Bill Bonner, The Daily Reckoning Australia, 30/6/08, Khánh Ðăng lược dịch.
“Tôi, Franklin D. Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tình trạng khẩn cấp được đề cập vẫn tiếp tục tồn tại và theo đúng như đã đề cập …”
Với những lời bạo dạn như trên, vị tổng thống của thời kỳ kinh tế suy thoái của Hoa Kỳ đã mạo hiểm từ kém may mắn đến phản bội. Sắc lệnh do ông ta ban hành vào ngày 5/4/1933 để tịch biên vàng, tài sản hợp pháp của tư nhân, lúc đó được định giá là 20.67 Mỹ kim một ounce. Rồi vào tháng 1/1934, vị Tổng thống Hoa Kỳ lại sửa giá vàng lại ở mức 35 đô la. Ðột nhiên, đồng đô la Mỹ bị mất giá đến 69.3 phần trăm.
Không biết cái hành động ăn cắp trên toàn quốc này làm cho nền kinh tế được tốt hơn hay xấu đi thì chúng ta không thể nói được. Mãi cho đến sau Thế chiến thứ II thì nền kinh tế mới hoàn toàn hồi phục lại bước chân muà xuân. Và giá cổ phần chứng khoán Hoa Kỳ đã không quay trở lại tầm cao của năm 1929, cho đến năm 1950.
Nhưng khó mà có một hành động nào của chính phủ quá dại dột hoặc vụng về để các chính trị gia sau đó phải trình bày lại lần thứ hai. Tuần này, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bước vào một vị trí quan trọng. Việt Nam mới đây đã trở thành nước nhập cảng vàng thoi lớn nhất thế giới. Giới đầu tư và các gia đình mua thứ kim loại màu vàng này cho cùng một lý do giống nhau mà mọi người luôn luôn làm – như một cách để tự bảo vệ khỏi những tờ giấy lộn. Giấy lộn đề cập ở đây được gọi là “đồng”, đơn vị tiền tệ chính thức của nước CHXHCN Việt Nam. Mới gần đây, đồng bạc Việt Nam đã bị mất giá trị đối với giá tiêu dùng ở tỷ lệ 25 phần trăm một năm.
Cách đây một năm, một người đầu tư điển hình của Việt Nam có thể đến với thị trường chứng khoán vì sự an toàn … và tăng trưởng. Nhưng thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt từng ngày vào tháng Năm và xuống đến gần 60% kể từ tháng Giêng. Hoặc có thể người đó đã mua bất động sản. Quỷ thần ơi, sự suy sụp kinh tế mới đây đụng vào thị trường bất động sản Hà Nội giống như những pháo đài bay B-52 của Richard Nixon. Giá các căn hộ (apartment) ở các trung tâm thương mãi, theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley thì cho đến nay đã rơi xuống còn phân nửa. Còn đồng đô la, một nơi ẩn náu chung của những món tiền mờ ám thì như thế nào? Ðồng bạc Việt Nam đã bám theo khá gần đồng đô la, nhưng nó chắc phải cảm thấy như là bị còng tay chung với một người bị bệnh hủi. Kể từ thời kỳ Roosevelt, đồng đô la đã bị hạ thấp xuống từ 1/20 của một ounce vàng xuống còn 1/1000. Bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng đồng đô la, thì giá vàng trung bình hiện thời trong năm nay là 250 trên mức giá trung bình của cùng thời gian vào năm ngoái -- một sự mất mát đến 37% đối với giá trị của tiền giấy.
Nhưng cách nay một năm, toàn thế giới vẫn còn là một nơi nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Việt Nam rất may mắn nên mọi người phải đeo kiếng mát ngay cả khi ở trong nhà. Việt Nam là một “phép lạ kế tiếp của Á Châu”, với tỷ lệ tăng trưởng hơn 7% trong cả thập niên qua. “Trẻ trung, thịnh vượng và tự tin” là điều mà báo The Economist đã mô tả. Mức lương bổng hầu như không bằng phân nửa của bên Trung Quốc. Và năng suất kinh tế phát triển nhanh hơn. Ðiện Biên Phủ và các chuồng cọp đã bị lãng quên; đầu tư nước ngoài lăn vào như những chiếc xe Mercedes mới toanh được đưa xuống khỏi một chiếc tàu chở hàng.
Nhưng mưa gió bắt đầu. Và không nơi nào những cơn mưa lại đổ xuống tầm tã hơn như trên đường phố Sài Gòn. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện thời suy sụp nhất thế giới trong năm nay.
Người Việt Nam luôn luôn khâm phục người Mỹ. Khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập cho Việt Nam vào năm 1945, sau cuộc cách mạng tháng Tám, thì ông ta đã ăn cắp ý tưởng trực tiếp từ bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Thomas Jefferson: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, ông ta bắt đầu, “Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Không lạ gì khi ngân hàng nhà nước của xứ An nam này đã giải quyết cuộc khủng hoảng mới đây cũng như Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon đã giải quyết những trường hợp tương tự ở Hoa Kỳ . Franklin D. Roosevelt đã không giữ lời hứa về nghĩa vụ lịch sử của nước Mỹ đối với chính công dân của họ.; sau năm 1933, họ đã không thể nào đổi được những tờ bạc giấy sang vàng. Richard Nixon đã cứng rắn với người ngoại quốc vào năm 1971; kể từ đó trở đi, nếu người Pháp muốn đổi đô la sang vàng thì họ đã không còn được may mắn. Bây giờ tới phiên ông Dũng đẩy những nhà nhập cảng vàng ra khỏi nghiệp vụ của họ. Ông ta “tạm thời” thu hồi giấy phép không cho nhập cảng thêm vàng, theo tờ Financial Times tường trình.
Trong quá khứ, nếu nền kinh tế Hoa Kỳ hắt hơi thì một quốc gia xuất cảng như Việt Nam sẽ bị sổ mũi. Bây giờ thì chính những liều thuốc lang băm của ông Bernanke, chủ tịch Ban quản trị Ngân khố Hoa Kỳ làm cho nước ngoài phải lảo đảo.
Vấn đề đối với Việt Nam không còn là việc quá giật lùi về phía sau, nhưng mà là quá sốt sắng. Cả nước phải trả, nhiều hoặc ít, bằng giá cả của thế giới để mua gạo .. và nhận lãnh hậu quả của hệ thống tài chánh đặt căn bản trên đồng đô la của ông Nixon. Nhưng một số thì yếu đuối hơn những kẻ khác. Với nhập cảng và xuất cảng tương đương với 160% của tổng sản phẩm nội địa (GDP), Việt Nam có một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất của thế giới và thị trường chứng khoán của Viêt Nam phải chịu hậu quả. Khi Ngân khố Liên bang cố gắng kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ với tín dụng lỏng lẻo, thì thanh khoản (liquidity) dư thừa lôi kéo giá cả ở Hà Nội tăng lên nhanh hơn ở Houston.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt tỷ lệ lạm phát trung bình trên toàn thế giới ở mức 3.9% vào năm '07 và 4.7% cho năm '08. Nhưng các thị trường mới nổi lên phải chịu đựng những tỷ lệ lạm phát cao hơn - hầu như 12% theo IMF. Lý do cho điều này thì đơn giản thôi: các thị trường đang nổi lên là những nơi nhập cảng nguyên liệu thô to lớn, để chế tạo thành những sản phẩm hoàn hảo. Và không giống như Hoa Kỳ, nền kinh tế cuả họ vẫn còn đang nóng hổi –do đó đẩy áp lực mức lương bổng đi lên. Cộng thêm vào đó, thực phẩm thì chiếm gần một phần ba ngân sách gia đình trong các thị trường mới nổi lên; còn ở Hoa Kỳ và Âu Châu, thực phẩm chỉ chiếm phân nửa mức như vậy. Khi giá cả hàng hóa và thực phẩm tăng vọt, tính theo đồng đô la, thì giá sinh hoạt cũng tăng theo.
“Giới đầu tư Việt Nam đã có một quyết định hữu lý khi cho rằng đây là cái hàng rào chống lại nạn lạm phát cao ngất và một đồng đô la yếu kém”, theo giám đốc công ty đầu tư tài chánh Dragon Capital, đặt tại TPHCM, nói với báo Financial Times. Người Việt Nam có linh cảm về những mối nguy sắp xảy ra, cho nên đã mua rất nhiều vàng, việc nhập cảng vàng vào Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua. Trong khi không có người Mỹ hoặc người Việt Nam nào vẫn có thể đổi những tờ giấy bạc của họ sang vàng ở một tỷ giá nhất định, cho đến tuần này, thì họ có thể đổi chác tiền đồng Việt Nam và đô la để lấy vàng, ở một tỷ giá luân chuyển. Giới đầu tư khắp nơi có lẽ cũng muốn có một quyết định hữu lý đó–trong khi họ vẫn có thể quyết định được.
http://www.dailyreckoning.com.au/vietnam-stock-exchange/2008/06/30/
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment