Thursday, October 23, 2008

* Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền dân chủ



THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 23.10.2008
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền và dân chủ trước khi Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa Liên Âu và Việt Nam được ký kết


PARIS ngày 23.1.2008 (QUÊ MẸ) - Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ ấn định trong Hiệp ước đối tác và hợp tác mới sắp được ký kết giữa Liên Âu - Việt Nam được Quốc hội Châu Âu thông qua hôm thứ tư, 22.10.2008, tại khóa họp khoáng đại ở trụ sở Strasbourg, Pháp, với gần như tuyệt đại đa số 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng.

Quyết Nghị thông qua vào thời điểm Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam đang trong vòng thương thảo để ký kết lại Hiệp ước đối tác và hợp tác vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Điểm trọng yếu của Quyết Nghị đòi hỏi o một cơ cấu thực hữu nhằm theo dõi và áp dụng điều khoản bó buộc Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền trong cuộc hợp tác song phương. Điều khoản này tuy hiện hữu trong bản Hiệp ước ký kết giữa Liên Âu – Việt Nam năm 1995, nhưng còn thiếu một cơ cấu bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.

Ngoài ra, Quyết nghị còn tố cáo Hà Nội vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp, biểu tình tại Việt Nam, kể cả việc đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bắt giam các ký giả và những người sử dụng Internet, đàn áp tín hữu Công giáo khiếu kiện đất đai, phân biệt đối xử với người sắc tộc Tin lành hay giới Phật giáo đồ Khmer Krom. Trong vai trò tham vấn để hoàn thành bản Hiệp ước mới, Quốc hội Châu Âu kêu gọi Liên hiệp Châu Âu “đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt hiện trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền” trước khi ký kết Hiệp ước mới.

Quyết nghị là thành quả vận động suốt nhiều tháng qua của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, được kết thúc qua cuộc điều trần tại Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu hôm 25.8 vừa qua. Tại cuộc điều trần này ba nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt đã hiệp đồng nói lên thảm trạng đàn áp tại ba nước. Dư hưởng gây chấn động lương tri các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu đưa tới sự đề xuất Quyết Nghị nhằm gây áp lực cho dân chủ và nhân quyền trong bản dự thảo Hiệp ước mới sắp ký kết.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam đã chào mừng Quyết Nghị khi tuyên bố với báo chí rằng : “Quyết nghị này quan trọng không riêng ở sự tố giác các vi phạm nhân quyền quy mô và trầm trọng tại Việt Nam, mà trọng yếu ở đề xuất một cơ cấu thực hữu nhằm ngăn chặn các vi phạm này. Liên hiệp Châu Âu là đối tác hàng đầu của Việt Nam. Nếu công cụ bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền được quy định trong Hiệp ước mới, sẽ là dụng cụ đòn bẩy cải tiến chính trị vào lúc Việt Nam lâm tình trạng khủng hoảng kinh tế. Quyết Nghị là lời nhắc nhở mạnh mẽ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng họ không thể tiếp tục đàn áp các quyền cơ bản của người dân bất chấp phản ứng quốc tế vào lúc họ đang muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới”.

Một số yêu sách trọng yếu mà Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội gồm có :

- “ hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;
- “trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;
- “chấm dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng vẫn còn bị quản chế;
- “cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;
- “bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng;
- “chấm dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử, và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;

Sau đây là bản Việt dịch toàn văn Quyết Nghị :

Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu về Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa Liên Âu - Việt Nam và vấn đề Nhân quyền

QUỐC HỘI CHÂU ÂU,

- chiếu theo các Nghị Quyết trước đây về vấn đề Việt Nam,
- chiếu theo Hiệp ước Hợp tác năm 1995 giữa Liên hiệp Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- chiếu theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
- chiếu theo điều 108, chương 5, Quy chế Liên hiệp Châu Âu,


A. Vì rằng, cuộc thảo luận lần thứ hai giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 20 và 21.10.2008,

B. Vì rằng, cuộc điều trần về Việt Nam, Lào và Cam Bốt do Phân ban Nhân quyền tổ chức hôm 25.8.2008,

C. Vì rằng, cuộc họp Đối thoại nhân quyền giữa Ba vị chủ tịch Liên hiệp Châu Âu [tiền nhiệm, đương nhiệm và sắp tới] với Việt Nam ấn định vào tháng 12.2008,

D. Vì rằng, Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác giữa Liên hiệp Châu Âu và CHXHCNVN ấn định rằng “tôn trọng nhân quyền và những nguyên tắc dân chủ là nền tẳng cho việc hợp tác giữa hai bên là điều kiện của hiệp ước và cũng là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước”,

E. Vì rằng, tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng : tháng 9.2008 chính quyền Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập niên qua đối với người Công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị chính quyền tịch thu,

F. Vì rằng, tự do báo chí bị hạn chế nghiêm trọng : trong năm 2008 nhiều ký giả Việt Nam bị bắt hay bị trừng phạt vì tường thuật nạn tham nhũng của giới quan chức, và, ngày 19.9.2008, Trưởng phòng Mỹ liên xã (AP), ông Ben Stocking bị bắt, bị công an đánh đập khi ông theo dõi cuộc biểu tình ôn hòa của người Công giáo Việt Nam tại Hà Nội,

G. Vì rằng, các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên Trung phần luôn luôn là nạn nhân bị phân biệt đối xử, bị tịch thu đất đai, và bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và văn hóa; vì rằng các tổ chức phi chính phủ độc lập cũng như các nhà báo không được tự do đến các vùng cao nguyên để chứng kiến thực trạng của những người Thượng, và đặc biệt thực trạng của những người Thượng hồi hương từ Cam Bốt; vì rằng hơn 300 người Thượng đã bị kết án tù từ năm 2001 do tham gia những hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa,

H. Vì rằng, mặc Cộng đồng thế giới không ngớt kêu gọi liên tục, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (79 tuổi), đoạt Giải Nhân quyền Rafto năm 2006, từng nhiều lần bị bắt bỏ tù từ năm 1982 và hiện nay vẫn còn tiếp tục bị quản chế,

I. Vì rằng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.

J. Vì rằng, Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và đã bắt giam những “nhà ly khai sử dụng Internet” với lý do dùng internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận dân chủ; vì rằng, ngày 10.9.2008, ông Nguyễn Hoàng Hải, nhà báo sử dụng mạng Blog cũng là người bảo vệ nhân quyền, được biết qua bút hiệu Điếu Cày, đã bị kết án tù,

K. Vì rằng, những thành viên thuộc dân tộc ít người Khmer (Khmer Krom) ở miền Nam Việt Nam, bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu đất đai, chính quyền còn bắt hoàn tục khoảng 20 Tăng sĩ Phật giáo Khmer krom vì họ tham gia cuộc biểu tình ôn hòa tháng 2.2007 kêu gọi cho tự do tôn giáo, trong số này năm người bị kết án tù, chính quyền Việt Nam quản chế Tăng sĩ Tim Sakhorn sau khi mãn hạn tù tháng 5.2008, và chính quyền còn bạo hành đối với nông dân khmers kroms khiếu kiện việc tranh cãi đất đai,

QUỐC HỘI CHÂU ÂU

1. Nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam phải đưa tới những cải thiện xác thực tại Việt Nam; yêu cầu Hội đồng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, cần xét đến Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác ký kết năm 1995, qua đó công cuộc hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền cơ bản;

2. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu thiết lập các tiêu chuẩn minh bạch nhằm lượng định các dự án phát triển hiện hành tại Việt Nam để bảo đảm sự tương hợp với điều khoản liên quan đến nhân quyền và dân chủ;

3. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu, trong khuôn khổ thương thuyết đang diễn ra cho Hiệp ước đối tác và hợp tác mới, sẽ phải có một điều khoản rõ ràng, không nhập nhằng về nhân quyền và dân chủ phối hợp với một công cụ nhằm bảo đảm sự thực hiện điều khoản này, cũng như đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam nhu cầu chấm dứt hiện trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền trước khi hoàn thành dạng bản Hiệp ước, và

ĐẶC BIỆT YÊU SÁCH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM :

- là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;

- trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;

- chấm dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng vẫn còn bị quản chế;

- cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;

- bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng;

- chấm dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử, và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;

4. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, cũng như đến các Chính phủ thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng Thư ký LHQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ cũng như Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

(Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dịch từ bản Anh và Pháp ngữ)


Press release
Vietnam: MEPs want progress on human rights before cooperation accord is signed
External relations - 22-10-2008 - 13:05


In a resolution on EU-Vietnam relations, Parliament calls for Vietnam to be pressed to observe human rights and various key freedoms before a new Partnership and Cooperation Agreement with the EU is finalised.
According to the resolution, which was adopted by 479 votes to 21 with 4 abstentions, freedom of assembly and of the press as well as internet access are severely restricted in Vietnam, while religious groups and ethnic minorities - such as Catholics, Buddhists and the Montagnard and Khmer minorities - suffer discrimination and persecution.

Better implementation of human rights under existing accord needed

Looking, firstly, to the current EU-Vietnam cooperation agreement, Parliament stresses that "the human rights dialogue between the European Union and Vietnam must lead to tangible improvements in Vietnam" and "asks the Council and the Commission to reassess cooperation policy with Vietnam, bearing in mind Article 1 of the 1995 Cooperation Agreement, which states that cooperation is based on respect for democratic principles and fundamental rights". It calls on the Commission "to establish clear benchmarks for the evaluation of the current development projects in Vietnam in order to ensure their compliance with the human rights and democracy clause".

New agreement not to be finalised until rights violations stop

Secondly, MEPs urge the Commission and the Council, in the current negotiations for a new Partnership and Cooperation Agreement, "to raise with the Vietnamese side the need to stop the current systematic violation of democracy and human rights before the finalisation of the agreement".

In particular, Parliament, which has a consultative role in the conclusion of the new agreement, wants Vietnam to be asked:

- to cooperate actively with UN human rights mechanisms, by inviting the Special Rapporteur on Religious Intolerance to visit Vietnam;

- to release all people imprisoned or detained for the peaceful expression of political or religious beliefs;

- to allow independent religious organisations to freely conduct religious activities without government interference;

- to repeal provisions in Vietnamese law that criminalise dissent and certain religious activities on the basis of imprecisely defined ‘national security’ crimes;

- to end the Vietnamese Government’s censorship and control over the domestic media.
REF.: 20081021IPR40262


Communiqué de presse
Accord de partenariat avec le Vietnam : les droits de l'homme doivent être mieux respectés

Relations extérieures - 22-10-2008 - 18:13

Dans une résolution sur les relations UE-Vietnam, le Parlement invite le Conseil et la Commission à faire pression sur le Vietnam afin que ce pays réalise des progrès en matière de droits de l'homme et de libertés avant de finaliser un nouveau partenariat et de coopération.

D'après la résolution, adoptée à 479 voix pour, 21 contre et 4 abstentions, la liberté de réunion et de la presse ainsi que l'accès à Internet sont strictement restreints au Vietnam, tandis que les minorités ethniques et les groupes religieux - comme les catholiques, les bouddhistes, les minorités ethniques des hauts-plateaux et les minorités khmer - sont victimes de discrimination et de persécution.

Appel à un plus grand respect des droits de l'homme conformément à l'accord actuel

Tout d'abord, conformément à l'accord de coopération en cours entre l'UE et le Vietnam, le Parlement souligne que "le dialogue sur les droits de l'homme entre l'Union européenne et le Vietnam doit déboucher sur des améliorations tangibles dans le pays" et "invite le Conseil et la Commission à reconsidérer la politique de coopération avec le Vietnam, compte tenu de l'article premier de l'accord de coopération de 1995, qui dispose que la coopération est fondée sur le respect des principes démocratiques et des droits fondamentaux". Il invite la Commission à "établir des critères bien définis pour l'évaluation des projets actuels de développement au Vietnam de manière à garantir leur conformité avec la clause relative aux droits de l'homme et à la démocratie".

Un nouvel accord ne sera pas finalisé avant que les violations des droits ne cessent

Les députés ont également insisté pour que la Commission et le Conseil, dans le cadre des négociations en cours pour un nouvel accord de partenariat et de coopération, "insistent auprès du Vietnam sur la nécessité de mettre fin à la situation actuelle de violation systématique de la démocratie et des droits de l'homme avant l'achèvement de l'accord".

En particulier, le Parlement européen souhaite qu'il soit demandé au Vietnam :

- de coopérer activement avec les organismes des Nations Unies spécialisés dans les droits de l'homme, en invitant au Vietnam le rapporteur spécial sur l'intolérance religieuse ;

- de libérer immédiatement tous les personnes emprisonnées ou détenues pour avoir exprimé pacifiquement leurs convictions politiques ou religieuses ;

- de permettre aux organismes religieux indépendants de mener librement des activités religieuses sans intervention des autorités publiques ;

- d'abroger les dispositions du droit vietnamien faisant de la dissidence et de certaines activités religieuses des crimes en invoquant la notion floue d'atteintes à la "sécurité nationale" ;

- de mettre fin à la censure et au contrôle exercés par le gouvernement vietnamien sur les médias nationaux.

Vous trouverez, dès sa disponibilité, le texte adopté tenant compte des amendements éventuels, à l'adresse ci-dessous, en cliquant dans le calendrier sur le jour du vote (22.10.2008)
REF.: 20081021IPR40262

Contact
Jack BLACKWELL

: jack.blackwell@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 42929 (BXL)

: (33-3) 881 76712 (STR)

: (32) 0498.983.400

---------------------------------------------------------------------------

Richard FREEDMAN

: press-EN@europarl.europa.eu
: (32-2) 28 41448 (BXL)

: (33-3) 881 73785 (STR)

: (+32) 498 98 32 39
----------------------------------
Nghị Viện Âu Châu: Nhân Quyền trước hợp tác sau
Bộ Ngoại Giao Liên Bang Thụy-Sĩ trả lời về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam
Thế Giới Tự Do đã để ý đến vấn đề tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam
* Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền dân chủ

dcv: Liên hiệp châu Âu tái xét việc đối thoại nhân quyền với Việt Nam


Ý kiến bạn đọc:
Hy vọng rằng nghị quyết thức thời này sẽ được áp dụng một cách NGHIÊM KHẮC với csvn, chuyên trò tráo trở !
- Không nhượng bộ cs trên từng điểm đã nêu !!!
- Khi cs chấp hành yêu điểm, nếu có ký kết thì cũng ký kết CÓ ĐIỀU KIỆN, nghĩa là nếu sau đó cs lại vi phạm những điểm trên dưới mọi hình thức thì ký kết sẽ tức khắc mất hiệu lực do phía csvn gây ra, phải hoàn trả, bồi thường EU (nếu có) ngay tức khắc, và hiệp ước chỉ tái giá trị khi csvn sửa đổi từ căn bản những sai phạm (luật pháp rừng, nghị định, luật miệng, hành vi phạm pháp quốc tế dưới mọi hình thức) !!
Căn bản là sẽ phải dựa trên HP csvn và Luật nhân quyền LHQ & Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà csvn đã tham gia ký kết; luật quốc tế có giá trị cao nhất khi có mâu thuẫn, mơ hồ và phải được áp dụng !!
- Hy vọng rằng Mỹ, Úc, Nhật, Canada, Nam Hàn, ... sẽ ra những nghị quyết tương tự !!!

No comments: