Friday, October 17, 2008

CUỘC ĐẤU TRANH CHO CÔNG LÝ ĐANG LAN RỘNG RA KHẮP NƠI TRONG NƯỚC

CUỘC ĐẤU TRANH CHO CÔNG LÝ ĐANG LAN RỘNG RA KHẮP NƠI TRONG NƯỚC

NGUYỄN PHÚC LIÊN


GIÁO XỨ CẨM TRƯỜNG (VINH)


Giáo xứ Cẩm Trường, hạt Thuận Nghĩa, thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình

VietCatholic News (Thứ Ba 14/10/2008 07:54)


VINH - Sau cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ vào tối thứ Bảy vừa qua, cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh và rất đông giáo dân giáo xứ Cẩm Trường, hạt Thuận Nghĩa (Gp. Vinh) đã thắp nến hiệp thông với Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cầu nguyện cho công lý và hòa bình được thể hiện trên đất nước Việt Nam.


GIÁO XỨ CỒN CẢ (VINH)

Trên 5,000 người tập hợp tại Giáo xứ Cồn Cả (GP Vinh) thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình

VietCatholic News (Chúa Nhật 12/10/2008 13:35)

VINH - Những chuyện xảy ra tại Toà Khâm sứ cũ (42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (Số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) cho đến hôm nay vẫn là đề tài nóng bỏng được nhiều người dân, nhất là giáo dân Công Giáo hết sức quan tâm. Không quan tâm sao được khi những mảnh đất của Giáo Hội có đầy đủ bằng chứng pháp lý đã bị tịch thu bằng sức mạnh của vũ lực. Không quan tâm sao được khi lời của vị Cha chung đáng kính bị cắt xén, bóp méo rồi xuyên tạc, vu khống thậm chí kết tội. Tượng Đức Mẹ tại Linh địa Giáo xứ Thái Hà bị bọn côn đồ hất dầu nhớt và mắm tôm lên. Tượng Đức Mẹ ở Toà Khâm Sứ cũ bị đóng vào thùng tôn và đem đi đâu mất ?


Với Giáo Xứ Cồn Cả, sự quan tâm đó đã biến thành những việc làm cụ thể, có thể nói từ ngày có “Sự cố” liên quan đên Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ, giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sáng hẳn lên. Sau cái đêm bọn côn đồ tưới dầu nhớt và mắn tôm lên bàn thờ Đức Mẹ tại Thái Hà, ngày hôm sau Giáo xứ Cồn Cả đã tổ chức Chầu Thánh Thể từ sáng đến tối mà giờ nào giáo dân cũng tham dự chật ních nhà thờ.

Cũng vậy, sau cái tin cảnh sát, chó nghiệp vụ…bao vây Toà Giám Mục Hà Nội và dòng Mến Thánh Giá, khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) đang bị phá, giáo dân Giáo Xứ Cồn Cả lại tuôn đến nhà thờ chầu Thánh Thể từ sáng đến tối.


Và từ đó tới nay, mỗi ngày các cộng đoàn các giáo họ trong giáo xứ đều dành một giờ chầu Thánh Thể sau kinh tối để cầu nguyện cho Công Lý và Bình Bình. Rồi, thỉnh thoảng giáo xứ tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện. Cụ thể, dịp Chầu lượt năm nay, Giáo xứ Cồn Cả dành riêng tối thứ bảy để thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Chương trình cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình được tổ chức tại Giáo Họ Đập Đanh, thuộc giáo xứ Cồn Cả, cách nhà thờ xứ gần 2km, có sự tham dự của Cha Quản hạt Thuận Nghĩa (Cha Phêrô Trần Phúc Chính), Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính và một số Cha trong Giáo hạt cùng đông đảo bà con giáo dân và lương dân, ước lượng khoảng trên 5 000 người.

Trước khi tổ chức thắp nến cầu nguyện, tượng Đức Mẹ được Cung Nghinh một vòng chung quanh khuôn viên thánh đường. Tiếp theo chương trình là các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Hoan Ca Kính Mừng Mẹ” do các bạn giới trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ biểu diễn.

Để buổi thắp nến cầu nguyện có ý nghĩa, Cha quản xứ nói lên lý do: trước hết Ngài trích một đoạn trong lá thư của Đức Giám Mục Giáo Phận gửi cho toàn thể giáo dân trong giáo phận rằng: “Thời gian qua, nhiều người đã nghe thông tin về sự việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 148 Nguyễn Lương Bằng Hà Nội), cũng như lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Tuy nhiên sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”.

Tại sao Đức Giám Mục lại nói “Sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”? Cha xứ đã đưa những dẫn chứng như: Đọc nguyên văn bài phát biểu của Đức Tồng Giám Mục Hà Nội, đọc thư phản bác đài truyền hình VTV1, đài PT-TH Hà Nội…Ngài cũng cho biết Giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định hai mảnh đất trên là của Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội, Giáo Hội có bằng chứng pháp lý đầy đủ.


Cha Quản xứ cũng đọc lời của Đức Giám Mục Giáo Phận mời gọi các thành phần cầu nguyện rằng: “xin mỗi cộng đoàn, giáo xứ, dòng tu, chủng viện dâng thêm nhiều hy sinh, cầu nguyện nhiều cho công bằng và sự thật lắm lúc đang bị chà đạp và bị xuyên tạc cách nặng nề”.

Kết thúc những tâm tình chia sẻ là bước vào phần thắp nến cầu nguyện. Khởi đầu bằng kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assidi, sau đó cả cộng đoàn đọc một kinh lạy Cha, kính mừng, sáng danh và thinh lặng ít phút trong tâm tình cầu nguyện. Tiếp theo là những bài thánh ca có nội dung dâng hoa, dâng nến được các ca viên cất lên. Trong khi đó mọi người tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ để dâng cho Mẹ những đoá hoa, cây nến và những tâm tình tha thiết mong Mẹ ban Hoà Bình và Công Lý cho quê hương đất nước.

Nhìn đoàn người nối đuôi nhau tiến lên dâng hoa, nến trước toà Mẹ lòng tôi cảm thấy xúc động nghẹn ngào. Tôi dùng những cảm xúc sốt sáng lúc đó để cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt được khoẻ mạnh và bình an, đặc biệt cho Ngài không mắc vào cảm bẩy của kẻ xấu. Tôi cũng cầu nguyện cho quí Cha DCCT và Giáo xứ Thái Hà, những anh chị em đang bị bắt bớ được Chúa luôn yên ủi giữ gìn. Tôi cũng cám ơn Chúa Mẹ, vì từ ngày có “Sự cố” ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ Hà Nội, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sắng hẳn lên: các giờ kinh lễ có đông giáo dân tham dự hơn…vì họ ý thức được rằng những hy sinh và lời cầu nguyện của họ có thể phần nào giúp Giáo hội vượt qua được khó khăn và nhất là đền tạ những tội người ta đang xúc phạm đến ảnh tượng Mẹ nhân lành. Xin Chúa Mẹ tiếp tục đốt nóng lên trong lòng mọi người tín hữu những tâm tình sốt mến như vậy.

Anthony Trung Thành



GIÁO XỨ XÂM BỒ (HẢI PHÒNG)

Giáo Xứ Xâm Bồ, Giáo Phận Hải Phòng Thắp Nến Cầu Nguyện Cho ĐTGM Ngô Quang Kiệt Và Xứ Thái Hà

DCCT

Đêm 11/10, giáo xứ Xâm Bồ giáo phận Hải Phòng tổ chức buổi diễn nguyện đón mừng thánh tượng Đức Mẹ Fatima và tổ chức buổi cầu nguyện cho Thái Hà và Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Được biết, cách đây 54 năm (1954), đông đảo tín hữu Công Giáo giáo phận Hải Phòng di cư vào miền Nam Việt Nam. Đồng hành với họ là thánh tượng Đức Mẹ Fatima của giáo phận. Thời giam thâm thoát trôi đi. Tháng 10/2007 Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã cung nghinh thánh tượng Mẹ trở về lại Giáo phận. Kể từ cuối 2007 cho tới nay, tượng thánh được cung nghinh từ xứ này sang xứ khác trong Giáo phận. Cha thư ký Tòa Giám mục cho biết: “Thánh tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được cung nghinh tới tất cả các giáo xứ, giáo họ trong Giáo phận. Chương trình này sẽ kéo dài trong vòng 5 năm”.


Theo lịch trình, ngày 12/10 giáo xứ Xâm Bồ được cung nghinh thánh tượng Mẹ về với giáo xứ. Được biết đây là giáo xứ đông tín hữu nhất trong thành phố Hải Phòng. Trước ngày cung nghinh tượng Mẹ về với giáo xứ, cha chánh xứ cùng với giáo dân đã tổ chức buổi diễn nguyện chuẩn bị ngày trọng đại của giáo xứ.


Buổi diễn nguyện diễn ra vào lúc 20h15 (11/10). Các hội đoàn trong giáo xứ lần lượt diễn các tiết mục của mình. Nhưng giữa buổi diễn nguyện, mọi người im lặng, đèn điện trong khuôn viên nhà thờ được tắt đi. Cha chánh xứ từ dười đi lên khán đài. Ngài ngỏ lời với gần 1000 tín hữu đang hiện diện: “Đêm nay chúng ta hân hoan chuẩn bị tinh thần đề chào đón thánh tượng Đức Mẹ Fatima về với giáo xứ chúng ta. Niềm hân hoan vui mừng vừa được diễn tả qua lời ca tiếng hát của anh chị em. Nhưng trong giây phút hân hoan và long trọng này, tôi mời gọi anh chị em lắng đọng tâm hồn để hướng về giáo xứ Thái Hà, hướng về Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đáng kính và Giáo phận Hà Nội, nơi đó anh chị em của chúng ta đang gặp những thử thách cam go. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng và anh chị em Thái Hà của chúng ta…”

Lời cha chánh xứ vừa dứt, cả cộng đoàn đông đảo cùng hát kinh Chúa Thánh Thần bắt đầu giờ cầu nguyện. Những ngọn nến được thắp lên. Cả một vùng trời bừng sáng dưới ánh nến lung linh. Kinh Hòa Bình và lời kinh mân côi được cất lên râm ran, vang dội. Buổi diễn nguyện và buổi cầu nguyện cho Thái Hà và Đức Tổng Giám mục kết thúc lúc 22h15.

Dòng Chúa Cứu Thế



GIÁO XỨ AN BẰNG (HUẾ)

Thêm một vụ tranh chấp đất đai tại Giáo xứ An Bằng, TGP Huế

VietCatholic News (Thứ Hai 13/10/2008 08:05)

Tranh chấp đất đai do phía chính quyền địa phương không thể đưa ra lý do thuyết phục được dân chúng là khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài đất đai do tư nhân sử dụng, đất đai do các tôn giáo quản lý để phục vụ hoạt động giáo dân cũng nằm trong tình trạng đó.

Một vụ việc mới đang xảy ra tại giáo xứ An Bằng, xã Vinh An (Phú Vang, Thừa Thiên- Huế), khi mà địa phương yêu cầu nhà thờ tháo dở tượng Thánh Giá và bàn làm lễ trên khu đất của một giáo dân trong giáo xứ vào tối Ngày 11 Tháng Mười vừa qua.

Linh mục chánh xứ An Bằng, Nguyễn Hữu Giải, cho Gia Minh biết một số diễn biến đang xảy ra tại giáo xứ của ông.

Đòi tháo dở tượng Thánh, bàn thờ

LM Nguyễn Hữu Giải: Nội dung tranh chấp là từ Ngày 26 Tháng Chín cho tới bây giờ Giáo Xứ An Bằng chúng tôi sống trong sự đe dọa của công an, của chính quyền các cấp, rồi của lính biên phòng. Nơi cây Thánh Giá chúng tôi dựng ở lễ đài đó thì họ đóng hai cái trại, họ canh gác cả ngày cả đêm. Chúng tôi lên cầu nguyện thì bị họ theo dõi rất kỹ. Rồi người ta đi từng nhà để hù dọa và lấy những lời sơ hở để người ta bôi nhọ chúng tôi.

Rồi trong xã, mỗi buổi sáng lúc 5 giờ rưỡi - lâu nay thì không có -bây giờ bắt loa nói về chính sách tôn giáo, nói về nhà nước tôn trọng Công Giáo như thế nào. Ngày nào cũng có nói như vậy, mà trước đây thì không. Rồi số giáo dân bị mời lên làm việc, ví dụ như ngày bữa qua cũng như ngày hôm nay thì một số bị CA huyện mời lên làm việc riêng từng người giống như kẻ có tội vậy, phải cách ly.

Còn tôi thì lên làm việc ngày bữa qua là từ 8 giờ 30 đến 10 giờ 30 tại huyện Phú Vang. Họ cũng buộc tội tôi mà tôi cũng trả lời rõ ràng. Ngày hôm nay thì công an tỉnh, huyện, xã đi từng nhà trong giáo xứ, đặc biệt các ông có chức việc ở trong giáo xứ.


Rồi họ cũng dò hỏi, cũng có ý kiến, rồi cũng nói là chúng tôi làm sai để xem thử người giáo dân đó có chấp nhận làm sai hay không. Rồi một số thanh niên bị mời vô xã và bị hù dọa đủ cách, đủ kiểu. Và đặc biệt họ quyết định rằng họ sẽ tháo dở tượng Thánh Giá và bàn thờ.

Gia Minh: Thưa Linh Mục, trong thời gian xây dựng Thánh Giá và bàn thờ đó thì khi xây dựng chính quyền địa phương họ có ý kiến gì không ạ?

LM Nguyễn Hữu Giải: Họ có nói cái đất đó là đất phòng hộ, nhưng mà chúng tôi nói là "Không! Đất có chủ". Họ luôn nói đất đó là rừng phòng hộ, nhưng mà chúng tôi luôn luôn nói đất ni có chủ, có bằng chứng đàng hoàng, có trước có sau, chưa ai cắt cái đất của ông Lê Khinh là chủ đất đó dù bây giờ ông đã qua đời nhưng còn con ông và cháu ông còn sống.

Gia Minh: Thưa Linh Mục, sau khi chính quyền có quyết định nói rằng sẽ phá dở tượng Thánh Giá và bàn thờ đó thì bản thân Linh Mục cũng như là giáo dân trong giáo xứ có những suy nghĩ và những ý kiến ra sao ạ?


Phản ứng giáo dân

LM Nguyễn Hữu Giải: Thì tất cả bà con giáo dân, nhất là cả cái vùng An Bằng đó, là không chấp nhận cho tháo gỡ. Mình không chấp nhận tháo gỡ. Còn nhà nước tháo gỡ thì cái đó tùy nhà nước, còn chúng tôi lui tới cầu nguyện.

Còn nhà nước dùng bạo lực thì đó là quyền của nhà nước, còn chúng tôi không bao giờ tháo gỡ. Và chúng tôi chỉ dùng cái phương pháp của người Công Giáo, đó là cầu nguyện. Và nếu có mặt tại hiện trường thì chúng tôi dùng trạng thái là ngồi, chúng tôi không đứng bởi vì đứng thì nhiều khi có sự đưa tay ra đưa tay vào rồi họ buộc tội chúng tôi là dùng bạo động. Cho nên chúng tôi ngồi mà cầu nguyện, mà đọc kinh thôi. Đó là thái độ của chúng tôi.

Gia Minh: Đó là thái độ, nhưng rồi còn trong diễn tiến về mặt pháp lý cũng như đối với Giáo Hội thì Giáo Xứ An Bằng có đơn từ như thế nào, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Hữu Giải: Đơn trương thì chúng tôi đã gửi thư phúc đáp cho Huyện đầy đủ và Huyện đã làm việc với chúng tôi trên thư phúc đáp đó 2 lần. Luôn luôn họ buộc tội chúng tôi vi phạm 2 điều là không có được giấy cho phép mà cứ làm và điểm thứ hai là lấn chiếm đất của phòng hộ. Cứ hai điều đó, nhưng mà chúng tôi nói "Không! Đất chúng tôi là có chủ, có quyền sử dụng".


Gia Minh: Đối với giáo quyền là Tòa Tổng Giám Mục Huế thì phía Giáo Xứ hẳn nhiên cũng có trình bày và Tòa Giám Mục có những ý kiến như thế nào chưa, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Hữu Giải: Chính UBND Huyện Phú Vang có gửi cho Tòa Giám Mục một bức thư và yêu cầu Tòa Giám Mục phải chỉ đạo chúng tôi dưới này phải tháo gỡ, nếu không thì nhà nước sẽ tháo gỡ cây Thánh Giá cũng như bàn lễ. Đức Cha có photocopy cái thư người ta gửi cho Ngài và gửi về cho chúng tôi.

Rồi chúng tôi cũng gửi tất cả hồ sơ của chúng tôi lên Tòa Giám Mục rồi. Cách đây mấy ngày tôi cũng gặp Đức Tổng Giám Mục Tê-Pha-Nô Nguyễn Như Thể, tôi cũng trình bày và tôi cũng thưa với Ngài là nhà nước thì họ cứ theo cái luật của họ, họ sẽ làm tới.

Gia Minh: Đức Tổng Giám Mục có ý kiến gì sau khi Linh Mục trình bày không ạ?

LM Nguyễn Hữu Giải: Thì Đức Giám Mục thấy chúng tôi làm có cái lý của chúng tôi. Cái lý của chúng tôi là cái đất đó là có chủ. Còn nhà nước nói "Không! Đất đó của nhà nước", (tranh chấp) hai bên thì bây giờ chúng tôi đòi cái pháp lý. Nhà nước đã chiếm cái đất đó khi nào? Và có văn thứ nào gửi cho gia tộc họ Lê đó chưa?

Chúng tôi hỏi nhà nước, nhà nước không trả lời. Về phía người dân thì trăm người như một, cũng như trong làng đều công nhận đó là mảnh đất mà ông Lê Khinh đã khai thác từ lâu trước 1975.

Gia Minh: Hẳn nhiên là sự việc sẽ còn diễn tiến nhiều lắm thì đến đây

cũng xin chân thành cảm ơn Linh Mục và chúng tôicũng tiếp tục tìm hiểu vấn đề cũng như sẽ hỏi ý kiến về phía chính quyền về vụ việc này.

Gia Minh, phóng viên đài RFA


GIÁO XỨ MỸ DU (NGHỆ AN)



Giáo Xứ Mỹ Dụ Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý Hòa Bình

Nguyễn Dũng

Mỹ Dụ, ngày 11/10/2008 - Nhà thờ Mỹ Dụ tối nay quy tụ một số lượng đông đảo giáo dân của giáo họ trị sở và 5 họ đạo chung quanh, ước tính khoảng 1700 người, buổi lễ đông nhất trong một giáo xứ có 2300 giáo dân.

Sau thánh lễ, cha quản xứ JB Phạm Quang Long mời giáo dân nghe thông báo của Đức Giám mục Giáo phận Vinh đề ngày 4/10/2008. Trong đó có đoạn viết: "Thời gian qua, nhiều người đã nghe thông tin về sự việc xảy ra tại Toà khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà, cũng như lời phát biểu của Đức Tổng Giám mục Hà Nội. Tuy nhiên sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy."

Mặc dù không có thiết bị để chiếu hình ảnh về Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà, nhưng mọi người được nghe lại toàn văn bài phát biểu của ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND TP Hà Nội. Rồi cha quản xứ giải thích rõ những điểm chính yếu. Ngài cũng nhắc đến cuộc viếng thăm của ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt (cùng với Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến và Đức cha Phaolo Cao Đình Thuyên) tại giáo xứ Mỹ Dụ sau cơn bão số 5 năm 2007.

Sau đó, cha chủ sự mời gọi cộng đoàn thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho Giáo hội Việt Nam, cho ĐTGM Giuse và Tổng Giáo phận Hà Nội, các cha dòng Chúa Cứu Thế và cộng đoàn Thái Hà, cho các nhà lãnh đạo quốc gia và mọi người dân Việt "biết lấy lòng chân thật và tình nhân nghĩa mà đối xử với nhau; những ai còn bất hoà biết quên đi chuyện cũ","không quên cầu nguyện cho bản thân chúng ta biết sống theo tinh thần của kinh Hòa Bình: yêu thương, ôn hòa, không oán thù, chân thật và bình an."

Cứ sau mỗi lời nguyện là một bài hát thánh ca. Trong ánh nến lung linh và bầu khí trang nghiêm, thành kính, mọi người cùng hát như chưa bao giờ được hát. Lời thánh ca tha thiết làm cho nhiều người không cầm được nước mắt: "Mẹ thương kết hợp đoàn chiên được luôn duy nhất với chủ chiên. Cho dù bao khó nguy trên đường, đồng tâm tiến bước trong tình thương."

Giáo xứ Mỹ Dụ thuộc xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vốn là một điểm nóng về đất đai mấy chục năm qua. Đặc biệt là biến cố xe ủi đất nhà thờ vào Thứ Bảy Tuần Thánh năm ngoái. Nghe đâu mới đây đã đạt được thỏa thuận giữa chính quyền và giáo xứ. Chúng tôi thấy con đường đã thi công qua đất nhà thờ và giáo xứ cũng đã bắt đầu xây hàng rào quanh khuôn viên. Được biết đây là lần thứ hai giáo xứ Mỹ Dụ tổ chức cầu nguyện cho công lý và hòa bình.

Nguyễn Dũng

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Đọc tiếp:
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews/bandocviet/nguyenphuclien/CauNguyenDauTranh_KhapNoi.htm

No comments: