Sunday, October 5, 2008

Sữa độc gây chết người của Trung Quốc: Phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Sương, dược sĩ về hưu hiện đang sống tại Cần Thơ

5/10/2008

Radio CTM:
Sữa độc gây chết người của Trung Quốc: Phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Sương, dược sĩ về hưu hiện đang sống tại Cần Thơ

Phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Sương, dược sĩ về hưu hiện đang sống tại Cần Thơ

Boomp3.com


(Ngày 2/10/2008)

1. Thưa bà, tin tức thế giới mấy ngày qua bị giao động mạnh với tin các loại sữa chế tạo tại Trung Quốc có chứa độc tố làm cho trẻ em tiêu dùng bị mắc bệnh và tử vong. Các loại sữa này được xuất cảng sang nhiều nước và ngay tại Việt Nam, xin bà cho biết ý kiến khi nhận được tin này ?

Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (ATVSTP) Việt Nam sau khi vội vã tuyên bố chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm sữa Trung Quốc tại VN, nhưng ngày 23.9.2008 đã phải chính thức công bố đã có 11 sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được cục này cấp phép lưu hành. Melamine là tạp chất gây hại được xác định và công bố từ đầu năm 2007. FDA Mỹ (U.S. Food and Drug Administration) và cơ quan kiểm định thực phẩm các nước kiểm tra và lên tiếng về nguyên liệu sữa, khiến Trung Quốc phải thừa nhận. Vấn đề Melamine đã gây thành xì căng đan gây hoảng loạn khi có quá nhiều bệnh nhi bị sạn thận.

Đáng nói hơn nữa, khi thế giới đã phát hiện, đã hội thảo khẳng định về tính độc của Melamine gây chết, gây bệnh cho thú cưng từ đầu năm 2007 do suy thận sạn thận mà các nhà chuyên môn về sữa của Trung Quốc và Việt Nam không hề quan tâm. Người dân Việt Nam hoảng hốt và chợt nhận ra Việt Nam chưa sẵn sàng đối phó với vấn đề an toàn thực phẩm khi melamine chưa được cập nhật trong danh mục thử nghiệm sữa và bánh kẹo. Bộ y tế cấp “Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn” cho nhiều sản phẩm có melamine và đang phải lo thu hồi !

Ngày 25.9.2008 cho kết quả chỉ có sữa Yili nhập khẩu từ Trung Quốc là có Melamine! Ngày 2/10, Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế đã công bố danh sách 18 sản phẩm sữa và liên quan đến sữa có nhiễm Melamine. Trong đó, nguyên liệu sữa xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ghi nhận được bánh quy do Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Minh nhập từ Malaysia có hàm lượng nhiễm melamine cao nhất, từ 1575mcg/l, 1689mcg/l cho đến 1854 mcg/l.

FDA của Mỹ ngày 25.9.2008 cũng đã tiếp tục công bố cho người tiêu dùng không dùng bảy nhản hiệu cà phê và trà sữa Mr. Brown có Melamine các quầy bàn lẻ phải loại bỏ mặt hàng này. FDA cũng công bố sữa nhập từ Trung Quốc vào Mỹ không chứa Melamine và công bố cảnh báo thịt heo nuôi bằng thực phẩm nhiễm Melamine đã hiện diện trong nguồn cung cấp thực phẩm vào Mỹ.

FDA đã có liên thông các trao đổi thông tin quốc tế. Theo tin Cơ quan an toàn thực phẩm New Zealand báo cáo, kẹo White Rabbit Creamy Candies có hàm lượng Melamine cao nên FDA Mỹ cấm lưu hành kẹo này. Bangladesh, Singapore, Hàn Quốc cũng đã tăng cường kiểm tra sữa bột từ Trung Quốc và Hàn Quốc thông báo đã phát hiện chất độc Melamine trong thức ăn nuôi cá !

Thật ra thực phẩm cho chó mèo, gia súc, tôm cá có Melamine từ lâu.

Trước 2007, Melamine được cho là chất trơ ít có hại dựa vào một kết quả thí nghiệm sơ sài ngắn hạn trên chuột, qua đó nhận xét Melamine ăn vào sẽ thải ra nguyên vẹn nên vô hại.

Melamine trở thành đề tài thảo luận vào đầu năm 2007 khi các bác sĩ thú y xác định Melamine là nguyên nhân nhiều cái chết của thú vật cưng. Vật nuôi ăn thức ăn có melamine có biểu hiện suy thận được giải thích là lượng ammonia cao từ sự phân hủy Melamine trong gluten của lúa mì dùng làm thức ăn cho thú vật. (Melamine became a topic of much discussion in early 2007, when veterinary scientists determined it to be the cause of hundreds of pet deaths, because of pet food contamination. Prior to these reports, melamine had been regarded as non-toxic or minimally toxic. However, because of the unexplained presence of melamine in wheat gluten added to mass-produced dog and cat foods, it is the most likely cause. Pet owners report symptoms that are commonly associated with renal failure, which could be explained by the ammonia that may result from the digestion of the melamine).

Với trẻ sơ sinh khi chức năng gan thận chưa hoàn toàn phát triển không phân hủy đào thải được Melamine đã cho thấy gây thành sỏi thận. Melamine kết hợp với cyanuric acid do tạo ra melamine cyanurate là chất không tan, tích tụ lại thành sỏi thận có thể gây tử vong.

Xét tính năng thì Melamine hoàn toàn không thể cho phép đưa vào thực phẩm cho người cũng như thức ăn gia súc. Melamine không trợ giúp để có tính ổn định hay diệt khuẩn, tạo ra mùi, màu... như các phụ gia khác. Melamine được dùng do chứa đến 66% nitơ, chỉ có tác dụng tai hại là làm sai lạc phản ứng kiểm nghiệm hàm lượng protein.

Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao hay thấp tùy thuộc vào hàm lượng đạm (protein) là nguồn dinh dưỡng quý. Phòng thí nghiệm dùng phương pháp Kjeldahl đo lượng nitơ. Khi sữa tươi bị pha loãng bằng nước, bằng bột đậu nành hay các thành phần khác rẻ hơn, lượng protein chắc chắn sẽ giảm. Melamine chứa hàm lượng ammonia rất lớn nên cho kết quả kiểm nghiệm nitơ cao. Suy ra là đạm cao tăng giá trị sản phẩm. Như vậy trộn Mélamine vào sửa loãng hàm lượng protein thấp là để đánh lừa phương pháp kiểm tra Kjeldahl làm hiển thị giả hàm lượng nitơ cao, suy ra protein trong sữa cao. Kết quả là đánh lừa cơ quan kiểm định và người tiêu dùng để thu lợi nhuận !

Người tiêu dùng bối rối, bất an và khi trẻ con quý của các gia đình Trung Quốc bị bệnh đã làm dân chúng phẫn nộ. Không có lương tâm hay do dốt nát mà gây hại cho người khác thì cũng là kết quả của một nhà nước kém cỏi trong quản lý khoa học ...

Ai cũng thấy chối bỏ trách nhiệm đã thể hiện là một dấu ấn trong tâm thức, hình thành phản xạ phủ nhận, của hầu hết quan chức Việt Nam. Các quan chức thường khẳng định hay bác bỏ các sự kiện không cần một chút dè dặt. Một nửa phần sai rất đáng trách là ý nghĩ nói dối để ... bảo vệ Đảng, bảo vệ XHCN, song có phần đáng thương vì do sợ hãi và do không tự tin vào khả năng chuyên môn. Việt Nam không cập nhật thông tin khoa học về an toàn thực phẩm.

So với việc một chủ nông trại người Nhật đã tự tử khi vô ý đưa gia cầm nhiễm H5N1 ra thị trường hay tự tử khi để lọt gạo mốc đem bán để dùng cho người già trong trại dưỡng lão, hoặc quản lý kém khiến dầu cám (Rice oil) bị nhiễm Melamine ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng. Nhìn vào cách ứng xử của người Nhật trước trách nhiệm xã hội, dù không tán thành việc tự tử, nhưng thật quá kính phục tâm thức đầy trách nhiệm, bản án lương tâm nghiêm khắc hơn cả toà án, không tha thứ cho mình và quá nể trọng sự can đảm tự trừng phạt mình bằng cái chết vốn luôn làm con người sợ hãi.

Dù Trung Quốc đã tử hình Cục trưởng Cục Dược phẩm thực phẩm năm 2007, nhưng chưa thay đổi quy chế làm việc thì 2008 TQ vẫn lại tiếp tục đối mặt với sữa chứa Melamine.

Chắc chúng ta chưa quên bình luận viên Jack Cafferty của CNN đã bức xúc lên án nhà cầm quyền Trung Quốc là kẻ ác ôn và ngu đần, chỉ trích rằng Trung Quốc sản xuất xuất khẩu các sản phẩm “ rác rưởi “. Vụ nước tương dùng amino axít thủy phân từ tóc thu gom từ rác thải, đến đồ chơi dùng sơn có chì và nay là sữa có Melamine...

Không nhiều người Trung Quốc biết rõ chất lượng hàng Trung Quốc thấp trong khi tính dân cực đoan tộc luôn được kích hoạt để “tự hào do thiếu hiểu biết”. Nay chắc chắn cha mẹ có con bệnh nặng hay chết do Melamine sẽ mang chính cảm xúc của bình luận viên Jack Cafferty này. Các bà Mẹ đổ xô đi Hồng Kông, qua biên giới vào cả Lào Cai Việt Nam để mua sữa nhập từ các nước tiên tiến !

Do áp lực cạnh tranh về chất lượng và giá cả, doanh nhân Trung Quốc làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái...

Trung Quốc không có phép thần nào để làm ra sản phẩm chất lượng cao giá thành rẻ hơn các nước khác. Dù lương công nhân thấp thì lợi thế cũng giới hạn trong phạm vi sản phẩm may mặc hay mỹ nghệ mà thôi.

Về công nghệ Việt Nam từng nhập ba bốn nhà máy đường theo công nghệ lạc hậu của Trung Quốc và kết quả đường làm ra chỉ đến tiêu chuẩn RS không đạt tiêu chuẩn RE cần thiết cho công nghiệp cao như Dược phẩm. Giá thành đường trong nước cao, ép giá mua mía của nông dân và sản sinh ra đường dây nhập lậu đường từ Thái Lan giá rẻ hơn và Việt Nam vẫn phải nhập đường tiêu chuẩn cao RE.

Nhà kinh doanh Trung Quốc giảm giá thành bằng cách dùng nguyên liệu rẻ tiền làm, lòn lách qua mặt hệ thống kiểm định của cả trong nước và ngoài nước.


RFA 2008/10


Liên quan:
- Sữa độc gây chết người của Trung Quốc: Phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Sương, dược sĩ về hưu hiện đang sống tại Cần Thơ
- * Môi sinh môi trường, đạo lý, con người VN bị tàn phá ...
- Môi sinh môi trường và nông hải sản

No comments: