jamais été respectée. 2007 aura été l’année des désillusions. Beaucoup d’observateurs s’attendaient à plus de tolérance envers la presse et à une plus grande liberté d’expression, comme l’avaient annoncé les autorités. Mais le gouvernement, et plus particulièrement la police politique et le Département de la propagande, ont tout fait pour empêcher la presse libérale, les internautes et les dissidents de s’exprimer. Les correspondants étrangers ont été encore largement entravés dans leur travail malgré une règlementation qui leur accorde jusqu’en octobre 2008 plus de liberté de mouvement.

Le président Hu Jintao a consolidé les bases de son pouvoir, en mettant en avant les principes de la "société harmonieuse"... dont la démocratie est exclue. Les conservateurs du régime ont entrepris de construire cette "harmonie" par la force. En mars, Zhou Yongkang, ministre de la Sécurité publique, a appelé les services de sécurité à intensifier la répression contre les "forces hostiles", notamment les mouvements séparatistes et les dissidents, avant les Jeux olympiques.

Les "prisonniers des Jeux olympiques"

La police a donc entrepris d’arrêter les dissidents et les blogueurs qui appellent à l’amélioration de la situation des droits de l’homme avant la tenue des Jeux olympiques. Le plus connu de ces "prisonniers olympiques" est Hu Jia, arrêté le 27 décembre à son domicile de Pékin. Les policiers ont présenté un mandat d’arrêt l’accusant d’"incitation à la subversion du pouvoir de l’Etat". Son épouse, la blogueuse Zeng Jinyan, et leur fille âgée d’un mois et demi, ont été, plusieurs semaines durant, encerclées par des dizaines de policiers. Tous les deux défenseurs de l’environnement, des droits des malades du Sida et des prisonniers politiques, Hu Jia et Zeng Jinyan ont tenté de repousser les limites de la liberté d’expression en Chine, en postant sur leurs blogs des informations dérangeantes.

La répression s’est également abattue sur les contributeurs chinois de sites d’informations hébergés à l’étranger. Au moins trois collaborateurs du site d’informations Boxun, basé aux Etats-Unis, sont actuellement emprisonnés. Sun Lin, également connu sous son nom de plume Jie Mu, correspondant de Boxun en Chine, a été arrêté par la police le 30 mai à Nanjing (Est). Il avait dénoncé des abus de pouvoir, notamment dans des vidéos diffusées sur le site. Huang Jinqiu, autre correspondant régulier de Boxun, est détenu depuis 2003. Il a été condamné à douze ans d’emprisonnement pour "subversion du pouvoir de l’Etat" dans la province du Jiangsu (Est). Et en août 2007, le cyberdissident et blogueur He Weihua a été interné de force dans un hôpital psychiatrique du Hunan (Sud). Selon ses proches, cette décision est liée à ses articles publiés sur son blog www.boxun.com/hero/hewh/. Un quatrième, Li Changqing, a été libéré en février 2008, après avoir été condamné en 2006 à trois ans de prison par un tribunal de la ville de Fuzhou (province du Fujian, Sud-Est) pour diffusion d’"informations alarmistes".

La presse libérale sous pression

La presse libérale - notamment les quotidiens Xin Jing Bao et Nanfang Dushi Bao, et le magazine Caijing - a parfois été à l’origine d’informations embarrassantes pour les autorités locales ou nationales. Ainsi, en juillet, le Xin Jing Bao (Beijing News) a révélé que des responsables locaux avaient réussi à interdire la publication d’un rapport qui chiffre à près de 70 milliards de dollars le coût de la pollution dans le pays. Un mois auparavant, c’est le journal britannique Financial Times qui affirmait qu’un rapport de la Banque mondiale sur les problèmes environnementaux avait été censuré par le gouvernement. L’information avait circulé sur de nombreux sites et blogs chinois, avant d’être retirée par les cybercenseurs.

"Dans la rédaction, nous savons que dès qu’il s’agit d’un sujet qui concerne les leaders du Parti, les nominations d’officiels ou des sujets internationaux comme la Corée du Nord, il faut attendre la dépêche de l’agence Xinhua, a expliqué à Reporters sans frontières un journaliste du Beijing News. Publier quelque chose avant, c’est trop risqué. Tout le monde est au courant des interdits : les minorités, la liberté religieuse et Falungong." Le gouvernement ne se prive pas de rappeler à l’ordre les médias libéraux. En mars, le magazine économique Caijing, source d’information privilégiée de la communauté internationale, a été contraint de censurer un article sur l’adoption d’une nouvelle législation sur la propriété privée. La rédaction a également été obligée de retirer des articles de son site Internet.

Les meneurs de cette presse au ton plus libre prennent d’énormes risques. Yu Huafeng, président du quotidien Nanfang Dushi Bao, est incarcéré depuis 2004 à Canton. Son collègue Li Minying, ancien directeur du journal, a été libéré en février 2007, trois ans avant la fin de sa peine. Ils avaient été condamnés à six ans de prison pour "corruption". En 2005, plus de deux mille journalistes chinois avaient signé une pétition demandant la libération de leurs confrères.

D’autres journalistes, victimes de purges au sein de leur rédaction, ont été reclassés dans des publications jugés inoffensives. Début 2007, Huang Liangtian a été limogé de la direction du mensuel Bai Xing (Masses populaires) pour être nommé dans un magazine sur l’agriculture moins critique. Bai Xing avait multiplié les enquêtes sur les conditions de vie dans les zones rurales et révélé que l’administration d’une région pauvre de la province du Henan (Centre) avait fait construire une place plus large que celle de Tiananmen à Pékin. Les autorités locales avaient demandé la tête du journaliste. "Je ne suis pas sûr que la liberté de la presse va s’améliorer pour les médias gouvernementaux. Je suis triste que ma vie de journaliste s’arrête ainsi", a expliqué Huang Liangtian à Reporters sans frontières. En juillet, c’était au tour de Pang Jiaoming du China Economic Times d’être sanctionné par les autorités pour avoir publié une enquête sur la mauvaise qualité des matériaux de construction des rails de la première ligne de train à grande vitesse reliant Wuhan à Canton.

Une censure quotidienne

Le Département de la propagande et l’Administration générale de la presse et des publications (GAPP) se sont répartis le travail pour freiner les ardeurs des journalistes. En cours d’année, la GAPP a rappelé que "les reportages doivent être vrais, précis, objectifs, justes et ne doivent pas s’opposer aux intérêts de l’Etat ou enfreindre les droits des citoyens". Le Département de la propagande a, quant à lui, multiplié les interventions auprès des rédactions. En novembre, Reporters sans frontières a publié un document interne qui détaillait les différentes formes de censure. Sous la forme d’un Glossaire, le Département de la propagande met en garde les rédactions qui ne respectent pas "les règles de discipline mises en place pour l’information". Les instructions sont claires : "1- "Interdiction de reportage" signifie : interdiction d’écrire un reportage sur le sujet. - 2- "Ne pas envoyer de reporter" signifie : autorisation de publier l’article standard de l’agence Xinhua ou bien de reproduire le reportage, article (contribution) d’un média local. - 3-"Interdiction de critiquer" signifie : aucun commentaire sur les propos y compris au moyen d’un dessin."

Ainsi, en novembre, le Département de la propagande a ordonné aux responsables des principaux médias chinois d’éviter les reportages négatifs sur la pollution de l’air, les relations avec Taïwan au sujet de la torche olympique et les problèmes sanitaires, dans le cadre de la préparation des Jeux olympiques.

La censure a été encore plus forte pour les télévisions et les radios. Les journalistes de la chaîne gouvernementale CCTV sont avertis tous les matins, quand ils se connectent à leur ordinateur professionnel, des sujets à ne pas traiter ou à couvrir avec précaution. En décembre, il leur a, par exemple, été interdit d’aborder le cas d’une Chinoise enceinte, morte à l’hôpital faute de soins. Ils ont dû aussi limiter leurs commentaires sur l’assassinat de Benazir Bhutto, afin de ménager l’allié pakistanais.

Malgré les protestations de la presse, le gouvernement a fait adopter une loi sur la gestion des situations de crise (Emergency response law), en août 2007. Celle-ci interdit la "fabrication et la diffusion de fausses nouvelles sur les accidents et les désastres et impose au gouvernement de fournir une information exacte et dans les délais sur ces cas". Les médias risquent de perdre leur licence s’ils publient des informations sans autorisation. En pratique, ils devront reprendre uniquement les dépêches de l’agence de presse officielle Xinhua lors de catastrophes naturelles, d’accidents industriels, d’épidémies ou de troubles à la sécurité publique, et ne pourront mener leur propre enquête. Dans la foulée, les autorités chinoises ont imposé des limites au travail de la presse sur l’effondrement d’un pont à Fenghuang, une ville touristique de la province du Hunan (Sud), qui a fait plus de quarante morts. Le Département de la propagande a ordonné, le 16 août, aux médias chinois de restreindre leur couverture de cet événement et les rédactions ont été contraintes de retirer leurs reporters de Fenghuang. Avant de quitter les lieux, cinq journalistes, dont un du Nanfang Dushi Bao, ont été frappés par des hommes liés aux autorités locales.

Campagne contre les "faux journalistes"

Sur ordre du gouvernement, le Département de la propagande et la GAPP ont collaboré pour mener à bien une campagne nationale contre les "faux journalistes". Prétextant un reportage truqué sur de la nourriture avariée, réalisé en juillet par un jeune reporter d’une chaîne de Pékin, les autorités ont traqué les "faux journalistes" qui utiliseraient des accréditations auprès de médias étrangers ou de Hong Kong, pour pratiquer le "chantage et la désinformation". Au bout de quelques semaines, le gouvernement a annoncé avoir identifié 150 "faux journalistes" et 300 médias sans licence. Une dizaine de journalistes, notamment deux responsables d’une publication de Liaoning (Nord-Est), Les nouvelles sociales (illégal selon les autorités), ont été incarcérés. Si le chantage existe en Chine, il n’en reste pas moins que de nombreux médias travaillent sans licence faute de pouvoir en obtenir.

L’Administration générale de la presse et des publications a profité de cette campagne pour mettre en place un fichage de près de trente mille journalistes qui seront accrédités pour les Jeux olympiques. Officiellement, il s’agit encore une fois d’identifier les "faux journalistes" et d’aider les responsables chinois à répondre aux interviews. Mais le gouvernement n’a pas précisé quels types d’informations seront collectés. Ce projet de fichage des reporters étrangers a été confirmé par un consultant étranger travaillant avec le comité organisateur des Jeux olympiques. Le Département de la sécurité d’Etat a été chargé de répertorier les reporters et les militants qui pourraient "perturber" les JO.

180 incidents avec les correspondants étrangers

Les nouvelles mesures de régulation mises en place le 1er janvier 2007 ont apporté une certaine liberté de mouvement aux correspondants de la presse étrangère. Certains médias ont tout de suite profité de cette évolution pour réaliser des reportages qui leur étaient auparavant interdits. Ainsi, l’agence Reuters s’est rendue en Mongolie intérieure pour rencontrer l’épouse de Hada, directeur de publication mongol emprisonné depuis 1995. L’agence britannique demandait en vain l’autorisation de réaliser cette interview depuis 2004. Reuters a également pu interviewer Bao Tong, ancien assistant du Premier ministre réformiste Zhao Ziyang. Mais quelques jours seulement après l’adoption de cette nouvelle régulation, des correspondants étrangers ont été empêchés de se rendre chez des enfants de Zhao Ziyang ou d’interviewer l’avocat shanghaien Zheng Enchong, l’avocat Gao Zhisheng ou la militante antisida Gao Yaojie. Et des reporters de Hong Kong ont été refoulés par des soldats, le 9 janvier, alors qu’ils s’approchaient du lieu du crash d’un avion militaire dans la province du Guangdong (Sud-Est).

Tout au long de l’année, la police a entravé le travail des correspondants qui enquêtaient sur des sujets sensibles. En mars, une équipe de la BBC World Service a été interpellée par des policiers dans un village du Hunan où venait d’avoir lieu une émeute. "Vous n’êtes pas aux Etats-Unis ou en Grande-Bretagne. Ici, c’est la Chine," a affirmé l’un des officiers qui les ont interrogés. Un journaliste leur a expliqué que le gouvernement de Pékin avait adopté une nouvelle réglementation. "C’est seulement pour les informations liées aux Jeux olympiques, et je ne crois pas que vous soyez venus ici pour les JO", a rétorqué l’officier.

Pas moins de sept journalistes ont été interpellés ou agressés alors qu’ils tentaient d’accéder au village de Shengyou (sud de Pékin) où, en 2005, des hommes de main de responsables locaux avaient tué six personnes et blessé plus de cinquante autres. Cela a concerné l’Agence France-Presse, la BBC World Service et la correspondante de Swiss TV, Barbara Luthi, qui a été frappée par des policiers.

Travailler au Tibet et au Xinjiang est toujours aussi difficile. En mai, Harald Maass, correspondant du quotidien allemand Frankfurter Rundschau, et Tim Johnson, correspondant du groupe de presse américain McClatchy, ont été convoqués par un haut responsable du ministère chinois des Affaires étrangères qui leur a reproché d’avoir violé les règles journalistiques dans des articles sur le Tibet. Dès leur arrivée à Lhassa, les deux correspondants avaient été suivis et harcelés par des policiers en civil. Des Tibétains avec qui ils s’étaient entretenus ont dû payer des amendes. La police a empêché Harald Maass de se rendre dans la ville de Shigatse.

Au total, le Foreign Correspondents Club of China (FCCC) a reçu des informations sur 180 violations de ces régulations qui vont de la surveillance de journalistes à l’interpellation. Et selon un sondage réalisé en 2007 par le FCCC, à la question : "Est-ce que la Chine respecte la promesse faite en 2001 par Wang Wei, un organisateur des JO de Pékin qui disait : "Nous donnerons aux médias étrangers toute liberté de reportage", plus de 67 % répondent "Non". Seulement 8,6 % des journalistes interrogés répondent "Oui".

Le pluralisme menacé à Hong Kong ?

A Hong Kong, le pluralisme existe toujours, même si les intérêts économiques de certains patrons de presse les ont incités à ménager les autorités de Pékin. "Pour les journalistes de Hong Kong qui enquêtent en Chine, il faut se méfier des autorités locales, des mafias et des puissants qui n’aiment pas trop notre style de presse. Plus généralement, la couverture de la Chine est plus timide qu’auparavant. Des sujets comme l’indépendance de Taiwan ou le Falungong sont devenus tabous", explique Mak Yin-ting, secrétaire général de la Hong Kong Journalists Association. "L’argent se fait en Chine. Pas étonnant alors que la moitié des propriétaires de journaux aient des intérêts économiques sur le continent. Le problème est le degré d’autocensure que cela provoque. Par exemple, dans beaucoup de quotidiens, Taiwan est maintenant traité dans la rubrique Chine. Et la majorité des médias de Hong Kong ne couvrent pas les manifestations de Falungong, alors qu’ils sont régulièrement des dizaines de milliers dans la rue", a expliqué quant à lui Francis Moriarty du Foreign Correspondents Club. Plusieurs incidents ont eu lieu à Hong Kong en 2007 : Shuhwey Liao et I-Chun Ko, deux reporters taïwanaises de la radio Sound of Hope (proche de Falungong), ont été refoulées de Hong Kong, et les animateurs de la radio pirate Citizen Radio ont de nouveau dû paraître devant une cour de justice pour avoir enfreint la loi sur les télécommunications.

La répression au Tibet et au Xinjiang

La censure et le contrôle policier ont été encore plus forts dans les provinces où il existe des mouvements autonomistes. En novembre, trois Tibétains ont été condamnés par la Cour intermédiaire de Kardze (province du Sichuan, frontalière du Tibet), à des peines de prison allant de trois à dix ans pour "espionnage pour le compte d’organisations étrangères mettant en danger la sécurité de l’Etat". Selon les autorités, ils auraient envoyé à l’étranger des photos de manifestations de nomades tibétains ayant eu lieu début août. Adak Lupoe, moine supérieur du monastère de Lithang, et Kunkhyen, musicien et enseignant, ont été condamnés respectivement à dix et neuf ans de prison, reconnus coupables "d’espionnage" pour avoir pris des photos et procédé à des enregistrements des manifestations.

Au Xinjiang, l’un des fils de la célèbre militante ouïghoure Rebiya Kadeer, Ablikim Abdiriyim, a été condamné, le 17 avril, à neuf ans de prison pour avoir diffusé des articles "sécessionnistes" sur Internet. Selon l’agence officielle chinoise Xinhua, Ablikim Abdiriyim a tenté de donner une mauvaise image des "droits de l’homme et des politiques ethniques en Chine".

Une centaine de journalistes et internautes emprisonnés

La Chine populaire reste le pays qui emprisonne le plus grand nombre de journalistes, cyberdissidents, internautes et défenseurs de la liberté d’expression. Leurs conditions de détention sont souvent difficiles : ils partagent des cellules surpeuplées avec des criminels, sont contraints au travail forcé et sont régulièrement battus par leurs gardiens ou des codétenus. Dans les premières semaines de leur incarcération, les mauvais traitements sont fréquents. Les policiers tentent de leur arracher des aveux. Au 1er janvier 2008, au moins 33 journalistes étaient emprisonnés en Chine.

Avant d’être libéré le 5 février 2008 deux ans avant la fin de sa peine, le journaliste de Hong Kong, Ching Cheong, était incarcéré dans une prison de Canton. Son épouse a raconté à Reporters sans frontières les conditions de détention de son mari : "J’ai le droit de le voir une fois par mois, pendant une heure. Nous sommes derrière une vitre, et nous parlons au téléphone. Notre conversation est écoutée. C’est même écrit sur les murs du parloir. Ching Cheong est dans une cellule avec 12 autres prisonniers, la plupart des criminels condamnés à de lourdes peines. Dans la prison, il y a deux usines. Lui, il doit travailler huit heures par jour, avec des heures supplémentaires deux fois par semaine, jusqu’à 21 heures le soir. Il fabrique des uniformes de police. Les prisonniers ne sont pas payés. Avant d’être arrêté, Ching Cheong avait déjà des problèmes de pression artérielle. Mais cela ne se produisait que deux ou trois fois par an. Maintenant, c’est tous les jours. Il souffre de la discipline militaire qui règne dans la prison. Il a perdu 15 kilos depuis son arrestation. Vous savez, le premier mois de détention à Pékin a été extrêmement dur. Un traitement que l’on peut considérer comme de la torture mentale."

De son côté, le cyberdissident Guo Qizhen, condamné à quatre ans de prison pour "incitation à la subversion du pouvoir de l’Etat", a été battu, en mai, par des codétenus dans sa cellule de Shijiazhuang (Hebei, nord-est de la Chine). L’agression a été orchestrée par des gardiens de la prison. Sa femme a rapporté que son corps était couvert d’hématomes. Le cyberdissident, qui avait une jambe cassée au moment de son arrestation, n’a pas bénéficié des soins médicaux adéquats. Son état de santé s’est considérablement détérioré.

La grande muraille électronique

La Toile chinoise est l’une des plus contrôlées au monde. Depuis le mois d’août 2007, une "cyberpolice" a été instaurée pour surveiller les connexions des internautes. Une vingtaine d’entreprises, notamment américaines, ont été contraintes de signer un "Pacte d’autodiscipline" qui les oblige à censurer le contenu des blogs qu’elles hébergent en Chine et à demander aux blogueurs de communiquer leur vraie identité. Les fermetures de sites Internet ont été très nombreuses lors du dix-septième Congrès du Parti communiste à Pékin en octobre. Les forums des sites d’informations les plus connus étaient fermés "par précaution" le temps du congrès, afin qu’aucune information ne dénote de la ligne politique fixée par les autorités. A cette occasion, Reporters sans frontières a publié un rapport réalisé par un internaute chinois, qui fait état du système de censure du Web en vigueur dans le pays. Cinq bureaux gouvernementaux disposent de services dédiés à la surveillance du contenu des sites et des e-mails.

Au moins 51 cyberdissidents sont actuellement enfermés en Chine pour avoir usé de leur droit à la liberté d’expression sur le Web. Les autorités chinoises ont fermé des sites Internet au Tibet, notamment le forum de discussion le plus fréquenté par les étudiants tibétains (http://www.tibet123.com/ ), les privant d’outil pour donner leur avis sur la politique du gouvernement. En juillet, le forum de discussion Mongolian Youth Forum (www.mglzaluus.com/bbs ), très populaire en Mongolie intérieure, a été fermé par les autorités. Selon l’un de ses animateurs, les autorités reprochaient les discussions fréquentes abordant les "problèmes ethniques" de cette province chinoise.

Les firewalls mis en place sont très réactifs. Ainsi, après seulement quelques heures, le site de Reporters sans frontières en chinois - http://www.rsf-chinese.org/ -, lancé fin mai, a été bloqué. La cyberpolice utilise visiblement des logiciels contenant des filtres par mots clefs. Sans se soucier des conséquences pour les internautes chinois, toute adresse IP liée à un site jugé indésirable est bloquée sans préavis.


Traductions disponibles :
China - Annual report 2008
China - Informe anual 2008
http://www.rsf.org/article.php3?id_article=25517


http://tempsreel.nouvelobs.com/actualites/international/asiepacifique/20080730.OBS5210/le_cio_admet_que_pekin_na_jamais_envisage_un_acces_libr.html

audio: điện đàm, tin tức 5 + 6 + 7 / 2008

08072008_CDCGSeattle bieutinhchong HYPMM
08072008_RCTM_Nguyen Vu pv Thuong toa Thich Vien Dinh
08072008_ChiChamOanhpvHTThichKhongTanhtrinhbayDucTangThong_vientich
06072008_RCTM_Nguyen Vu pv Phap su Nien truong Thich Giac Duc
28052008_RFA_LS Le Cong Dinh_PMU18

(HLTL)

Tự do báo chí định hướng XHCN : độc tài toàn trị !

Lãnh đạo báo Tuổi Trẻ bị mất chức
RFA 30.07.2008

Nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam cho ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do hay, hôm nay Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ Bùi Thanh bị rút thẻ nhà báo vĩnh viễn, điều này cũng có nghĩa là ông này bị cách chức.

AFP PHOTO
Tiếp theo sau vụ bắt giam 2 ký giả của các báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, nhiều nhà báo khác cũng bị kỷ luật vì viết tin, bài liên quan đến vụ tham nhũng PMU18.
Nguồn tin này cũng cho hay trưởng phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, ký giả Đà Trang, bị cách chức.

Được biết lý do của những hình thức kỷ luật này là hai ký giả bị buộc tội đã phổ biến những tin tức bài vở ngoài luồng, không thích hợp với đường lối chỉ đạo.
Ký giả Bùi Thanh là tác giả bài báo viết sau khi hai ký giả của Tuổi trẻ và Thanh Niên bị bắt giam, liên can đến vụ PMU 18.

Như vậy ký giả Bùi Thanh là người cuối cùng trong nhóm ký giả giỏi nghề, làm việc thông thoáng, đã đưa tờ Tuổi Trẻ lên hàng tờ báo đông người đọc nhất Việt Nam, nay bị loại trừ vì lý do chính trị.


Theo dỏng sự kiện:
Phương Tây quan tâm đến vụ bắt giam 2 nhà báo ở Việt Nam
Hoa Kỳ quan tâm đến vụ bắt giữ 2 nhà báo viết bài về PMU18
Nhận định của ký giả tự do Sài Gòn về vụ bắt giam 2 nhà báo chính thống
Sẽ có thêm nhiều nhà báo bị bắt, bị mất chức vì liên quan đến vụ PMU18?
Báo chí Nhà nước đang thử thách chế độ
Hệ thống Chính trị-Báo chí tại Việt Nam qua vụ bắt giam 2 nhà báo?
Sử gia và nhà báo Dương Trung Quốc thận trọng đối với dư luận về hai nhà báo bị bắt
Bắt giam 2 nhà báo: Vụ trả đũa của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến?
Dư luận Việt Nam bất bình với việc bắt giam 2 nhà báo
Nhà văn Võ Thị Hảo: Việc bắt giam các nhà báo làm tổn thương lương tri và hy vọng của mọi người
Cảm nghĩ về việc bắt giữ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tôi thực sự lo sợ về vụ bắt giam các nhà báo
Hội nhà báo Việt Nam cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi cho các phóng viên
Thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc bị khởi tố vì vụ PMU18
Vụ PMU18: hết bắt Thứ trưởng, nay bắt Phóng viên - Đâu là sự thật?
Hai ký giả bị bắt vì những bài viết về vụ PMU18
Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo

Tuesday, July 29, 2008

"Lời Tâm Huyết" của luật sư Lê Thị Công Nhân


Một lần nữa, tôi xin khẳng định, tôi không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến. Và đối với tôi, đi tù chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nhưng cộng sản họ vẫn thường xuyên tuyên bố thông qua những người tay sai là các công an với chúng tôi là đi tù thì dễ thôi. Nhưng họ sẽ làm cho cuộc sống của chúng tôi nếu như không bị đi tù còn tồi tệ hơn là đi tù. (Lê Thị Công Nhân)

------------------

« Xin chào toàn thể quý vị đồng bào người Việt Nam tại hải ngoại đang tham dự cuộc biểu tình chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với phong trào đấu tranh dân chủ.

Xin chào toàn thể quý vị trên diễn đàn và tất cả những vị khách Quốc tế, những người nước ngoài đang ủng hộ cho cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và tự do cho người Việt Nam của chúng tôi. Hiện giờ là 3 giờ 40 phút, sáng ngày 26 tháng 2, và chỉ còn hơn 3 tiếng đồng hồ nữa thì tôi sẽ bị công an thẩm vấn tại số 87 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội là trụ sở của công an Thành phố Hà Nội. Đây là lần triệu tập thứ 4 của công an Thành phố Hà Nộị, cho giấy triệu tập lần thứ 4 cho với lần triệu tập gần đây nhất mà tôi đã kiên quyết không đi thẩm vấn, và rất có thể ngày mai họ sẽ đến áp giải tôi đi thẩm vấn. Đồng thời, tôi cũng xin nhắc với toàn thể quý vị là anh Nguyễn Văn Đài cũng bị triệu tập đi thẩm vấn tại địa chỉ như trên.

Tình hình hiện nay của phong trào đấu tranh dân chủ ở Quốc nội hiện đang rất ngặt nghèo, đúng như lời anh Nguyễn Khắc Toàn vừa trình bày. Bởi vì, một trong những người lãnh tụ xuất sắc nhất cho phong trào đấu tranh dân chủ bất bạo động và ôn hoà của chúng ta là Linh mục Nguyễn Văn Lý - đã bị bắt giữ và giam cầm từ ngày 18 tháng 2 cho đến nay. Và đến ngày hôm nay, 25 tháng 2 thì Linh mục Nguyễn Văn Lý đã chính thức bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam khởi tố theo khoản c, điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam là tội tuyên truyền chống phá nhà nước XHCNVN. Ông là một trong những người sáng lập và lãnh đạo của khối 8406, và là người cố vấn và ủng hộ rất tích cực và hiệu quả cho Đảng Thăng Tiến Việt Nam. Vai trò của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng như đạo đức và khả năng chiến đấu của ông thì chúng ta cũng không cần phải nói nhiều. Đó là một tấm gương sáng chói không chỉ được những người yêu chuộng dân chủ tự do và hoà bình của Việt Nam tôn vinh, mà ông còn được cả thế giới ghi nhận bởi những công lao và thành tựu mà ông đã cống hiến bằng cả cuộc đời của mình cho phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước, và là người Cha (linh mục) vô cùng kính yêu của tôi. Tôi là thành viên cuối cùng trong 4 thành viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam được công an triệu tập làm việc chính thức, tính từ sau Tết âm lịch cho đến nay. Và thật sự tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc gì có thể xảy ra với tôi. Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.

Tôi không thách thức. Nhưng Cộng sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hoá kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta, cũng như của chính những người Cộng sản thì tuỳ họ cứ việc hành xử với những cái gì mà họ có. Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa, đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Không ai hơn chính Đấng Tạo hóa -Thượng đế đã sinh tôi ra trên cõi đời này. Nhờ qua một thể xác đó là của mẹ tôi và cha tôi Và tôi đã được sinh ra là một con người thì tôi có đầy đủ những nhân quyền cơ bản mà Thượng đế - Đấng Tạo hóa đã ban cho tôi, chứ không phải là người mẹ, người cha xác thịt đã sinh ta tôi trên đời. Và tôi đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền và tự do cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, đối với dân tộc Việt Nam và đối với Đấng Tạo hóa đã sinh ra tôi. Những gì mà tôi đã làm được, tuy hết sức nhỏ bé, nhưng nếu như từng cá nhân chúng ta tự coi mình là con người, mà lại thờ ơ trước số phận chính trị của mình, cũng như của dân tộc Việt Nam mà chưa ủng hộ, hay ủng hộ rồi mà chưa tham gia, hay tham gia rồi mà tham gia chưa tích cực. Xin hãy mạnh dạn, can đảm nói lên tiếng nói của mình.

Cộng sản đã hết sức thành công trong một việc làm cho dân tộc Việt Nam sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ quá mức cần thiết. Như tôi đã nói đó, nhập ngục cứu quốc cũng chưa phải là điều tội tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không nói mình là một tấm gương, nhưng tôi nghĩ rằng, nếu như tôi có thể tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng tại nhiệm sở ở bên ngoài, tức là xã hội đó, sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi còn đang làm. Tất nhiên, trong nhiệm sở mới bất đắc dĩ đó, tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá về dân chủ, nhân quyền và đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền và tự do cho người dân Việt Nam.

Kính thưa những vị khách Quốc tế, những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng để thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị đối với công cuộc đấu tranh của chúng tôi thật sự là vô cùng quý báu, xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi chỉ có thể nói một cách ngắn gọn là tôi tri ân quý vị trong cuộc đời này. Nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hóa và kinh tế, không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do người Việt Nam của chúng tôi?

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có đặc điểm mà tôi xin được khẳng định với tư cách là một người dân Việt Nam bình thường, và tôi mong rằng quý vị sẽ hiểu được điều đó mà có thể vận dụng một cách hiệu quả. Xuất phát từ một cái văn hoá (tôi muốn nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp, đó là tập trung tất cả quyền lực lãnh đạo đất nước và xã hội vào một nhóm người nhỏ bé và trường kỳ thực hiện, thi hành cái chế độ độc tài. Cho nên tất cả những điều đó đã tạo nên một cái tâm lý tiểu nhân cho Cộng sản, đó là họ rất kinh sợ trước những áp lực Quốc tế, trước những tiếng nói của những đất nước văn minh, những tổ chức nhân quyền thế giới. Tại sao họ lại sợ? Đơn giản họ sợ là bởi vì những tiếng nói đó có một sức nặng rất lớn, một ý nghĩa rất là lớn trên trường Quốc tế mà bản thân những người Việt Nam của chúng tôi (ở trong Quốc nội thì không nói, đúng không ạ) kể cả đang sinh sống tại những đất nước văn minh và phát triển một cách bất đắc dĩ vì tị nạn Cộng sản chưa thể làm được điều đó.

Cho nên tôi rất mong muốn không chỉ trong trường hợp khẩn nguy như hiện nay mà chính giới Quốc tế, báo giới Quốc tế, cũng như những người có đời sống tâm linh trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói của mình một cách mạnh mẽ, một cách kịp thời để sau này chúng ta sẽ không có những giây phút phải hối hận rằng, chúng ta đã không làm hết sức mình, chúng ta đã không dùng hết sức mình, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn để giúp đỡ cho những người dân đang sống ở một đất nước bé nhỏ, nghèo khó và lạc hậu như Việt Nam. Những người dân đó đã can đảm chấp nhận những hy sinh về vật chất, về an nguy cá nhân để nói lên tiếng nói lương tri của mình, chỉ mong lấy lại những nhân quyền cơ bản nhất của một con người mà những điều đó đã bị chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam không những cướp đi mà còn chà đạp và thủ tiêu hàng chục năm đằng đẳng vừa qua, và sẽ còn tiếp tục tùy thuộc vào công cuộc đấu tranh của chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả đến đâu.

Xin cám ơn toàn thể quý vị đã lắng nghe. Tôi xin được tạm biệt diễn đàn để chuẩn bị cho cuộc thẩm vấn ngày hôm nay. Một lần nữa tôi xin khẳng định, những việc đàn áp này không làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào đấu tranh của khối 8406, của Đảng Thăng tiến Việt Nam, của Liên Đảng Lạc Hồng. Những người nào trong hoàn cảnh bị buộc phải hy sinh chấp nhận những nhiệm sở bất đắc dĩ thì những người khác sẽ tiếp tục đứng lên và gánh vác những công việc còn đang dang dở của chúng tôi. Và xin quý vị hãy lạc quan tin tưởng, biết đâu họ còn làm tốt hơn chúng tôi. Và chúng ta hãy cầu Chúa phù hộ cho anh Nguyễn Khắc Toàn, người đang hiện diện tại đây đã tự nguyện khẳng định, cam kết bằng tất cả lương trị của anh là sẽ tiếp tục công việc này. Tất nhiên, anh Nguyễn Khắc Toàn cũng chỉ là một cá nhân tại thời điểm hiện tại có mặt, thì tôi xin được gởi lời tri ân tới anh Nguyễn Khắc Toàn. Và lời nhắn gởi của tôi cũng dành cho tất cả những chiến sĩ dân chủ hòa bình khác còn có khả năng tiếp tục ở bên ngoài để chiến đấu.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn toàn thể đồng bào người Việt của chúng ta.

Vâng, mỗi người một bàn tay, mà bàn tay của tôi còn nhỏ hơn bàn tay của quý vị. Chúng ta hãy góp phần một cách mạnh mẽ kịp thời, hầu mong cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi đến thắng lợi một cách sớm hơn là những gì mà CSVN hiện nay đang tuyên truyền với một nền dân chủ bố thí, một nhân quyền theo định nghĩa riêng của CSVN, và một nền dân chủ trong vòng tay của quỷ Satan.

Một lần nữa, tôi xin khẳng định, tôi không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến. Và đối với tôi, đi tù chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nhưng cộng sản họ vẫn thường xuyên tuyên bố thông qua những người tay sai là các công an với chúng tôi là đi tù thì dễ thôi. Nhưng họ sẽ làm cho cuộc sống của chúng tôi nếu như không bị đi tù còn tồi tệ hơn là đi tù. ...

Sống thế nào thì sống, vẫn phải giữ lòng tự trọng và lương tâm của mình. Và lương tâm và lòng tự trọng của tôi, chớ không phải là mẹ tôi, không phải là cha Lý, không phải là anh Đài, vv… những người mà tôi vô cùng yêu mến và kính trọng. Mà chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng, không bao giờ đầu hàng. Một lần nữa, xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe."

Lê Thị Công Nhân


http://www.youtube.com/watch?v=DfA5-86_L48