Sông Lô
Ngày 14 tháng 9, năm mươi năm về trước Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai một công hàm ủng hộ quyết định về lãnh hải của Trung Quốc.
Nhân vào ngày này đài BBC đã phỏng vấn ông Lưu Văn Lợi hiện đang nghỉ hưu ở trong nước. Ông Lưu Văn Lợi đã từng làm việc trong bộ ngoại giao và cũng là một cựu trưởng Ban Biên giới của nhà nước CHXHCN̉ Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1989.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng công hàm của ông Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai như là một bằng chứng lịch sử để nói về chủ quyền của mình. Ông Lưu Văn Lợi cho rằng bản công hàm này hàm ý rất đơn giản, vì lúc đó ông Chu Ân Lai đưa ra tuyên bố lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý, ông Phạm Văn Đồng gửi thư cho ông Chu Ân Lai chỉ nhằm mục đích là chính phủ VN ghi nhận và chỉ thị cho các cơ quan tôn trọng hải phận đó và chỉ có thế thôi.
Tuy nhiên ở mặt pháp lý, trong bản tuyên bố 12 hải lý của ông Chu Ân Lai có đề cập đến̉ bốn quần đảo mà TQ gọi là của mình, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Công hàm ghi nhận chủ quyền lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý mà TQ đã tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng thủ tướng nước VNDCCH cũng có nghĩa là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc (TQ).
Tuy vậy ông Lưu Văn Lợi vẫn lý luận rằng trong công hàm ông Phạm Văn Đồng đã không đề cập gì đếni lãnh thổ hay quần đảo, mà chỉ nói tôn trọng quyết định của TQ và ông cho hành động̀ dùng công hàm của ông Phạm Văn Đồng như là một bằng chứng lịch sử để nói về chủ quyền của mình là cố ỵ́ xuyên tạc. Ông khẳng định rằng, nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ có ba câu thôi, có nói gì đến lãnh thổ hay quần đảo nào đâu.
Hư thực câu chuyện lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo giữa hai nước CS anh em “môi hở răng lạnh ” này như thế nào? thiết tưởng chúng ta cần đi ngược về quá khứ để tìm cho ra cái mối tiền đề cũng như nguyên nhân đẻ ra sự kiện phức tạp này.
Hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước VN được 2 năm, vào ngày 01 tháng 6 năm 1956 chính phủ Miền Nam VN tức Việt Nam Cộng Hòa đưa ra một thông báo tái xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa cũng là lúc chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền bắc đã tái lập tại Hà Nội thì hai tuần lễ sau đó, ngày 15 tháng 6 năm 1956 thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CS Bắc Việt) Ðồng Văn Khiêm đã vội vã khẳng định với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng: “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”, cùng có mặt ở cuộc tiếp xúc này có cả ông Lê Dóc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, đã nói mồi thêm rằng “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường”. (1)
Bắt nguồn từ đó, hai năm sau, Chu Ân Lai Thủ tướng nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đưa ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của mình. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa và Hòang Sa.
Như là một đáp lễ cho tình hữu nghị giữa 2 nước anh em ngay sau đó, Phạm Văn Đồng Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gởi ngay một công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này.
Để rộng đường dư luận, sau đây là bản Tuyên Bố của Chính Phủ Nước CHND Trung Hoa về Lãnh Hải cũng như Công Hàm của ông Phạm Văn Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai.
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc (2)
Công Hàm Phạm Văn Đồng
Zhou En Lai và Phạm Văn Đồng
Nguồn: DCVOnline
-------------------------------------------------------
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
Kính gửi:
Đồng chí Chu An Lai (Ấn ký)
Tổng lý Quốc vụ viện
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa tại Bắc Kinh
Người viết xin đưa ra lý giả về sự kiện này như sau:
Qua thông báo tái xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa của chính phủ nước VNCH và qua khẳng định của thứ trưởng ngoại giao Đồng Văn Khiêm với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt là một trong những nguyên nhân trong đó có hai hòn đảo nằm giáp lãnh thổ TQ là Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan để đưa đến bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của ông Chu Ân Lai. Bắt nguồn từ đó dẫn tới việc đẻ ra cái công hàm của ông Phạm Văn Đồng.
Trong bản thông báo của ông Chu Ân Lai đã để lộ ra cái ác ý đe dọa những hải đảo mà Việt Nam và Đài Loan đã tuyên bố là của mình mà không đếm xỉa gì đến những hải đảo chung quanh của các nước khác.
Với những dữ kiện trên, rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua ông Phạm Văn Đồng đã đồng ý “cho không biếu không ” Trung Quốc những quần đảo của VN. Có một điều chúng ta không quên là lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chỉ thị cho đảng CSVN ráo riết chuẩn bị cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam và cần sự viện trợ vũ khí của các nước CS anh em trong đó chủ yếu là TQ nên đã nhắm mắt làm bừa chấp nhận mọi điều kiện dù là nghiệt ngã nhất của Bắc Kinh.
Đối với đảng CSVN việc „biếu không“ trên giấy tờ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa như đã nêu là một việc làm không lấy gì làm áy náy nên đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng thi hành.
Cũng có những lý luận cho rằng: Chỉ vì lòng yêu thương nhân dân Miền Nam ruột thịt đang đói khổ và bị áp bức của Mỹ Ngụy nên ông Hồ Chí Minh đã hồ hởi tạo nên cuộc chiến thảm khốc huynh đệ tương tàn cho cả hai miền Nam Bắc với những mong giải phóng MN, thống nhất đất nước góp phần vào sự nghiệp vô sản toàn thế giới do phong trào cộng sản quốc tế lãnh đạo trong đó có Liên Xô và Trung Quốc, dù rằng lúc bấy giờ ông vẫn chưa có thể nói chắc là sẽ chiếm được miền Nam Việt Nam hay không.
Bây giờ thì nhà nước CSVN muốn giành lấy chủ quyền của mình ở những hòn đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa nhưng hỡi ơi “há miệng mắc quai ” TQ đã không chấp nhận, họ vịn vào “Công Hàm ” mà ông Phạm Văn Đồng đã ký như là một bằng chứng lịch sử.
Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994) cho biết như sau:
Việt Nam, trong việc theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra đã tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong Quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc .
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa (tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 02/12/1992, được Thông Tấn Xã Việt Nam loan tải ngày 3/12/1992).
Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày nay mà có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào trách được Trung Quốc trong khi họ phải theo “đổi mới” của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhân đây cũng xin bổ túc thêm một sự kiện không kém phần quan trọng là, Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian cũng đã đưa ra nhận định về vấn đề này như sau:
Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh “mỗi bên một nửa” với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam.
Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Thế nhưng từ cuối năm 1975, CS Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa (riêng nhóm đảo Hoàng Sa thì đã bị Trung Quốc kiểm soát). Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy năm 1958 là vì lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy (theo Kinh tế Viễn Đông - Far Eatern Economic Review - ngày 16/03/1979).
Riêng phía Trung Quốc, sau khi đã chiếm được những đảo của Việt Nam, chẳng những họ đã tỏ rõ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai và Phi Luật Tân, mà còn tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này mà không đếm xỉa gì đến VN và còn khẳng định thêm là họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
Ngày 7 tháng 8 năm 1979 Bộ Ngọai giao nước CHXNCN Việt Nam đưa ra 1 bản tuyên bố vế quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có một trích đoạn như sau:
Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Về vấn đề này, ngày 7 tháng 8 năm 1979 Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:
Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.
Cũng trong mối tranh chấp này Cộng sản Việt Nam đã nhân một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, đã dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề “một cách đồng đều”.
Với những diễn tiến theo trình tự thời gian như vừa nêu, hy vọng đã đưa ra được cho bạn đọc một cái nhìn tổng thể của vấn đề ngõ hầu có được nhận xét có điều kiện khách quan hơn. Có một điều cũng không kém thú vị không thể không nêu ra đó là một bài học địa lý nói về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của bộ môn này do Bộ giáo dục VNDCCH xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.
Đúng là kẻ cắp gặp bà già, cháy nhà ra mặt chuột. Cách đây 50 năm, Bắc vỹ tuyến 17, Đảng CSVN mà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng là người đứng đầu đã âm thầm dâng hiến 1 phần hải đảo của VN mà tiền nhân đã dày công bồi đắp và gìn giữ. Sau đó hậu duệ của họ lại dâng hiến nốt tiền đồn phía Bắc là Ải Nam quan, cộng thêm những cao điểm chiến lược quan trọng, qua Hiệp định biên giới Việt-Trung ký kết ngày 30/12/1999, khiến mộng bá quyền của Trung Cộng như có chất xúc tác, hồ hởi tiến nhanh tiến mạnh “hành phương nam” hướng về phía Đông Nam Á. Rồi một năm sau đó, qua Hiệp định lãnh hải Việt-Trung được bí mật ký kết ngày 25/12/2000, Đảng CSVN lại ngậm bồ hòn làm ngọt dâng tiếp 11.000 km2 hải phận cho “chỗ dựa quyền lực của mình”.
Bất hạnh thay cho dân tộc VN!
Đau đớn thay cho đất nước VN!
Xin bày tỏ nơi đây nỗi niềm qua bài thơ “Tiếng Đảo Gọi Bờ”
Mù khơi xa thấp thổm đảo đợi bờ
Khản cổ gọi: Ruột mềm máu chảy
Bờ quê hương bao ngày qua vẫn vậy
Vẫn thản nhiên, vẫn ngoãnh mặt ...thờ ơ
Trống Mê Linh hóa đá tự bao giờ?
Lầm lũi cháu con làm dâu thiên hạ
Hịch qua sông từng chao lòng con sóng đành thôi cúi mặt tha phương
Tủi nhục lao nô
Chen chúc lên đường
Rẻ mạt thù lao một đời cơm áo
Mẹ Việt Nam mắt trừng nhìn giông bão
Thất thanh nghe
Đảo khản cổ gọi bờ
Rồi chìm vào đả đảo với hoan hô
Của đám cháu con trong ngoài tổ quốc
Đâu Hội Nghị Diên Hồng
Đâu oai hùng trận mạt
Đâu anh linh gươm báu trao tay
Tất tần tật tấm lòng cho đất nước hôm nay
Chìm vào sử xanh vang bóng
Hoàng Sa.... Hoàng Sa....
Trường Sa... Trường Sa...
Rưng rưng nghe nợ nước với tình nhà.
--------------------------------------------------------------------------------
DCVOnline biên tập, chú thích và minh hoạ.
(1) Tác giả không ghi nguồn tham khảo.
(2) Chú thích của tác giả: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) là Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Việt) tức Paracel Islands (tiếng Anh)
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) là Quần đảo Trường Sa (tiếng Việt) tức Spratly Islands (tiếng Anh).
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5508
--------------------------------------------------------------------------------
Re: Cáo con gặp phải cáo già
2008-09-25 11:47:00
Nam Phương
Bạn TranCali,
Tôi cũng chẳng biết Trung Cộng gởi cái Bản Tuyên Bố vế Lãnh Hải (the Declaration on China's Territorial Sea) cho những nước nào vì lúc ấy TC chưa là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Bạn có thể tham khảo thêm về v/đ này trong bài phỏng vấn với Tiến Sĩ Balazs Szalontai của BBC:
Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958 [www.bbc.co.uk]
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/printable/080124_vietnamchinaphamvandong.shtml
Tuy vậy, vào ngày 17 tháng 11 năm 2000, trên website của chính phủ Trung Cộng đã có bài viết khoe khoang về vấn đề này. Chúng cho rằng đã có Pháp, Mỹ, Nhật và nhất là Việt Nam đã công nhận chủ quyền của chúng trên các lãnh hải bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa:
International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm
Trong đó có đoạn "đóng đinh" Việt Cộng như vầy:
" Vice Foreign Minister Dung Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."
b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."
c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China."
Chào Bạn !
Re: Cáo con gặp phải cáo già
2008-09-25 03:13:07
Trúc Lê
Bạn Quốc thân quý,
Cám ơn ý kiến của Bạn. Ngoài cái ông trí thức lưỡi gỗ Lưu Văn Lợi mà bạn đã bàn, còn một số trí thức khác nữa cũng dở giọng lờ vờ loại lưỡi gỗ kiểu đó. Thấy mà phát rầu cho sĩ khí của những vị mang danh trí thức trong cái xứ có tên dài ngoằng là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nói thật với bạn là tôi rất buồn và khá thất vọng trước phản ứng của các nhà trí thức trong nước về cái Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Nói chung, ngoại trừ một số nhỏ khẳng khái và thẳng thắn dám nói lên trung thực lòng mình (như cô Phạm Thanh Nghiên, cựu Đại Tá QĐND VN Phạm Quế Dương, v.v…) còn đa số thì thủ khẩu như bình, dửng dưng trước hành vi bán nước trắng trợn của ông HCM và đảng CSVN. Có người, buồn thay, lại tìm đủ cách bao che, làm nhẹ tội cho bọn Việt gian bán nước.
Thí dụ như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trí thức dân chủ lão thành ở Hà Nội, thì sau khi bao che cho đảng “ta” đủ điều, đại khái như: rằng thì là ta ấu trĩ, ta trong sáng, ta ngây thơ, ta quá tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, v.v… và rằng thì là TQ đểu giã, lừa dối ta v.v… đã phán như sau:
- “dư luận kết tội bán nước cho những người cầm quyền là không công bằng (sic),
-“Bây giờ nhìn lại thì chúng ta cũng thấy rằng đấy là một sự trớ trêu của lịch sử...” (sic),
-“Người dân Việt Nam không quá khắt khe để phán xét một cách vội vã những gì mà ông Phạm Văn Đồng đã làm, tuy nhiên họ có quyền đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh xác một cách công khai để toàn dân cùng chia sẻ sự thật lịch sử.” (sic).
Chán ơi là chán, bạn Quốc ạ! Thử hỏi Tiến sĩ Nguyền Thanh Giang rằng ký Công hàm dâng hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho Tàu rõ rành rành như thế mà bảo là “bán nước” lại là không công bình, thì nghĩa là sao, thưa Tiến sĩ? Theo Tiến sĩ, phải bảo thế nào mới công bình? Xin Tiến sĩ vui lòng hạ cố cho chúng tôi biết cao kiến của Tiến sĩ.
Còn việc ông HCM và đảng CSVN dâng HS, TS và Biển Đông cho Tàu thì là đối với Tiến sĩ một “sự trớ trêu của lịch sử” (sic). Trớ trêu ra sao thưa Tiến sĩ? Bán nước cho ngoại bang là phản quốc, là có trọng tội với dân tộc và lịch sử, chứ còn “trớ trêu” cái quái gì đây, thưa ông?
Người dân VN nào thì tôi không biết, chứ cá nhân tôi thì rất khắt khe và phán xét rất công bình và thẳng thắn, minh bạch về những gì mà ông HCM, Phạm Văn Đồng và đảng CSVN đã làm cho tổ quốc qua cái công hàm bán nước này. Đồng ý với Tiến sĩ là nhà cầm quyền VN hiện nay phải minh xác với toàn dân là họ có đồng ý với những gì ông PVĐ đã viết trong cái công hàm ngày 14/9/1958 hay chăng, và liệu hiện nay họ có còn coi hai quần đảo HS và TS là lãnh thổ của VN hay chăng? Tại sao vào tháng 11 năm 2007, khi TQ tuyên bố chính thức sáp nhập HS và TS vào huyện Tam Sa của Tàu thì Quốc hội và Chính phủ nước CHXHCN VN không lên tiếng chính thức bác bỏ (bằng văn bản giấy trắng mực đen) hành động xâm phạm chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo này?
Thân kính,
Trúc Lê
Re: Cáo con gặp phải cáo già
2008-09-25 04:28:23
LaGiang
ÔI CHA ÔI:
"Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. "
Trời đất ơi: " ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958". CHu nó tuyên bố hai phần: HS/TS là của nó mà. Rồi lấy luôn thêm 12 hải lý xung quanh hai quần đào mà. Như thế PVĐ đã nhìn nhận luôn hai phấn của thông cáo của Tổng Ủy Chu Ân Lai, thì còn cãi cái gì nữa. Trời ơi là trời.
Bảm tuyên bố là vậy đó. Viêt lách gì cũa PVĐ là cái gì thế? Cho trắng Trung Cộng rồi còn gì nữa?
CHẾT CHA BỎ MẸ VÌ CÂU NÀY: "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,". Khi có kiện tụng. Tòa án sẽ xem các điều khỏan của bản tuyên bố và căn cừ vào đó mà xét. BỎ MẸ CẢ NƯỚC RÙI. " Một Đồng " " Hai Đồng" ăn nhút mít chưa xong lại đi chơi vời luật và viết như thế. Có chết cha không nào?
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment