http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080721_blogger_petrol_hike.shtml
Xăng dầu tăng được cho là sẽ khiến các mặt hàng khác tăng theo
Loan báo tăng giá xăng dầu trong ngày 21 tháng Bảy ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán và ưu tư cho người dân Việt Nam.
Đối Thoại: Ông Thứ trưởng Bộ công thương Bùi Xuân Khu từ chức?
(phần này do Tư Trời Ơi viết thay)12 ngày trước, Thứ trưởng Bộ công thương Bùi Xuân Khu nói trên báo rằng "trong 6 tháng cuối năm, sẽ không tăng giá các mặt hàng xăng dầu, điện, than, sắt thép và phân bón".Tư Trời Ơi tin chắc rằng 12 ngày trước CSVN đã quyết đinh tăng giá xăng rồi nhưng Ông Thứ trưởng phải thi hành lệnh của đảng làm công viêc nói láo truyền thống của CSVN nên tuyên bố “không tăng”để đạt nhiêu mục đích toan tính trước. 12 ngày sau, Ông Bộ Trưởng, thượng cấp của Ông Khu loan báo xăng tăng 30%.Không sao! Ông Khu nói láo với nhân dân nhưng nói thật với đảng. Ông yên chí! Ông sẽ được huy chương về chuyện này. Tư Trời Ơi mách nước với Ông Khu, Ông nên đệ đơn từ chức vì nhiều lý do. Không ai cho Ông từ chức đâu vì Ông thi hành lệnh của đảng mà! Nhưng Ông được tiếng là người duy nhất biết liêm sỉ “Chữ liêm còn một chút này !!” Tư Trời Ơi làm người chép sử sẽ ghi “Đảng CSVN, ngày. . . tháng . . . vẫn còn một đảng viên biết liêm sỉ Bùi Xuân Khu “. Nhưng nếu đảng CSVN thấy hố nặng, cho Ông từ chức để cứu đảng thì Ông được lời to. Ông biết liêm sỉ thiệt chớ không phải liêm sỉ giả. Mai mốt đất trời xoay chuyển, Tư Trời Ơi vác laptop về cứu quê hương theo tinh thần của thơ Cao Tần “:
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là Ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng.
(tháng 3, 77)
Và nhất định Tư Trời Ơi sẽ làm kiến nghị cho ai đó khẩn thiết đề nghị người duy nhất biết liêm sĩ Bùi Xuân Khu là thủ tướng thay Ông Dũng, trừ trường hợp Ông Dũng là “Ông anh hùng” trong thơ Cao Tần thì Tư trời ơi xin xếp bút nghiên thi hành tam thập lục kế . . .
Lần tăng giá này diễn ra mặc dù hồi đầu tháng Bảy, có vị quan chức trấn an xăng dầu nằm trong số mặt hàng không tăng giá đến hết năm 2008.
Trên thế giới mạng, đã xuất hiện nhiều ý kiến sau khi xăng A92 được bán với giá 19.000 đồng/lít, tăng 31%.
Cười ra nước mắt
Một người viết blog, Quỳnh Vy, ví von: “Rau cỏ chở về từ Đà Lạt, cá tôm chở lên từ sông nước miền Tây, gạo thóc từ ruộng lúa miền Tây đổ về... Thuyền bè, xe cộ có được chạy bằng nước sông miền Tây đâu à? Xe cộ, tàu bè chở bất cứ thứ gì cũng phải mua xăng chớ!”
Ai bán xe đạp hoặc đổi xe đạp lấy xe máy không nào?
Dân blog đùa về cảnh thiếu xăng
Trên một số diễn đàn chuyền cho nhau hàng chục câu nói có thể sắp thành chuyện thường ngày.
Ví dụ, “Ai bán xe đạp hoặc đổi xe đạp lấy xe máy không nào?” hay “Xe buýt nào, chen chúc nhưng ví đỡ lép kẹp là ok!”
Tại cuộc họp báo hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng “doanh nghiệp nhập khẩu lỗ, ngân sách Nhà nước không đủ sức tiếp tục bù.”
Ông Ninh nói: “Lẽ ra giá sẽ được điều chỉnh sớm hơn và mức tăng cao hơn bởi doanh nghiệp bị lỗ khá lâu và kéo dài.”
Giá xăng dầu tăng chắc chắn sẽ kéo theo giá cả các mặt hàng đời sống khác.
Blogger Thủy Tiên châm biếm “ông” nhà nước “bay một cái vọt lên 19.000 đồng, khổ dân tôi quá, khổ dân nghèo quá.”
Lòng tin
Sâu xa hơn, vấn đề lòng tin với nhà nước được đặt ra.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói: “Đối với các mặt hàng mà Nhà nước quản lý giá như điện, nước sạch, xe bus công cộng... vẫn duy trì chính sách ổn định giá bán từ nay đến hết tháng 12.”
Nhưng một blogger, Kazenka, lưu ý 12 ngày trước, Thứ trưởng Bộ công thương Bùi Xuân Khu nói trên báo rằng "trong 6 tháng cuối năm, sẽ không tăng giá các mặt hàng xăng dầu, điện, than, sắt thép và phân bón".
“Tâm lí bất mãn và thiều niềm tin” là cảnh báo từ blogger ký tên o_0hihi.
Người này buồn bã: “Năm 2008 chỉ mới trôi được 1/2 quãng đường, bi quan hay lạc quan mà nói, đều phải thừa nhận là chúng ta hình như không cải thiện được gì nhiều ở năm nay.”
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment