Thursday, October 23, 2008

Nghị viện châu Âu ra quyết nghị về VN

Nghị viện châu Âu vừa thông qua nghị quyết về quan hệ với Việt Nam, kêu gọi gia tăng áp lực nhân quyền và tự do tôn giáo.
"Nghị quyết về Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam và về Nhân quyền" đã được thông qua với đa số phiếu 479/21 trong phiên họp ngày 22/10/2008 tại Strasbourg.


Bản nghị quyết kêu gọi thiết lập cơ chế hữu hiệu cho các điều khoản về nhân quyền và dân chủ trong Hiệp định về Đối tác và Hợp tác mới mà hai bên đang thương lượng vòng hai.

Hiệp định này được trông đợi sẽ thay thế cho Hiệp định hợp tác EU-Việt Nam ký từ năm 1995.

Thông cáo của Nghị viện châu Âu nhận định quyền tự do tụ họp, tự do báo chí và tiếp cận internet vẫn còn bị hạn chế ở Việt Nam, trong khi một vài nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số vẫn bị phân biệt đối xử và trấn áp.

Nghị quyết mới ra nhấn mạnh rằng đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam "cần phải đưa ra được các cải thiện rõ rệt".

Thỏa thuận mới

Các dân biểu châu Âu thống nhất yêu cầu Ủy hội châu Âu đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam "dựa trên tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền cơ bản"; cũng như có cơ chế đánh giá rõ ràng đối với các dự án phát triển ở Việt Nam để bảo đảm các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Nghị quyết mới ra cũng khuyến cáo không ký hiệp định mới với Hà Nội chừng nào các vi phạm chưa được chấm dứt.


MỘT SỐ YÊU CẦU
Đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam
Đưa ra cơ chế đánh giá rõ ràng đối với các dự án phát triển ở Việt Nam để bảo đảm các tiêu chuẩn về nhân quyền
Không ký hiệp định hợp tác mới với Hà Nội chừng nào các vi phạm chưa được chấm dứt


Nghị quyết của Nghị viện châu Âu 22/10

Quốc hội châu Âu đóng vai trò tham vấn trong quá trình soạn thảo hiệp định hợp tác mới giữa châu Âu và Việt Nam, mà quá trình đàm phán được hy vọng sẽ kết thúc vào 2009.

Quyết nghị của Nghị viện yêu cầu Việt Nam phải có một số hành động cải thiện dân chủ nhân quyền, trong đó có việc chấm dứt kiểm duyệt nhà nước và kiểm soát đối với báo chí.

Đây không phải lần đầu Nghị viện châu Âu ra nghị quyết chỉ trích Việt Nam về nhân quyền.

Về phần mình, Việt Nam luôn luôn bác bỏ các chỉ trích này, mà Hà Nội cho là "dựa trên thông tin sai lệch" và "không phù hợp với tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081023_meps_vietnam.shtml



VN chỉ trích Nghị viện Châu Âu


Việt Nam nói Nghị viện Châu Âu đã có nghị quyết 'không thể chấp nhận được'
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mạnh mẽ chỉ trích nghị quyết mà Nghị viện Châu Âu vừa thông qua yêu cầu Ủy hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn với Việt Nam về nhân quyền.
Trả lời câu hỏi của BBC Việt Ngữ ngày 23/10/2008, phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố:

''... Việc Nghị viện Châu Âu đã thông qua một Nghị quyết không phản ánh đúng tình hình Việt Nam, đặt ra những điều kiện không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu là không thể chấp nhận được.''

Nghị quyết, vốn được thông qua với đa số phiếu của Nghị viện Châu Âu kêu gọi thiết lập cơ chế hữu hiệu cho các điều khoản về nhân quyền và dân chủ trong Hiệp định về Đối tác và Hợp tác mới mà hai bên đang thương lượng.

'Đối thoại'

Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu ở Việt Nam Sean Doyle nói nghị quyết gửi thông điệp tới các bộ ở cả Việt Nam và Brussels rằng vấn đề thương mại, công ăn việc làm và nhân quyền gắn liền nhau.

Trong khi đó trong email trả lời BBC, ông Lê Dũng nói quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ''tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.''

Ông nói hai bên đang đàm một hiệp định về quan hệ đối tác và hợp tác để ''đưa quan hệ giữa hai bên lên tầm cao mới.''

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tiếp:

''Đảm bảo và phát huy các quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

''Những nỗ lực của Việt Nam đã đem lại nhiều thành quả được cộng đồng quốc tế công nhận.

''Chúng tôi cho rằng, hai bên (Việt Nam và EU) cần tiếp tục các cuộc tiếp xúc, thông qua đối thoại để giải quyết các khác biệt, thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau.''


BBC


Chính VNcs xuyên tạc sự thật, nói láo trơ trẻn: hãy đọc kỹ luật lệ, nghị đinh của VNcs, so với HP, công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị & hiến chương LHQ, và hành động tù tội, khủng bố người dân theo luật rừng cs !!
VN chỉ trích Nghị viện Châu Âu


Welcome to the European Parliament
Thank you for visiting the official website of the European Parliament.

The European Parliament is the only directly-elected body of the European Union. The 785 Members of the European Parliament are there to represent you, the citizen. They are elected once every five years by voters right across the 27 Member States of the European Union on behalf of its 492 million citizens.


In this part of our website, you can find information on how the Parliament organises its work, through a system of specialised committees. The work of the European Parliament is important because in many policy areas, decisions on new European laws are made jointly by Parliament and the Council of Ministers, which represents Member States.

Parliament plays an active role in drafting legislation which has an impact on the daily lives of its citizens: For example, on environmental protection, consumer rights, equal opportunities, transport, and the free movement of workers, capital, services and goods. Parliament also has joint power with the Council over the annual budget of the European Union

If you would like a more in-depth look at the Parliament please click on the "in detail" icon for information on my role as President, the internal bodies of the Parliament, and the rules of procedure and working practices.

Under the heading "The Parliament and You" there are a number of useful links for you to interact with Parliament as a citizen. This includes the right to write to Parliament with a question, to express your views, to receive all public documents. Should you wish to formally petition Parliament, you will also find all the necessary information here.

Perhaps you would like to visit the Parliament in Brussels or Strasbourg and see it in action for yourself? This part of the website provides full details on visiting, as well as on recruitment and traineeships.

If you click on 'in detail' you will find a guide to contracts and grants awarded and about invitations to tender, as well as a list of accredited lobbyists. Finally, by clicking on "Archives" you can access data on past European Parliament elections and our activities in previous years. I hope you enjoy your visit!


Hans-Gert Pöttering
President of the European Parliament
http://www.europarl.europa.eu/parliament.do?language=EN
http://assembly.coe.int/defaultF.asp

The faces of the European Parliament 2007–09 http://www.europarl.europa.eu/pdf/welcome_brochures/faces/ep_faces_2007_09_en.pdf
The European Parliament - working for you http://www.europarl.europa.eu/pdf/welcome_brochures/for_you/working_for_you_en.pdf


http://assembly.coe.int/ASP/Search/PACEWebItemSearch_F.asp?menu1=%2FASP%2FSearch%2FPACEWebItemSearch_F.asp%3Fsearch%3Dr%E9solution+22%2F10&selCriteres=&search=r%E9solution+&Submit=Chercher

- Liberté des médias : les Etats devraient faire des évaluations sur la base d’‘indicateurs’ du Conseil de l’Europe
Les Etats membres et les parlements nationaux devraient évaluer régulièrement le degré de liberté de leurs propres médias, en comparant leur législation et leurs pratiques à un ensemble de principes élaborées par le Conseil de l’Europe, a souligné aujourd’hui l’Assemblée....
http://assembly.coe.int/ASP/NewsManager/FMB_NewsManagerView.asp?ID=4134


Nghị Viện Âu Châu: Nhân Quyền trước hợp tác sau
Bộ Ngoại Giao Liên Bang Thụy-Sĩ trả lời về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam
Thế Giới Tự Do đã để ý đến vấn đề tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam
* Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền dân chủ

No comments: