VietCatholic News (Thứ Năm 23/10/2008 09:33)
Với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, Nghị Viện Âu Châu đã tuyên bố hoãn vô thời hạn việc ký kết các thỏa ước hợp tác với Việt Nam cho tới khi nào những vi phạm về nhân quyền vẫn chưa chấm dứt.
Đây không phải là lần đầu tiên Nghị Viện Âu Châu đưa ra một nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, khác với những lần trước, việc Nghị Viện Âu Châu đưa ra một nghị quyết mạnh mẽ với một đa số áp đảo như thế là do lần này các nhà ngoại giao tại Châu Âu được chứng kiến tận mắt và được nghe tận tai những thông tin do chính ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội cung cấp trong cuộc tiếp kiến ở Hà Nội trong tuần qua. Theo các ký giả của Independent Catholic News, những lời giải thích của ông Thảo xem ra đang mang lại một tác dụng hoàn toàn ngược lại với những toan tính của nhà cầm quyền cộng sản.
Xin mời quý cha và anh chị em xem toàn văn Thông Cáo Báo Chí của Nghị Viện Âu Châu.
Trong một nghị quyết về những mối quan hệ giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Nghị Viện Âu Châu đã kêu gọi thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do đa dạng then chốt trước khi một thỏa hiệp về Đối Tác và Hợp Tác mới với Âu Châu được hoàn tất.
Theo nghị quyết được thông qua với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, tự do hội họp và báo chí, cũng như việc truy nhập vào Internet đang bị hạn chết gắt gao tại Việt Nam, trong khi đó các nhóm tôn giáo và các nhóm thiểu số - như Công Giáo, Phật Giáo, và các nhóm thiểu số người Thượng và Khmer chịu phân biệt đối xử và bách hại.
Việt Nam cần phải thực hiện tốt hơn việc bảo đảm nhân quyền theo thỏa ước hiện nay.
Trước hết, điểm qua thỏa thuận hợp tác hiện nay giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Nghị Viện Âu Châu nhấn mạnh rằng “việc đối thoại về nhân quyền giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam cần phải đưa đến những tiến triển cụ thể tại Việt Nam” và “yêu cầu Hội Đồng Bộ Trưởng và Ủy Ban Âu Châu đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, chú tâm đến điều 1 của Hiệp Định Hợp Tác trong đó quy định rằng sự hợp tác phải dựa trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc và những quyền căn bản”. Nghị Viện kêu gọi Ủy Ban Âu Châu “đề ra những chuẩn mực đánh giá cho những dự án phát triển hiện nay nhằm bảo đảm việc tuân thủ với cam kết về nhân quyền và dân chủ.”
Hoãn vô thời hạn việc ký kết cho tới khi nào những vi phạm vẫn chưa chấm dứt
Tiếp đến, các Thành Viên Nghị Viện Châu Âu thúc giục Ủy Ban Âu Châu và Hội Đồng Bộ Trưởng trong các thương thảo hiện nay với Việt Nam về một thỏa hiệp mới liên quan đến Đối Tác và Hợp Tác với Âu Châu “phải nêu với phía Việt Nam yêu cầu phải chấm dứt việc vi phạm có hế thống tính dân chủ và các nhân quyền trước khi hoàn tất thỏa hiệp.”
Cụ thể, Nghị Viện, là cơ quan có vai trò tư vấn trong việc hoàn tất thỏa hiệp mới, muốn Việt Nam phải
- Hợp tác tích cực với những cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bằng các mời Ủy Ban Phúc Trình về Khoan Dung Tôn Giáo thăm Việt Nam.
- Thả ngay những người bị giam cầm vì biểu tỏ hòa bình các niềm tin về chính trị hay tôn giáo.
- Cho các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo mà không bị nhà cầm quyền can thiệp.
- Hủy bỏ các điều khoản trong luật pháp Việt Nam kết tội những hoạt động bất đồng chính kiến dựa trên cơ sở của các tội danh được định nghĩa mơ hồ là “xâm phạm an ninh quốc gia.”
- Chấm dứt việc kiểm duyệt và kiểm soát các cơ quan truyền thông trong nước.
Đây không phải là lần đầu tiên Nghị Viện Âu Châu đưa ra một nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, khác với những lần trước, việc Nghị Viện Âu Châu đưa ra một nghị quyết mạnh mẽ với một đa số áp đảo như thế là do lần này các nhà ngoại giao tại Châu Âu được chứng kiến tận mắt và được nghe tận tai những thông tin do chính ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội cung cấp trong cuộc tiếp kiến ở Hà Nội trong tuần qua. Theo các ký giả của Independent Catholic News, những lời giải thích của ông Thảo xem ra đang mang lại một tác dụng hoàn toàn ngược lại với những toan tính của nhà cầm quyền cộng sản.
Xin mời quý cha và anh chị em xem toàn văn Thông Cáo Báo Chí của Nghị Viện Âu Châu.
Trong một nghị quyết về những mối quan hệ giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Nghị Viện Âu Châu đã kêu gọi thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do đa dạng then chốt trước khi một thỏa hiệp về Đối Tác và Hợp Tác mới với Âu Châu được hoàn tất.
Theo nghị quyết được thông qua với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, tự do hội họp và báo chí, cũng như việc truy nhập vào Internet đang bị hạn chết gắt gao tại Việt Nam, trong khi đó các nhóm tôn giáo và các nhóm thiểu số - như Công Giáo, Phật Giáo, và các nhóm thiểu số người Thượng và Khmer chịu phân biệt đối xử và bách hại.
Việt Nam cần phải thực hiện tốt hơn việc bảo đảm nhân quyền theo thỏa ước hiện nay.
Trước hết, điểm qua thỏa thuận hợp tác hiện nay giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Nghị Viện Âu Châu nhấn mạnh rằng “việc đối thoại về nhân quyền giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam cần phải đưa đến những tiến triển cụ thể tại Việt Nam” và “yêu cầu Hội Đồng Bộ Trưởng và Ủy Ban Âu Châu đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, chú tâm đến điều 1 của Hiệp Định Hợp Tác trong đó quy định rằng sự hợp tác phải dựa trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc và những quyền căn bản”. Nghị Viện kêu gọi Ủy Ban Âu Châu “đề ra những chuẩn mực đánh giá cho những dự án phát triển hiện nay nhằm bảo đảm việc tuân thủ với cam kết về nhân quyền và dân chủ.”
Hoãn vô thời hạn việc ký kết cho tới khi nào những vi phạm vẫn chưa chấm dứt
Tiếp đến, các Thành Viên Nghị Viện Châu Âu thúc giục Ủy Ban Âu Châu và Hội Đồng Bộ Trưởng trong các thương thảo hiện nay với Việt Nam về một thỏa hiệp mới liên quan đến Đối Tác và Hợp Tác với Âu Châu “phải nêu với phía Việt Nam yêu cầu phải chấm dứt việc vi phạm có hế thống tính dân chủ và các nhân quyền trước khi hoàn tất thỏa hiệp.”
Cụ thể, Nghị Viện, là cơ quan có vai trò tư vấn trong việc hoàn tất thỏa hiệp mới, muốn Việt Nam phải
- Hợp tác tích cực với những cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bằng các mời Ủy Ban Phúc Trình về Khoan Dung Tôn Giáo thăm Việt Nam.
- Thả ngay những người bị giam cầm vì biểu tỏ hòa bình các niềm tin về chính trị hay tôn giáo.
- Cho các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo mà không bị nhà cầm quyền can thiệp.
- Hủy bỏ các điều khoản trong luật pháp Việt Nam kết tội những hoạt động bất đồng chính kiến dựa trên cơ sở của các tội danh được định nghĩa mơ hồ là “xâm phạm an ninh quốc gia.”
- Chấm dứt việc kiểm duyệt và kiểm soát các cơ quan truyền thông trong nước.
No comments:
Post a Comment