Ý nghĩa của việc trao giải Nhân quyền cho các nhà Dân chủ Việt Nam
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2008-07-24
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Trà Mi phỏng vấn bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc chuyên trách về khu vực Châu Á của Human Rights Watch về việc chọn trao giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett cho 8 nhà dân chủ Việt Nam.
Bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch. AFP PHOTO Đây là một giải thưởng quốc tế do Tổ chức giám sát nhân quyền thực hiện, nhằm vinh danh những ngòi bút can trường vì tranh đấu cho dân chủ-nhân quyền mà phải chịu nhiều sách nhiễu, đàn áp của các thể chế độc tài không chấp nhận ý kiến đối lập.
Để tìm hiểu thêm về giải thưởng này, Trà Mi có cuộc trao đổi ngắn với bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc chuyên trách về khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Giám sát nhân quyền.
Vinh danh những người dũng cảm
Trà Mi: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho chúng tôi
trong cuộc nói chuyện hôm nay. Đầu tiên, bà có thể giới thiệu với quý thính giả một chút về nguồn gốc, ý nghĩa, và giá trị của giải thửơng nhân quyền Hellman?
Bà Elaine Pearson: Giải thưởng nhân quyền Hellman ra đời từ năm 1989 với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các nhân sỹ trên khắp thế giới bị đàn áp chính trị hoặc bị xâm phạm quyền công dân.
Một ủy ban tuyển chọn độc lập hàng năm sẽ bầu chọn ra các ngòi bút dũng cảm để trao giải.
Việt Nam có nhiều ngòi bút đạt giải này năm nay hơn các nước. Tại Việt Nam, người dân không thể tự do bày tỏ quan điểm, những tiếng nói dũng cảm phải chịu sự đàn áp và sách nhiễu.
Bà Elaine Pearson
Giải thưởng Hellman đựơc sáng lập theo nguyện vọng của nhà biên kịch quá cố người Mỹ nổi tiếng tên là Lillian Hellman, người mong muốn di sản của mình được sử dụng để hỗ trợ các nhân sỹ khó khăn về tài chính vì đã dám thẳng thắn bày tỏ quan điểm đối lập.
Trà Mi: Trong số 34 người từ 19 quốc gia trên thế giới được trao giải thưởng này năm nay có 8 người Việt Nam. Phải chăng năm nay có nhiều nhân sỹ Việt Nam đạt giải này hơn các nước khác?
Bà Elaine Pearson: Vâng, tôi nghĩ rằng Việt Nam có nhiều ngòi bút đạt giải này năm nay hơn các nứơc khác. Tại Việt Nam, người dân không thể tự do bày tỏ quan điểm, những tiếng nói dũng cảm phải chịu sự đàn áp và sách nhiễu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam là quốc gia đàn áp chính trị tệ hại nhất trên thế giới, đặc biệt khi chúng ta so sánh với các nứơc như Trung quốc chẳng hạn, mà điều này phản ánh rằng năm nay Việt Nam có nhiều nhân sỹ đựơc đề cử cho giải thưởng Hellman hơn các nứơc khác.
Ý nghĩa của giải thưởng
Trà Mi: Tại Việt Nam có nhiều ngòi bút bị cấm cản, bị kiểm duyệt, bị sách nhiễu, thậm chí bị tù đày, nhưng chỉ có 8 ngừơi trong số này đựơc tuyển chọn trao giải thưởng Hellman năm nay thôi. Bà có thể cho biết tiêu chí tuyển chọn cho giải thưởng này như thế nào, thưa bà?
Bà Elaine Pearson: Thứ nhất, họ phải là những người bị đàn áp chính trị vì những bài viết thể hiện quan điểm của họ. Kế đến, chúng tôi xét xem sự đàn áp này có ảnh hưởng như thế nào đối với gia đình và cuộc sống của họ.
Điển hình như trường hợp của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một trong 8 người Việt Nam đựơc trao giải năm nay. Ông nguyên là một bác sĩ y khoa, nhưng vì có những bài viết cổ suý dân chủ mà ông bị cầm tù 4 năm.
Kể từ khi đựơc trả tự do hồi năm 2006 đến nay, ông ta không thể kiếm đựơc việc làm mặc dù có kinh nghiệm và chuyên môn về ngành y và quản lý kinh doanh.
Tóm lại, một trong những mục đích chính của giải thưởng này là hỗ trợ tài chính cho những nhân sỹ gặp khó khăn do đàn áp chính trị.
Mục tiêu của giải thưởng nhân quyền Hellman là cung cấp sự bảo vệ cũng như kêu gọi sự quan tâm của công luận đối với những ngòi bút bị đàn áp chỉ vì thực thi một trong những nhân quyền căn bản đựơc cả thế giới công nhận đó là quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Bà Elaine Pearson
Trà Mi: Những bài viết của 8 nhân vật đựơc vinh danh bởi giải thưởng nhân quyền Hellman năm nay lại là bằng chứng của tội tuyên truyền chống phá nhà nước, theo cáo buộc của chính phủ Việt Nam. Vậy, chúng ta nên hiểu như thế nào đây, thưa bà?
Bà Elaine Pearson: Vâng, tôi nghĩ đây là một trong những vấn đề của Việt Nam. Hà Nội đã đồng ý ký tên vào Công ứơc quốc tế về quyền dân sự và chính trị, đã cam kết tuân thủ luật quốc tế, và hiện tại đang là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.
Bất chấp những điều đó, họ vẫn có những luật lệ vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền được cả thế giới công nhận cũng như hình sự hoá các hoạt động cổ võ ôn hoà cho tự do tôn giáo hay tự do bày tỏ quan điểm trái chiều với nhà nứơc.
Trong khi đó, mục tiêu của giải thưởng nhân quyền Hellman là cung cấp sự bảo vệ cũng như kêu gọi sự quan tâm của công luận đối với những ngòi bút bị đàn áp chỉ vì thực thi một trong những nhân quyền căn bản đựơc cả thế giới công nhận đó là quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc chuyên trách về khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Giám sát nhân quyền đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.
***Trong số 8 người Việt Nam được trao giải thưởng nhân quyền Hellman năm nay ngoài hai nhân vật đang bị cầm tù là linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân, còn có luật sư Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Phương Anh, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Hà Sỹ Phu, bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Người thứ tám không được công bố danh tánh vì lý do an toàn cá nhân.
Theo dòng thời sự:
8 nhà dân chủ VN được trao giải nhân quyền Hellman/Hammett
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: giải thưởng Hellman/Hammett ghi nhận những nỗ lực tranh đấu cho dân chủ tại VN
Thông tin liên quan:
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch về việc trao giải nhân quyền Hellman/Hammett 2008 cho 8 nhà Dân chủ Việt Nam
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment