Tuesday, October 21, 2008

USA Bầu cử 2008: Bầu cho ai? Tại sao?

Phạm-Quang-Minh

Ngày nay khi đã là công dân Mỹ, chúng ta, cùng với bao nhiêu người Mỹ khác, có cái quyền đóng góp vào sự chọn lựa vị nguyên thủ của Hoa Kỳ, và cũng là vị nguyên thủ của Thế Giới Tự Do. Trong cái Thế Giới Tự Do đó, chúng ta tâm thành nguyện cầu một ngày nào trong tương lai, nước Việt Nam sẽ trở thành một thành viên. Là nhân chứng của bao lừa đảo bất chính bạo ngược thủ lợi, giúp chúng ta nhìn mọi vấn đề một cách tinh tế hơn, một cách thận trọng hơn, nhờ đó chúng ta có được những sự chọn lựa đúng đắn hơn, sâu sắc hơn.


Những quyết định của vị nguyên thủ của Thế Giới Tự Do sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vận mạng Việt Nam. Điều này không có nghĩa là người Việt phải chọn lựa ứng cử viên có liên hệ đến Việt Nam vì chúng ta còn có bổn phận của người công dân của đất nước chúng ta đang sinh sống. Sự chọn lựa của người Mỹ gốc Việt phải là một sự chọn lựa có lương tâm, có suy tính, có trách nhiệm, và được lưỡng toàn kỳ mỹ.


Hằng ngày nhan nhản những tin tức về đàn áp, bóc lột, hối lộ, lộng quyền, khiếp nhược trước ngoại bang, lãnh đạo trong tinh thần nô lệ nhục nhã, và với cái nguyện ước nhìn thấy một Việt Nam thật sự độc lập tự do, thì không ai trong chúng ta mà không moi tim vận óc để tìm một giải pháp cho quê hương. Mang cái tâm trạng chung đó, tôi đã cố tìm một giải pháp trong đường hướng "bất chiến tự nhiên thành" và cầu mong tất cả quý đồng hương cùng nhau đồng lòng tạo thời cơ, vận dụng thời cơ để cứu quê hương dân tộc sớm thoát khỏi cảnh lệ thuộc áp bức nhục nhã tôi đòi. Một thí dụ điển hình mới nhất về nỗi tủi buồn cho dân tộc: khi quân Nga xâm chiếm phần đất South Ossetia của Georgia, chính quyền Georgia phản ứng mạnh và được thế giới hỗ trợ. Khi Tàu xâm chiếm các phần đất cực Bắc và các đảo phía Đông, chính quyền Cộng-Sản Việt Nam cúi đầu ký giấy nhượng đất một cách vô liêm thiếu sĩ diện.


Trong sự chọn lựa ứng cử viên để được lưỡng toàn kỳ mỹ và trong việc đi tìm một giải pháp bất chiến tự nhiên thành cho quê hương Việt Nam, người cử tri Mỹ gốc Việt đã tìm thấy được một tia sáng cuối đường hầm rọi lên bởi một ứng cử viên: Thượng Nghị Sĩ John McCain. Tia sáng cuối đường hầm có cơ hội để bùng lên hay không? Con đường hầm đen tối dài ngắn bao nhiêu? Tất cả phụ thuộc nhiều yếu tố rất khó tiên liệu. Tạo thời cơ và vận dụng thời cơ phải là điều mỗi chúng ta phải kiên trì tìm kiếm và bền tâm thực hiện.



Cái gì làm nổi bậc sự khác biệt giữa hai ứng cử viên Barack Obama và John McCain?



Không phải sắc diện màu da, không phải thủ thuật ăn nói lưu loát, không phải vì đảng nọ hay đảng kia mà vì lập trường giữa hai ứng cử viên trong giai đoạn cực kỳ nguy khốn của nước Mỹ. Tình hình nội bộ Mỹ khó khăn và tình hình thế giới phức tạp đòi hỏi một lập trường đúng đắn để đưa nước Mỹ trở lại địa vị đại cường đứng đầu Thế Giới Tự Do, để kết tụ được nhiều quốc gia chung sống trong hòa bình trường cửu, đồng thời bảo vệ những nước nhỏ bé an lành khỏi bị áp chế bởi các đại cường bạo tàn tham lam hống hách. Đấy là hình ảnh lãnh tụ của Thế Giới Tự Do.


Trước hết, cuộc bầu cử 2008 có một tầm quan trọng đặc biệt. Nội tình tài chánh Mỹ đang ở vào tình trạng khủng hoảng rất đáng lo ngại. Nước Mỹ đang phải đương đầu với quân khủng bố lãnh đạo bởi Bin Laden, với cuộc chiến tiêu diệt Taliban ở Afghanistan, và cuộc chiến chiến lược chống độc tài tại Iraq, bên cạnh các trách nhiệm toàn cầu của một nước lãnh đạo và đại diện của Thế Giới Tự Do chận đứng các tên độc tài bất trị manh tâm chế tạo các vũ khí hạch tâm tầm nhỏ đe dọa sinh mạng mọi người trên thế giới.


Cuộc khủng hoảng quân sự toàn cầu phải được tiến hành hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết song hành với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Chiến tranh, kinh tế, sự an nguy của người dân, sự phồn thịnh của đất nước, là những vấn đề cực kỳ nan giải dính quyện vào nhau và không thể giải quyết riêng rẻ. Vị Tổng Thống tương lai mang trên vai những trọng trách cực kỳ khó khăn trong đại, sẽ phải có những quyết định hết sức chín chắn bằng vào kinh nghiệm và sự lão luyện trong chính trường thế giới.


Bối cảnh đặc thù của tình hình toàn cầu bắt buộc chúng ta phải xem nặng lập trường của hai ứng cử viên. Người viết bài này luận đoán những sai lầm trong lập trường của ứng cử viên Obama. Điều đáng buồn và bất hạnh cho dân tộc Hoa Kỳ: đại đa số người Mỹ đã bị mờ mắt bởi những khủng hoảng tài chánh trong những tháng gần đây, tạo nên bởi thị trường nhà cửa và chứng khoán, khiến họ sẽ có những quyết định chọn lựa sai lầm nông nỗi. Đó có thể là vận mệnh chẳng may của dân tộc Hoa Kỳ.


Năm 1963, nhân dân Miền Nam lầm lẫn trong việc hỗ trợ Dương Văn Minh và 12 năm sau, sự sai lầm đó hiện rõ thì đã quá muộn. Năm 2008, quần chúng Mỹ, nếu chọn lầm Obama vào ghế Tổng Thống, thì 15 năm sau, sẽ nuốt hận ngàn đời.
Đời sống và lập trường của một nhà chính trị bị uốn nắn và ảnh hưởng bởi môi trường sinhsống và bởi các nhân sự ảnh hưởng trên đương sự. Lập-trường của Obama tóm lược trong các điểm chính như sau:



1. THƯƠNG THUYẾT VÔ ĐIỀU KIỆN VỚI KẺ THÙ

Kẻ thù của Mỹ ngày nay là kẻ thù rất kiên trì, nham hiểm, tàn bạo, ngoan cố, có lập trường bất di bất dịch, có chủ trương dứt khoát, dám làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu cho dù bất nhân bất chính bất nghĩa. Kẻ thù của Mỹ chủ trương rằng thương thuyết là khí cụ tuyên truyền, là phương cách hữu hiệu để mua thời gian trì hoãn mọi hành động của Hoa Kỳ hầu chuẩn bị và kiện toàn sách lược cùng phương tiện tấn công. Bài học thương thuyết trong cuộc chiến Việt-Nam; Liên Hiệp Quốc thương thuyết với Iraq trước năm 2003, thương thuyết với North Korea rồi với Iran gần đây; tất cả đều không có kết quả. Thương thuyết với loại kẻ thù này là một sai lầm lớn mà hậu quả sẽ rất khó lường. Hoa Kỳ không còn thời gian để chần chừ trông đợi thiện chí của đối phương. Mỗi ngày mỗi tuần trôi qua khiến mối hiểm nguy tai họa đến cận kề hơn. Chủ trương thương thuyết cho thấy Obama thiếu hẳn kinh nghiệm về quân sự lẫn chính trị trong việc bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ và toàn cầu.


Sự thiếu hiểu biết về chính trị thế giới và sự thiếu kinh nghiệm quân sự chiến trường đã biểu lộ một Obama non nớt và nông nỗi.



2. RÚT QUÂN KHỎI IRAQ

Đến Afghanistan lần đầu và trong vòng mấy tiếng đồng hồ, Obama quyết định tăng cường quân sự cho Afghanistan. Đến Iraq lần đầu và trong vòng mấy tiếng đồng hồ, Obama quyết định rút quân khỏi Iraq.


Đây là ma-nớp chính trị của Obama hầu lừa bịp khối đa số quần chúng Mỹ quá bận rộn với sinh kế hằng ngày. Ma-nớp chính trị này cho thấy Obama rất xảo quyệt và mị dân. Rút bỏ Iraq thì toàn bộ cực Bắc của Saudi Arabia từ Syria qua Iraq qua Iran sẽ trở thành khối chống Mỹ trong thế liên kết . Lập trường của Saudi Arabia và trong tình huống chẳng đặng đừng, lập trường của Egypt và Turkey sẽ thay đổi ngay.

Iran đối với Afghanistan về mặt chính trị và tài trợ cũng giống như Tàu Cộng đối với Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam. Iran còn đóng vai trò của một Lào Quốc trung lập làm hậu cứ cho các cao trào chống Mỹ tại Afghanistan. Mỹ sẽ thất bại ngay tại Afghanistan và Pakistan nếu rút bỏ Iraq. Toàn vùng Trung Đông sẽ là thiên đàng của quân khủng bố chống Mỹ. Obama cũng không thấy rằng rút quân khỏi Iraq, cục diện Trung Đông sẽ thay đổi trong chiều hướng bất lợi cho chủ trương thương thuyết với kẻ thù của Ông và làm suy yếu trầm trọng khả năng thương thuyết của Mỹ dưới sự điều hành của Obama.


Obama cũng thiếu kinh nghiệm về chính trị để hiểu rõ bản chất giảo quyệt của kẻ thù của Mỹ và đâu là kẻ thù chính của Mỹ đàng sau những xáo trộn tại những vùng đất khác nhau trên thế giới.



3. CHỐNG KHOAN DẦU VÀ ĐÒI THÁO KHOÁN DẦU DỰ TRỮ

Khi giá xăng tăng vọt trên bốn đồng một galon, quần chúng nhôn nhao vì ngân sách gia đình ít ỏi trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Để giải quyết khủng hoảng năng lượng này, Tổng Thống Bush kêu gọi lưỡng viện Quốc Hội xóa bỏ lệnh cấm khoan dầu ngoài khơi. Obama phản đối và đòi tháo khoáng khối dầu dự trữ để giải quyết tình trạng năng lượng. Sau cùng vì áp lực của quần chúng, Đảng Dân Chủ, nắm đa số tại lưỡng viện Quốc Hội, đã phải bãi bỏ lệnh cấm khoan dầu vào cuối tuần qua. Phản đối của Obama bất thành. Obama đã không hiểu được tầm ảnh hưởng sâu xa của việc hủy bỏ lệnh cấm khoan dầu này trên tổ chức OPEC và rằng việc tháo khoáng khối dầu dự trữ như Obama đề nghị, sẽ làm cho Hoa Kỳ lệ thuộc nặng nề hơn vào các nước sản xuất dầu tại Trung Đông. Cái nhìn nông cạn của Obama không là cái nhìn của một nguyên thủ đứng đầu Thế Giới Tự Do. Chỉ vì lợi ích tranh cử mà Obama đã mị dân và xem nhẹ sự an toàn phòng thủ của xứ sở này.



4. ĐÁNH THUẾ NẶNG CÁC CÔNG TY DI CHUYỂN RA HẢI NGOẠI

Trước hết, trong nhận định của người viết, quan điểm đánh thuế nặng những công ty di chuyển ra hải ngoại là một quan điểm sai lệch. Tự do thương mại bao gồm luôn tự do lựa chọn đặt bản doanh hoạt động của công ty.


Obama biết không cấm được các công ty di chuyển ra hải ngoại mà chỉ có quyền gia tăng mức thuế đánh vào các công ty mà thôi. Hầu hết các công ty có bản doanh hoạt động tại hải ngoại thâu hoạch được lợi tức cao, củng cố được thế đứng của công ty, cạnh tranh được với các mặt hàng sản xuất từ các nước khác nhờ giữ được giá sản xuất thấp do những điều kiện hoạt động dễ dàng tại hải ngoại. Gần 80% các món hàng ở thị trường Mỹ được sản xuất bởi và nhập cảng từ các nước ngoài nhờ chủ trương tự do mậu dịch toàn cầu. Đánh thuế nặng đến mức các công ty không tồn tại được ở hải ngoại thì các công ty đó cũng sẽ không tồn tại được tại nội địa này. Tình hình kinh tế sẽ suy sụp vì hàng hóa sản xuất tại Mỹ giá thành sẽ rất cao không cạnh tranh được với giá các món hàng sản xuất từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc.

Chúng ta thấy rõ các công ty Mỹ tạo công ăn việc làm cho người dân các nước khác trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ gia tăng. Muốn các công ty Mỹ trở về lại Mỹ, chính quyền phải tạo điều kiện để các công ty Mỹ thấy rằng ở lại nội địa có lợi hơn là di chuyển ra hải ngoại. Muốn thực hiện điều này, hành pháp và lập-pháp Hoa-Kỳ phải hợp-tác chân-thành để thay đổi tận gốc rễ những yếu điểm của hệ thống nhân công và thương mãi. Sửa đổi những yếu điểm này để tái tạo sinh lực thương mại lâu dài cho Hoa Kỳ đòi hỏi một cuộc cách mạng sâu rộng toàn diện. Dấy động cuộc cách mạng này sẽ rất khó-khăn vì sự phồn vượng của Đảng Dân Chủ đặt trọng tâm trên các yếu điểm này.



Suy nghĩ nhiều về lề lối sinh hoạt thương mại tại Mỹ, năm 1984, người viết đã viết một bài gởi các báo chỉ trích lập trường nông cạn của ứng cử viên Mondale và đề nghị thay nhãn hiệu trên các món hàng từ "Made In USA" thành "Made By a US Company". Không có báo nào đồng ý đăng bài viết này. Đến năm 1997, 14 năm sau, các công ty Mỹ bắt đầu di chuyển ra hải ngoại, người Mỹ mới nhận ra rằng các sản phẩm của Mỹ nay được sản xuất bởi một công ty Mỹ tại một nước ngoài Mỹ. Đánh thuế nặng các công ty thương mãi là một hành động phi thương mãi không giúp được gì cho nền kinh tế Mỹ cũng không đem lại lợi ích thực tiễn nào cho người dân. Lập luận phi thương mãi này được các chính trị gia bất chính xử dụng để khêu gợi lòng ganh tỵ tham lam của đại đa số quần chúng hầu kiếm phiếu. Obama là một trong những chính trị gia mỵ dân loại này.



5. KẾT TỘI BUSH VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÁNH

Đã là một chính trị gia mỵ dân, Obama kết tội bừa bãi và không cần biết đúng sai. Cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay không là lỗi của Tổng Thống Bush, mà là lỗi lầm của hệ thống thương trường tự do (Free Market) của Hoa Kỳ có từ bao đời. Một người dân bình thường có thể kết tội sai lầm nhưng một nhà chính trị tầm vóc như Obama phải thận trọng hơn. Nhận thấy hậu quả tai hại của chính sách thương trường tự do trong những tháng qua, Michael Bloomburg đã phải phát biểu: "Free market cannot work without regulations" trên các hệ thống truyền hình tuần vừa qua. Nhậm chức Tổng Thống, thương trường tự do đã có sẵn, chẳng may hậu quả tai hại của thương trường tự do lần này xảy ra đúng vào nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush. Giờ đây, trước những tai hại lớn lao của thương trường tự do quá trớn, Quốc Hội lưỡng viện muốn áp dụng những biện pháp "theo dõi và kiểm kê" (oversight), nhưng những biện pháp đó vẫn chưa được Quốc Hội thông qua vì rất nhiều nhà lập pháp cho rằng làm như thế sẽ tạo nên một "communist economic system that America doesn't like" (lời của dân biểu Boehner, Trưởng Khối Cộng Hòa Hạ Viện). Luận xét một cách công tâm, lời kết tội của Obama là thiếu công chính vì lợi ích tranh cử.



6. SUBPRIME MORTGAGE LOANS

Chương trình nào cũng có những điểm tốt và những điểm xấu. Điểm tốt của "subprime mortgage lending" (SML) là đã giúp cho hàng trăm ngàn gia đình Mỹ với lợi tức thấp làm chủ được một ngôi nhà. Làm chủ một ngôi nhà là ước mơ chung của mọi gia đình trong xã hội ngày nay. SML đã giúp làm thỏa mãn cái ước mơ này. Điểm xấu của chương trình SML này thì chúng ta nay đã thấy. Tình trạng không trả nỗi tiền nhà hàng tháng mà hậu quả là "foreclosure", đã bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối của năm 2007. Nắm trong tay những dữ kiện đầy đủ về số lượng "subprime mortgage loans" trên toàn quốc mà các cơ sở cho vay, Treasury Department, và cả lưỡng viện Quốc Hội đã không tiên liệu được và đã không lượng định được tầm nguy hại lan tràn trên toàn quốc và đã không chận đứng được sự lan tràn này cho đến khi tác hại đã quá nặng nề và sự mất mát đã quá lớn lao. Bài học khủng hoảng của những năm 1930 đã giúp được gì? Viết đến đây, người viết nhớ lại câu nói của G. Santayama: "Those who do not remember the past are condemned to repeat it". Việc "rewrite" lại các khoảng nợ của chương trình SML (rewrite không phải là refinance) để chận đứng làn sóng "foreclosure" lan tràn chỉ được đặt ra sau khi $700 tỷ bailout đã được Quốc Hội thông qua. Cái lỗi lớn lao này không đơn thuần là của riêng bất kỳ một cơ quan nào. Người viết chưa kiểm chứng được chương trình SML bắt đầu từ năm nào. Obama, chỉ vì mục tiêu tranh cử, đã đổ tội hoàn toàn cho Bush rồi gắn liền McCain vào Bush là một một sự hàm hồ ngoan cố không chấp nhận được.



7. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH NGOẠI GIAO THỰC TIỄN HỮU HIỆU

Nước Mỹ không là một nước nhỏ bình thường như các nước khác. Nước Mỹ đứng đầu Thế Giới Tự Do vì thế những quyết định của Tổng Thống Mỹ có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đường hướng của chính sách đối ngoại của Tổng Thống Mỹ sẽ có hậu quả trường kỳ đến các thế hệ tương lai trên toàn thế giới. Một vài thí dụ để chúng ta thấy rõ hậu quả lâu dài do những sai lầm, trong đường hướng đối ngoại của Hoa Kỳ: sai lầm vào năm 1950 đã khiến Tibet, vùng đất chiến lược cực Bắc Ấn Độ, lọt vào tay Trung Quốc; sai lầm vào năm 1960 đã khiến ba nước Việt Miên Lào rơi vào tay Cộng Sản; sai-lầm vào năm 1971 đã có di hại trường kỳ đến chính Hoa Kỳ; sai lầm vào năm 1997 đã làm thế giới mất niềm tin vào sự thành tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do dân chủ trên Thế Giới Tự Do.


Obama không đưa ra được những nét chính đúng đắn trong sách lược ngoại giao ngoại trừ chủ trương sai lầm thương thuyết vô điều kiện với kẻ thù và ma nớp chính trị nói trên. Người viết theo dõi khá kỹ nhưng chưa bao giờ được nghe Obama nói rằng vũ khí nguyên tử lọt vào tay Bắc Hàn và Iran sẽ là một hiểm nguy lớn cho nhân loại. Obama chưa bao giờ cho quần chúng biết ai là kẻ thù tối nguy của Mỹ. Obama cũng không nhìn thấy được cái bệ rạc của tổ chức Liên Hiệp Quốc ngày nay mà lại còn cổ võ và bảo trợ một dự án $850 tỷ Mỹ Kim tài trợ cho các dự án của Liên Hiệp Quốc. Chính trị thế giới, cán cân quân sự toàn cầu, mối liên lạc chặt chẽ với đồng minh là những yếu tố then chốt trong đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ. Những yếu tố then chốt này ảnh hưởng sâu xa nặng nề trực tiếp đến nền an ninh của Hoa Kỳ, sự an toàn của quần chúng, và sự phồn vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là trong cái bối cảnh mà các phong trào chống Mỹ đang lan tràn, với sự cạnh tranh thương mãi càng lúc càng cam go và nền kinh tế Mỹ đang bao tỏa khắp năm châu.


Từ xưa, cái nguyên tắc căn bản là: chỉ thương thuyết khi ở thế thượng phong; ngược lại, thương thuyết chỉ có nghĩa là cầu xin và nhượng bộ. Trong cuộc tranh luận (debate) ngày 26-09-2008, chính Obama đã tự thú: "around the world, the US is less respected" tức là nước Mỹ đang yếu thế, thì rút quân khỏi Iraq, chưa hoàn toàn chủ động ở Afghanistan, luẩn quẩn chưa giải quyết xong sự ngoan cố của North Korea, chủ trương thương thuyết với kẻ thù vô điều kiện là trái nguyên tắc, là sai lầm. Hãy nghe câu nói sau đây của McCain: "Mr. Obama wants to withdraw . I do too, but I want to win first." Câu nói này chứng tỏ cái quan điểm đối ngoại chín chắn của một ứng cử viên kinh nghiệm. Một điều then chốt mà quần chúng Mỹ không nhìn thấy và đà mắc lừa sự bịp bợm của Obama: khi nền an ninh quốc gia bị đe dọa, khi sự an toàn của người dân bị tổn thương, thì nền kinh tế quốc gia sẽ suy sụp theo. Hàng trăm tỷ dollars đã phải chi tiêu cho việc gìn giữ an ninh sau biến cố 9-11 là một thí dụ và là một nguyên nhân chính tạo nên thâm thủng ngân sách quốc gia, làm đình trệ các chương trình dự án về lợi ích công cộng khác. Biến cố 9-11 là hậu quả của 8 năm cầm quyền của Bill Clinton.

Bill Clinton đã để cho quân khủng bố sinh hoạt dễ dàng tại Mỹ và hải ngoại. Tổng Thống Bush đã phải đương đầu với quân khủng bố ngay trong những tháng đầu của nhiệm kỳ I của Ông. Obama với chủ trương thương thuyết vô điều kiện với kẻ thù sẽ đưa nước Mỹ và đồng minh vào con đường tự hủy. Đây là đường lối đối ngoại sai lầm của Obama.



8. MÔI TRƯỜNG VÀ NGƯỜI ẢNH HƯỞNG TRÊN OBAMA

Hiểu biết về con người thực của một ứng cử viên là điều rất quan trọng. Lúc còn học trung học, thầy Việt văn có cho lớp tôi viết một bài luận diễn giải câu tục ngữ: "Dis moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es" (Hãy cho tôi biết anh giao du với ai. Tôi sẽ nói được anh là ai) rồi thầy khuyên rằng biết người đó là ai thì cũng phải cư xử hiền hòa và thứ tha. Hiền hòa và thứ tha là bản chất của hầu hết người Việt chúng ta nhưng "biết người đó là ai" giúp chúng ta có được sự chọn lựa đúng đắn để khỏi "nuôi ong tay áo", để khỏi "rước voi về dày mã Tổ" một lần nữa sau bài học tai hại về Hồ Chí Minh rước Tàu về dày xéo giang sơn. Obama là người theo Muslim, bỏ Muslim để trở thành Christian. Nhà thờ mà Ông năng lui tới nổi tiếng kỳ thị. Vị Pastor của Ông là người nổi tiếng quá khích. Bị báo chí công kích bài bác, Obama rời bỏ nhà thờ, rồi từ bỏ luôn vị Pastor lâu đời của Ông. Chối bỏ đạo Muslim, rời bỏ nhà thờ, từ bỏ vị Pastor, nhưng chắc chắn Obama không từ bỏ được cái bản chất thực sự con người của Ông, cái bản chất đã được những môi trường chống Mỹ, những Mục Sư nổi tiếng kỳ thị như Rev. Jeremiah Wright, uốn nắn tôi luyện suốt hơn hai mươi năm trường. Mười mấy tháng tranh cử không gọt rữa hết được con người thực sự của Obama mặc dù Ông ăn nói giỏi, lấp liếm giỏi, che đậy giỏi. Qua hai lần tranh-luận (debates), Obam đã nói


"Why don't we have Bin Laden on our side?". Câu nói này có nghĩa là Obama là người của Bin Laden và muốn biến Hoa Kỳ thành một thế lực khủng bố lớn, giết người dân lành vô tội cho mục tiêu chính trị quá khích và cho mục tiêu tôn giáo mù quáng mà Bin Laden đang chủ trương. Chắc chắn không ai gọt sạch cái bản chất của Bin Laden cũng như không thể nào mà cuộc tranh cử này gọt sạch được cái con người thực sự của Obama tôi luyện hơn 20 năm bởi Jeremiah Wright. Là con người trong xã hội bình thường chúng ta không phán xét gì hết về những đổi thay của Obama. Khi phải chọn lựa một vị nguyên thủ cho đất nước, một con người nắm vận mệnh toàn cầu, thì chúng ta không được quyền lầm lẫn mà phải truy cứu mọi khía cạnh. Những tư tưởng kỳ thị từ nhà thờ, những tư tưởng quá khích từ vị Pastor qua bao năm tháng mà Obama vẫn cảm thấy dễ chịu để tiếp tục lui tới giao du là điều làm người viết phải đặt thành vấn đề chính trong quyết định ngày 4 tháng 11 sắp đến. Biết rõ Hoa Kỳ đang ở vào thế yếu, Obama vẫn chủ trương thương thuyết vô điều kiện càng chứng tỏ cho chúng ta thấy Obama muốn gì khi lên làm Tổng Thống. Obama, trong tận cùng thâm tâm, không muốn một nước Mỹ hùng mạnh phú cường uy danh lừng lẫy trên thế giới mà Obama muốn tất cả cái vinh dự đó dồn về quân khủng bố Muslim quá khích. Là người Việt với kinh nghiệm sống, chúng ta không cho phép mình lầm lẫn nữa vì chúng ta ước ao con cái chúng ta được sống trong tự do.



9. CHANGE WE CAN BELIEVE IN

Những sáo ngữ bao giờ nghe cũng êm tai quyến rũ. Năm 2004, trong những ngày National Convention của Đảng Dân Chủ, ông Edwards cổ võ rầm hội trường sáo ngữ; "Help is on the way". Năm nay 2008, cũng trong hội trường National Convention, chúng ta thấy cả rừng biểu ngữ "Change we can believe in". Hồi năm 2004, người viết tự hỏi: HELP gì và ở đâu mà tới? Năm nay, người viết cũng tự hỏi: CHANGE gì và như thế nào để mà tin? Cái biểu tượng chân thật của Đảng Cộng Hòa: "Country first" nói lên cái mục tiêu của người lãnh đạo là đặt tổ quốc trên hết và đó cũng là điều McCain đã thể hiện trong suốt cuộc đời của Ông, một cuộc đời mà Bill Clinton đã phải thừa nhận: "His life, none of us can match". Cái đổi thay mà Obama mong mỏi không là cái đổi thay mà người viết chấp nhận. Mỗi lần có tranh cử, Đảng Dân Chủ dùng những ngữ từ thật ăn khách. Thí dụ, "Health Care", hai chữ này cứ được dùng hoài nhưng không thấy thực hiện. Năm 1992, khi tranh cử Tổng Thống, tôi được nghe "Health Care" từ Bill Clinton. Năm 1996, khi tái tranh cử, Bill Clinton cũng lặp lại "Health Care". Năm 2004, khi Al Gore tranh-cử, "Health Care" cũng là đề tài nóng bỏng. Năm 2006, khi tranh cử nghị sỹ tại New York, bà Hillary Clinton lại cũng dùng chiêu bài "Health Care". Sau 8 năm tổng thống của Clinton rồi ba năm nay Đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai viện lập pháp, đến nay vấn đề "Health Care" vẫn nằm ụ tại chỗ.



Obama quá tồi tệ, không công trình hoạt động đáng kể, không thành tích chiến đấu, không kinh nghiệm lãnh đạo nghĩa là không có gì để đảng Dân Chủ có thể giới thiệu với quần chúng. Đảng Dân Chủ chỉ lợi dụng tình trạng bất ổn về tài chánh hiện tại, đổ lỗi cho Bush rồi ghép McCain vào Bush để tuyên truyền. Đây là món đòn duy nhất của Obama. Tạo nghi kỵ tại hạ viện để kéo dài thời gian chấp thuận $700 tỷ bailout, sau đó lại tung tin rằng bailout sẽ không có kết quả để tiếp tục tạo hoang mang và kéo dài tình trang tài chánh bất ổn có lợi cho Obama trong tháng 10 này. Lợi dụng tình trạng bất ổn tài chánh và sự âu lo của quần chúng, đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả đã đánh bóng Obama, lừa bịp dân lành để kiếm phiếu.



Ứng cử viên McCain, với kinh nghiệm lão luyện, với lòng thành phục vụ quê hương, đương nhiên phải bất-đồng với lập trường của Obama. Chúng ta không dễ bị mê hoặc bởi thủ thuật ăn nói khéo léo, tài che đậy lấp liếm. Chúng ta chín chắn chọn người có khả năng thực sự và thành tâm phục vụ đất nước Hoa Kỳ và duy trì hòa bình thực sự cho thế giới.



TẦM NHÌN SÂU RỘNG CỦA McCAIN


Người viết bài này rất đồng quan điểm và vị nể thượng nghị sỹ McCain vì cái nhìn toàn diện và thâm thúy của ông về một chính sách toàn diện toàn cầu, thiết lập sức mạnh quân sự toàn cầu (không riêng của nước nào), xây dựng tinh thần đoàn kết toàn cầu (cần thiết để chống lại bất kỳ sự xâm chiếm nào từ bất cứ đại cường nào), cổ võ và duy trì một nền hòa bình toàn cầu hỗ tương bền vững cho thế giới trong những thập niên đến. Tháng 11 năm 2006, đảng Dân Chủ thắng thế tại Thượng và Hạ Viện. Các nhà lập pháp Dân Chủ cổ võ chủ trương cắt quân viện và rút quân bỏ Iraq. Thượng nghị sỹ McCain chống đối và cảnh cáo rằng làm như thế Iraq sẽ biến thành một Việt Nam thứ hai. Độ hai tuần sau, ngày 15 tháng 11, 2006, người viết đã thảo một bài nhận định gởi thẳng đến một số nhà lập pháp lưỡng viện. Trong bài nhận định có đoạn:


"The United Nations, of which the charter is outdated, has become a podium of propaganda controlled by our enemies to favor them. It does not serve our interests nor the interests of our allies. Events over the past decades showed this clearly. The US has fallen into a trap ingeniously set by our enemies to buy the time they need. The US should withdraw its membership from the UN, rebuild the confidence of our allies, then form another international coalition with a practical charter that works. The world situation has changed dramatically. This shake-up is necessary now, when the US is still able to do it without any dangerous intervention from any US enemy. Time is of the essence and we are running out of time."



Tư-tưởng của đoạn văn này ghi lại vài nét trong những suy tư của người viết bài này về việc đi tìm một giải pháp giải cứu quê hương Việt Nam khỏi ách thống trị bạo tàn vơ vét của Tàu Cộng trong chiều hướng bất chiến tự nhiên thành. Một số trong những công tác cần thực hiện trong giải pháp này là phải hủy bỏ tổ chức Liên Hiệp Quốc, thành lập một tổ chức quốc tế mới, biến thể và kiện toàn NATO rồi sáp nhập NATO vào tổchức mới. Thế rồi, một sự trùng hợp thật ý nghĩa: đầu năm 2008 (02-2008), ý thức được vai trò bất lợi của Liên Hiệp Quốc, thượng nghị sỹ McCain bắt đầu thành lập một tổ chức quốc tế mới, có tên là "League of Democracies", người viết tạm dịch là "Thành Trì Dân-Chủ (TTDC)". McCain đã đề cập đến TTDC trong cuộc tranh-luận (debate) ngày 26 tháng 9 vừa qua. Bình bút ngoại giao Barry Schweid của Associated Press đã phỏng vấn McCain trong tháng 5 năm 2008 và Ông đã hé lộ chủ định rằng TTDC sẽ thay thế Liên Hiệp Quốc trong tương lai. Người viết nguyện cầu để McCain trúng cử Tổng Thống, để tương lai Hoa Kỳ tươi sáng hơn, để thế giới sớm có hòa bình, và những nước nhỏ gồm luôn Việt Nam sẽ được vẹn toàn lãnh thổ và trường tồn trong độc lập tự chủ thoát khỏi bất kỳ manh tâm thống trị diệt chủng nào. TTDC, nếu được thành lập với một hiến chương đáp ứng lòng mong đợi của các nước trên thế giới, sẽ thành công nhanh chóng. Đây chính là những tia sáng ở cuối đường hầm cho tất cả những nước đang hoặc sẽ phải sống trong sự sợ hãi bị xâm chiếm bởi những thế lực bạo tàn. Điều quan trọng là McCain phải trúng cử nếu không những tia sáng cuối đường hầm này sẽ rất loe loét không đủ sức bừng sáng lên. Người viết đang rất lo ngại vì chiều hướng báo chí thiên tả quá mạnh, đồng thời giới truyền thông báo chí Mỹ đang bị lũng đoạn lèo lái bởi kẻ thù nham hiểm của Hoa-Kỳ. Người viết đơn cử một thí dụ về sự lấp liếm của giới truyền thông. Tất cả chúng ta đều nghe rang rảng hằng ngày rằng Palin thiếu kinh nghiệm và mới chập chững bước vào "sân khấu chính trường quốc gia" (national stage). Giới truyền thông đã làm lu mờ sự kiện rằng Palin đã từng là nghị viên, rồi lên Thị Trưởng, rồi lên Thống Đốc gần ba năm nay; trong khi Obama chỉ là một người sinh hoạt cộng đồng rồi lên nghị sỹ và hoàn toàn không có kinh nghiệm về hành pháp. Qua cuộc tranh luận đêm thứ Năm 02 tháng 10 vừa qua, giới truyền thông cũng lấp liếm một sự kiện thật ý nghĩa. Sau cuộc tranh luận, George Stephanopoulus, đảng viên Dân Chủ, của TV-abc-07, công bố kết quả chấm điểm như sau:


------------------ Biden ----- Palin
Dữ kiện ........... A ........ A-
Cung cách ......... A- ...... A
Chính xác ......... B ........ B



Trên sân khấu chính trường quốc gia, Biden đã từng là nghị sỹ 36 năm còn Palin mới chập chững học hỏi được độ 5 tuần. Kết quả tranh luận cho thấy 36 năm kinh nghiệm nghị sỹ chỉ giúp Biden hơn Palin một chút xíu về mặt dữ kiện, thua Palin về cung cách tranh luận, ngang hàng với Palin về sự chính xác trong việc thấu triệt dữ kiện. Ý nghĩa thâm thúy của kết quả cho thấy 36 năm so với 5 tuần, Biden thua Palin quá xa, không xứng đáng làm ứng cử viên Phó Tổng Thống. Giới truyền thông không vạch điểm này ra cho quần chúng một cách công minh vì họ đứng về phe Obama. Hệ-thống tuyên truyền với kỹ thuật cao của phe thiên tả là một sự đầu độc quần chúng rất nguy hiểm.



Để đóng góp vào việc xây dựng cho Hoa Kỳ hùng mạnh phú cường, để tiếp tục tạo thời cơ giải cứu quê hương Việt Nam, người Mỹ gốc Việt với kinh nghiệm lầm lẫn của những thập niên 60-70, sẽ rất chín chắn và không còn nhầm lẫn như những người Mỹ thiếu kinh nghiệm. Sự chọn lựa của người Mỹ gộc Việt: bầu cho McCain-Palin ngày 4 tháng 11 năm 2008. Đây là một cơ hội của lưỡng toàn kỳ mỹ.



Phạm-Quang-Minh
(Oct-12-2008)

No comments: