Tuesday, September 30, 2008

Ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam

Sông Lô

Bây giờ ruộng đã bê-tông
Cây đa đã cụt giòng sông đã què

(Ơi Cánh Đồng Quê (1))


Ô nhiễm môi sinh là một trong những mối lo ngại hàng đầu của nhân loại hiện nay. Với tình trạng môi trường sống bị các chất hóa học hay sinh học làm ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của muôn loài mà nạn nhân chính so với vô số nạn nhân của nó là con người và chính con người cũng là thủ phạm gây ra nó.

Môi trường sống của con người và muôn loài trên hành tinh này bao gồm có không khí, nước và đất đai. Tuy nhiên qua tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hóa của nhân loại các nhà nghiên cứu về môi sinh đã phân định ra 5 dạng ô nhiễm môi sinh như sau:
Ô nhiễm không khí
Nguồn: National Geographic/Peter Essick

1. Ô nhiễm không khí như xả khói chứa bụi hay thải các chất hóa học vào bầu không khí.
2. Ô nhiễm nước như thải nước sinh hoạt, thải nước rác công nghiệp vào các vùng nước biển, sông hồ cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất thấm xuống mạch nước ngầm.

3. Ô nhiễm đất là đất bị nhiễm các hóa chất độc hại như sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu hay những rác rưởi của sản xuất công nghiệp.

4. Ô nhiễm phóng xạ do chấc Urani được phóng ra từ các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực nổ bom hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl và các vùng thử bom nguyên tử của các cường quốc có bom nguyên tử.

5. Ô nhiễm tiếng ồn do các động cơ từ xe cộ, phi cơ hay do máy móc công nghiệp.

Bắt nguồn từ những ô nhiễm trên nó đã đẻ ra biết bao hệ lụy làm thay đổi môi trường sống mà những hiện tượng sau đây là những điển hình

– Hiện tượng nhiễm độc phóng xạ
– Hiện tượng biến đổi khí hậu
– Hiện tượng sa mạc hóa
– Hiện tượng xói mòn bờ biển
– Hiện tượng bão tố
– Hiện tượng hạn hán
– Hiện tượng lụt lội
– Hiện tượng cháy rừng v.v..

Riêng hàng năm hiện tượng nhiễm độc phóng xạ làm nhiễm độc 2.500 tỷ lít nước ngầm của trái đất. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ lan vào lòng sinh thái như không khí, nước uống, đất đai làm ảnh hưởng đến cây cối, động vật, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người mà thâm nhập vào cơ thể gây nên vô số bệnh tật đưa đến tử vong.
Ở những nước tiên tiến Châu Âu mà nhất là những nước Bắc Âu với trình độ dân sinh dân trí cao, ý thức bảo vệ môi sinh của người dân rất tốt như nước Đức, nơi người viết đang cư ngụ là một điển hình. Ở đây luật lệ bảo vệ môi sinh chẳng những khắt khe đối với các hãng xưởng hóa chất, các công ty chế biến lương thực thực phẩm, các công ty chế tạo vật liệu xây dựng v.v... mà còn ngay cả với người dân tiêu xài.

Chính vì vậy ngay từ đầu năm 1986, thấy được tầm quan trọng của môi sinh và cũng là nhu cầu cấp thiết sinh tử lâu dài của người dân, chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức đã cho ra đời Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn phóng xạ. Trong những cuộc tranh cử, sẽ rất là thiếu xót nếu đảng phái tranh cử nào bỏ quên vấn đề bảo vệ môi sinh vào chương trình hành động của mình.

Hiện nay ở Đức có hơn 4 triệu người là thành viên của các tổ chức bảo vệ môi trường và chính quyền liên bang vẫn tiếp tục tuyên truyền và mở rộng công trình bảo vệ này.

Tại Cộng hòa Liên bang Đức việc tái sinh rác thải với hệ thống phân loại rác bằng những công đoạn dù là rất phức tạp nhưng hiện nay nó đã là một mẫu mực cho các nước tiên tiến trên thế giới noi theo và cũng chính nhờ hệ thống phân loại phức tạp này nước Đức đã có thêm được một ngành công nghiệp tái chế với hiệu quả kinh tế có thể nói là cao nhất nhì thế giới.

Lại nữa, như đã biết, thế giới đang đứng trước tình hình khan hiếm nguyên liệu ngày càng trở nên trầm trọng thì việc tái sử dụng những phế liệu như giấy, thủy tinh, kim loại và phế thải vật liệu tổng hợp đã trở thành một yếu tố kinh tế. Với khả năng vượt trội của mình, mỗi năm nước Đức tiết kiệm được gần 4 tỷ Euro cho chi phí về nguyên liệu và năng lượng qua việc tái chế cũng như phục hồi lại chức năng của phế liệu. Không chịu ngừng ở đây, mặt khác, hiện nay ở nhiều trung tâm thành phố với lưu lượng xe cộ lớn của nước Đức sẽ là vùng cấm cho những xe hơi cá nhân không có biển cho phép của bộ môi sinh. Nói cách khác, trong nỗ lực bảo vệ môi sinh của mình nước Đức đã tạo được nhiều khu vực giảm đi mức gây ô nhiễm của nó.

Thêm một điển hình khác, là kể từ đầu năm 2008 những chủ nhà cũng như những nhà ở phải xin cấp giấy phép năng lượng trong đó có quy định cụ thể về mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời chính phủ liên bang cũng trợ cấp cho những ai lắp ráp thêm thiết bị, vật liệu theo hướng tiết kiệm năng lượng và bảo đảm an toàn môi sinh. Ngoài ra còn có một điểm mà rất đáng tự hào và cũng rất thân quen với những khách hàng lương thực và thực phẩm của người Đức là cách đây 30 năm, năm 1978, tất cả những thực phẩm dưới dạng bao bì đều có dấu mộc xanh. Nó đã là biểu tượng được đóng lên các sản phẩm mà dân Đức cho là bạn thân của môi trường và sau đó ít lâu cũng chính dấu mộc xanh trên những bao bì đó đã cho phép tái chế lại và đã trở nên có ý nghĩa trên thị trường. Thế là nước Đức đã sớm trở thành vô địch thế giới về xử lý “rác” thải.

Đất nước người ta thì như vậy, còn đất nước Việt Nam thân yêu của mình thì như thế nào?

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ông Phạm Khôi Nguyên có cho biết về những nguy cơ suy thoái môi trường ở Việt Nam như sau:

Suy thoái môi trường đất, Suy thoái rừng, Suy giảm đa dạng sinh học, Ô nhiễm môi trường nước, (nước lục địa và nước biển), Ô nhiễm môi trường không khí và Quản lý chất thải rắn.

Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.


Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết:


Việt Nam đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.


Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

Mới đây, sự kiện “Vedan” đã làm xôn xao dư luận là một điển hình!

Hãng bột ngọt Vedan Việt Nam
Nguồn: .vedan.com.vn


Vedan là một công ty chuyên làm bột ngọt và bột mỳ nằm cạnh sông Thị Vải, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, hiện đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận sau khi cảnh sát môi trường phát hiện nước thải từ nhà máy không có bộ phận xử lý được đưa thẳng ra sông Thị Vải. Là một công ty lớn đã có thương hiệu ở Việt Nam, thế mà tại sao công ty này lại nhắm mắt làm bừa trong việc xử lý nước thải như vậy? Động cơ nào thúc đẩy họ? Luật pháp chưa đủ nghiêm minh hay bởi các cấp quản lý, chính quyền sở tại mắc bệnh vô cảm trước nguy cơ tác hại trực tiếp đến đời sống của dân? Hay những nhân viên phụ trách ở các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Đồng Nai đã đổng lõa bao che? Hoặc các quan tham nối tiếp nhau nhắm mắt làm ngơ suốt 14 năm dài để cho công ty này tha hồ thao túng gây ô nhiễm trầm trọng trên sông Thị vải “Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”.
Tuy nhiên hiện tượng công ty Veda chỉ là một điển hình trong vô số công ty sản xuất công nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi sinh nằm rải rác khắp đất nước Việt Nam.

Những bài viết liên quan đến môi sinh đã được đăng nhan nhản trên khắp mặt báo trong nước dưới những đề mục mang tính “kêu cứu” đã là những bằng chứng hùng hồn cho vấn đế ô nhiễm môi sinh tại Việt Nam là như thế nào. Nào là,

– Trình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở Hà Nội và thành phố HCM
– Thừa Thiên– Huế: Nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
– Sống chung với bãi rác
– Ninh Bình; Nhiều người dân sống chung với bụi, khí thải lò vôi
– Ô nhiễm đe dọa hàng trăm hecta tôm, lúa tại Bạ Liêu
– Chất thải nguy hại bị trộn lẫn và xử lý chung với rác sinh hoạt
– Sông Nhuệ, Sông Đáy kêu cứu
– Khẩn cấp Sông Cầu
– VN: Ô nhiễm làm cạn nguồn lợi thủy sản tại những vùng đất ngập
– Vĩnh Phúc: Kinh hoàng rác thải ở thôn Hoàng Oanh
– Hà Nam: Thả cửa làm ô nhiễm hay những „Làng ung thư“ đang kêu cứu....
Nào là, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn khác ở Việt Nam là đáng quan ngại.

Rác ở bến phà Rạch Giá
Nguồn: travelblog.org/Ảnh Samantha Noone

Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt đã trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận như sông, hồ, kênh, mương mà không có hệ thống xử lý tập trung. Mặt khác, những cơ sở sản xuất chẳng những đã không xử lý nước thải mà ngay cả phần lớn các cơ sở y tế và bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra còn có một lượng rác thải rắn không nhỏ khác trong thành phố có nguy cơ gây ô nhiễm đã không thu gom hết được v.v… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Cũng nhân đây người viết xin trích ra một vài mẩu tin từ các báo trong nước báo động về tình trạng ô nhiễm.

Theo báo Lao Động số 63 Ngày 19/03/2007 – Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh, Hà Nội đang phải đối mặt với sự ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Không chỉ bị ô nhiễm nguồn nước ngầm, mà nguồn nước mặt ở Hà Nội cũng đang trong tình trạng báo động. và bài viết còn cho biết hiện nay Người sống lâu ở Hà Nội có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người mới đến cũng trong bài viết có đề cập đến vấn đề nước thải chưa được xử lý đổ thẳng ra sông, hồ đã cho biết:

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất từ Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng nước thải của TP đang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày.

Qua số liệu quan trắc, môi trường nước ở 4 sông và một số hồ ở Hà Nội đã bị ô nhiễm tới mức báo động, nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ, nước sông đã bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí xung quanh một cách trầm trọng. Ô nhiễm các sông thoát nước còn gây hậu quả đến ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, ảnh hưởng đến các tỉnh hạ lưu.

Một tin khác ở tờ báo Kinh Tế Nông Thôn đã báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở Đại Nài. Tờ báo cho biết,


Gần 10 năm nay, 1.230 hộ với 6.500 khẩu ở phường Đại Nài (Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) bị “tra tấn” bởi bụi, khói và mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác Nhà máy Sản xuất và Chế biến nhựa thông của Công ty TNHH Hà Vinh. Tình trạng người dân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp xuất hiện ngày càng nhiều khiến bà con không khỏi hoang mang...


Hay bài viết “Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức trầm trọng” từ 2 nguồn sau đây

http://env.hcmuaf.edu.vn/contents.php?id
http://my.opera.com/congnghesinhhocmoitr

cho biết,
Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, Việt Nam đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và Tp. HCM đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3–4%.


Thật ra những hiện tượng để kêu cứu và cảnh báo trên chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm lớn và rất lớn.

Ngoài những ô nhiễm như đã nêu, ở Việt Nam còn có thêm một dạng ô nhiễm khác mang tính dài lâu làm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Đó là nạn ô nhiễm môi trường đạo đức xã hội mà nguyên nhân độc hại chính là cái di sản văn hóa XHCN của chế độ độc tài cộng sản trong nước gây nên. Bạn đọc có ý kiến gì về dạng ô nhiễm độc hại này?

--------------------------------------------------------------------------------

DCVOnline biên tập, chú thích và minh hoạ.

(1) Toàn văn bài thơ Ơi cánh đồng quê của Trịnh Hoài Giang (Hải Phòng) sáng tác gần đây trong “Chùm thơ Đại Lải”.

Ơi cánh đồng quê

Bây giờ ruộng đã bê-tông
Cây đa đã cụt, dòng sông đã què
Mái đình đã phẳng đường xe
Còn đâu cánh võng mà nghe chuông chùa
Hội làng thì đã ngày xưa
Thôi anh đừng có tiễn đưa làm gì
Em chào thầy mẹ em đi
Làm ô-sin chả biết khi nào về
Heo may thổi dọc triền đê
Nghe câu dự án (*) mà tê tái lòng
Người đi thì đã ngàn trùng
Người về, đất có còn không mà về (**)
Giật mình nửa tỉnh nửa mê
Cánh đồng quê, cánh đồng quê, cánh đồng.

Nguồn Thơ Trịnh Hoài Giang


(*) “Dự án” trong bài thơ chỉ việc “mở rộng địa giới thủ đô”. Nay việc này không còn là dự án vì đã được Quốc hội thông qua. Hẳn nhiên QH chỉ “nhất trí thông qua” sau khi Bộ chính trị đảng CSVN đã chuẩn y.
(**) Các lô đất đã được chia chác xong cả rồi nên mới thơ rằng, “...đất có còn không mà về”.
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5527
----------------------------------------------

Re: Ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam
2008-09-30 06:06:23

LaGiang


KHI NHỮNG TÊN CSVN CHỈ BIẾT CHÉM GIẾT CẢ CUỘC ĐỜI NAY RA LÀM KỶ NGHỆ!

A. KHI MỘT BỌN CHỈ NHẮM THÀNH CÔNG CỦA GIAI ĐOẠN MÀ THÔI!

1.- Đặc trưng của các tên gộc CSVN là chì biết giai đoạn thôi! Chúng bất chấp các hiệu qủa ta hại lâu dài. Làm sai rồi sửa. Sửa lại càng sai.

2.- Các dẫn chứng sau đây: CCRĐ, xâm lăng VNCH. nhượng hải phận và HS/TS, tiến nhanh lên XHCN, tù đày 300' 000 cựu quân nhân VNCH, đánh tư bãn mãi bản.

3.- Có cái nào ra cái nào đâu. Vì chúng chỉ biết giai đoạn ấy thôi. Nay chúng buớc vào kỷ nghệ hóa với cái đầu ấy! Cho nên vấn để phá mội trường từ loại đầu trâu trán chó nầy tạo ra là lẽ đương nhiên.

B.- KỶ NGHỆ LÀ KHOA HỌC:

1.- Khi dùng chính trị lãnh đạo khoa học. Khoa học ấy sẽ trờ thành con quái vật tàn phá từ con nguời tới môi trừơng. Tình trạng tại VN hôm nay là một bằng chứng.

2.- Khi dùng khoa học chỉ nhắm lợi nhuận và không nhắm phục vụ con người. Thì lợi nhuận ấy bắt con người và môi truờng trả gía các hậu qủa. Tình trạng con người và mội truờng VN là một tố cáo tội ác không những cho thế hệ hôm nay và nhất là cho ngày mai.

3.- CSVN có bao giờ, sau các chém giết và phá hoại, có đặt câu hỏi nầy đâu: " Định để lại cái gì đây cho mai sau? ".

4.- CSVN từ ruùng ra có biết dân là ai và khoa học là cái gì đâu! Chừng chỉ nhỉn khoa học dưới khía cạnh tạo ra nhuận lợi cho chúng thôi. Cái chết là điểm nầy! Còn mặt trái của khoa học. Chúng bất biết.

C.- CHỔ NÀO CÓ CS ĐI QUA

1.- Chổ nào có CSVN đi qua. Chổ ấy trờ thành đất chết.

2.- Muốn cứu vãn: CSVN phải bị tiêu diệt ngay tức khắc. Sau đó sẽ có giải pháp cứu laị tất cả. Nhưng những hiệu qủa mà chúng để lại. Cần 50 năm sửa chữa.

No comments: