Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 31/07/2008 Cập nhật lần cuối ngày 31/07/2008 15:49 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/103/article_559.asp
Diều Thế Vận
(Ảnh:Reuters)
Sau 24 tiếng đồng hồ mập mờ, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế chính thức xác nhận đã thỏa thuận với Trung Quốc về chế độ kiểm duyệt Internet kể cả đối với báo giới ngoại quốc. Một lần nữa, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế lại thất bại trong việc yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng những cam kết của chính họ.
Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 31/07/08 ông Kevan Gosper, Trưởng ban báo chí, đồng thời là phó chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế IOC đã cho biết như trên. Ông còn nói thêm rằng bản thân ông không hề hay biết về thỏa thuận đó.
Tuyên bố của vị phó chủ tịch phong trào thế vận quốc tế có thể tạo ra hoài nghi về cung cách làm việc của định chế này. Nhưng thực tế cho thấy là một lần nữa, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế lại thất bại trong việc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những cam kết của chính họ.
Chủ tịch IOC : "Sẽ không có kiểm duyệt Internet", nhưng...
Khi đăng cai xin tổ chức Thế Vận Hội tại Bắc Kinh, một trong những cam kết chính quyền Trung Quốc là sẽ để cho báo chí ngoại quốc tự do hành nghề nhân dịp này.
Chủ tịch IOC đến Bắc Kinh
(Ảnh:Reuters)
Ngày16/07/2008 vừa qua, trong bài phỏng vấn dành riêng cho hãng tin Pháp AFP, ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế còn khẳng định là trong những lần đàm phán kín đáo với Bắc Kinh, ông đã được phiá Trung Quốc bảo đảm nhiều điều, trong đó có quyền tự do hành nghề của giới truyền thông ngoại quốc. Ông đã nói nguyên văn như sau :
''Lần đầu tiên, giới truyền thông ngoại quốc sẽ có thể tự do thực hiện và truyền đi các phóng sự tại Trung Quốc. Sẽ không có kiểm duyệt Internet. Mọi người có thể đi phỏng vấn ngay trên quảng trường Thiên An Môn''. HLD
Không đầy hai tuần lẽ sau lời xác nhận đầy lạc quan đó, riêng trong địa hạt Internet, thực tế hoàn toàn khác. Trong những ngày qua, giới báo chí ngoại quốc sử dụng Internet tại Trung Tâm Báo chí Thế Vận ở Bắc Kinh đều không thể nào truy cập vào một số địa chỉ web.
Khi than phiền với giới chức trách nhiệm là Internet bị kiểm duyệt, thì họ được trả lời là lỗi không phải từ phiá Trung Quốc, mà là do vấn đề ''kỹ thuật'', thậm chí là do lỗi của bản thân các địa chỉ web mà nhà báo muốn truy cập. Đến hôm qua thì chính quyền Bắc kinh đã chính thức công nhận rằng họ đã kiểm duyệt Internet. Lời công nhận đã tiếp tục được khẳng định vào hôm nay, bất chấp làn sóng phản đối đã vang lên khắp nơi.
Thậm chí cơ quan truyền thông quốc tế cũng bị kiểm duyệt
Danh sách các địa chỉ Web bị Trung Quốc kiểm duyệt đi từ các tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, như Ân xá Quốc tế, Phóng viên Không Biên giới chẳng hạn, cho đến các hiệp hội của giới ly khai Trung Quốc, giới bảo vệ cho người Tây Tạng, hay của phong trào Pháp Luân Công... Thậm chí một số cơ quan báo chí quốc tế cũng bị phong tỏa như một vài tờ báo Hồng Kông, các đài phát thanh quốc tế như Deustche Welle của Đức, BBC của Anh hay RFA của Mỹ.
Điều được nhât báo International Herald Tribune tiết lộ hôm 31/07/2008, là theo một viên chức cao cấp thuộc Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế xin giấu tên, thì định chế này biết rất rõ là chế độ kiểm duyệt Internet sẽ được duy trì, kể cả với báo chí nước ngoài, và họ đã chấp thuận yêu cầu của Trung Quốc.
Như vậy, từng bị chỉ trích là đã phản ứng yếu ớt trước việc Trung Quốc đàn áp thô bạo người Tây Tạng trong thời gian qua, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đang trở thành đối tượng bị công kích do hành động lùi bước trên hồ sơ quyền tự do ngôn luận. Một số nhà phân tích đang tự hỏi là với quan điểm như vậy, liệu Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế có dám đứng ra bảo vệ cho các nhà báo nếu những người này bị an ninh Trung Quốc gây khó dễ trong khi tác nghiệp hay không ? Theo hãng thông tấn Asianews : trong những ngày qua, nhiều nhà báo đã than phiền rằng họ đã bị nhân viên an ninh ngược đãi khi tìm cách phỏng vấn những người xếp hàng mua vé xem Thế Vận Hội. Máy ảnh một nhà báo Đan Mạch còn bị giựt và đập vỡ khi người này đang chụp cảnh đám đông xếp hàng chờ đợi.
Tóm lại trong thời gian sắp tới đây, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế chắc chắn sẽ phải trả lời vế các vấn đề vừa nêu. Trước mắt, uy tín của định chế này đã bị tổn hại nặng nề. Vào hôm qua, tổ chức bảo vệ báo chí quốc tế Phóng viên Không Biên Giới đã tố cáo : ''Chính quyền Trung Quốc không tôn trọng các cam kết đưa ra năm 2001, nhưng lại được Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế bảo kê''. Theo Phóng viên Không Biên Giới, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đã ''hòan toàn mất uy tín''.
Hạn chế nào với phóng viên ở Olympics
30 Tháng 7 2008 - Cập nhật 11h13 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080730_olympicsnetaccess.shtml
Phóng viên và nhà báo được tiếp đón tại những trung tâm hiện đại
Giới chức Trung Quốc nói phóng viên nước ngoài đưa tin Olympics không được truy cập internet thoải mái mà không qua kiểm duyệt.
Một người phát ngôn nói những trang liên quan tới môn phái tâm linh Pháp Luân Công sẽ bị chặn và một số trang web khác mà hiện chưa nói rõ sẽ không thể truy cập được.
Trung Quốc quản lý internet chặt nhưng từng nói khi nộp đơn xin đăng cai Thế Vận Hội rằng sẽ cho phép các phóng viên tự do đưa tin.
Các phóng viên đã và đang phàn nàn rằng họ không truy cập được một số website thông tin hoặc các trang về nhân quyền.
Một thành viên cao cấp của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) xác nhận rằng trong khi phóng viên được tự do đưa tin Thế Vận Hội thì IOC cũng đã biết rằng có một số trang web sẽ bị chặn.
'Vào mạng thế là đủ'
Khoảng hơn 20.000 phóng viên và nhà báo theo dự kiến sẽ tới thủ đô Bắc Kinh để đưa tin sự kiện thể thao được khai mạc vào ngày 08 tháng Tám.
Một số phóng viên đã có mặt tại trung tâm báo chí tại Bắc Kinh.
Vào hôm thứ Ba, các phóng viên nói họ không thể truy cập được trang của Amnesty International khi tổ chức này công bố phúc trình chỉ trích thực trạng nhân quyền Trung Quốc.
Một số trang tin quốc tế khác vốn đụng chạm tới các đề tài như Tây Tạng cũng không thể truy cập được.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lưu Kiến Siêu, xác nhận rằng các website liên hệ với phong trào Pháp Luân Công bị chặn.
Ông nói trong buổi họp báo thứ Ba rằng "Vì các trang này liên quan tới Pháp Luân Công, tôi nghĩ rằng quí vị biết là Pháp Luân Công là giáo phái bị cấm hoạt động theo luật, và chúng tôi giữ lập trường."
Vào hôm thứ Tư, một người phát ngôn của IOC nói với hãng thông tấn AFP rằng nhà chức trách cũng chặn một số website khác mà không nói rõ là trang nào.
Tuy nhiên người này không cung cấp thêm chi tiết khi BBC hỏi.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0708_509.html
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment