Thursday, September 11, 2008

Asia Times: Kỷ niệm khó quên của CSVN

Duy Hoang, Asia Times 10/9/08, Phan Lưu Quỳnh lược dịch



Nhiều thế hệ trẻ em cắp sách đến trường ở Pháp khi lớn lên được dạy dỗ là không bao giờ quên Alsace- Lorraine, một vùng đất của nước Pháp đã mất vào tay vương quốc Phổ (Prussia) trong cuộc chiến năm 1871. Nhiều học sinh Trung Hoa đã phát động một phong trào chống đối vào năm 1919 khi Hiệp ước Versailles trao Bán đảo Sơn Đông –sinh quán của Khổng Tử– cho Nhật Bản.

Ðối với nhiều người Việt Nam hôm nay, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài khơi bờ biển phía đông của Việt Nam cũng gợi lên một cảm xúc tương tự về quê hương tổ quốc. Những quần đảo này, với chủ quyền được tranh giành bởi nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu do Trung Quốc và Việt Nam chiếm đóng, đã được chiếm hữu bởi các triều đại vua chúa Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước.

Những quần đảo trên giữ thế chân kiềng trong các hải trình chiến lược trên Biển Ðông và được biết là có chứa đựng nhiều túi dầu thô và khí đốt quan trọng. Mới đây, hành động tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Ðông –vùng biển giữa Việt Nam và Phi Luật Tân kéo dài xuống tận Nam Dương– đã nhen nhúm lên ngọn lửa tinh thần quốc gia ở Việt Nam. Cùng lúc đó, phản ứng im lặng của chế độ Hà Nội đối với thái độ của Bắc Kinh đã khuấy động lên sự giận dữ khắp nơi trong quần chúng ở quốc nội và ra cả hải ngoại.

Trong khi tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những người cộng sản đang nắm quyền hành, đều thấm thía biết rõ về hàng thế kỷ bị đô hộ bởi kẻ láng giềng to lớn ở phương bắc, thì chế độ Hà Nội lại bị mâu thuẫn không biết làm sao để đối phó với Bắc Kinh. Họ lệ thuộc vào Trung Quốc để được hỗ trợ về chính trị, bắt chước mô hình mở rộng kinh tế nhưng khép chặt về chính trị của Bắc Kinh. Họ rất ngần ngại công khai phê bình Trung Quốc, lo sợ rằng chỉ trích Trung Quốc tức là tự lên án chính họ.

Ðối với một đảng phái đã từng chiếm đoạt quyền lực trên danh nghĩa độc lập dân tộc, thì cái được coi là sự chính đáng của Ðảng CSVN có thể sẽ biến mất nếu mọi người nhận ra rằng đảng đã đặt quyền lợi của chế độ lên trên quyền lợi đất nước như thế nào. Trong một nền văn hóa vốn coi trọng lịch sử, có ba dịp kỷ niệm quan trọng sắp đến khiến giới lãnh đạo CSVN phải lo ngại.

Sự nhượng bộ nhục nhã

Cách đây 50 năm, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã đưa ra một tuyên bố thực chất là thâu tóm toàn bộ Biển Ðông coi như là một cái hồ trong đất liền của họ. Chỉ trong vòng vài hôm sau đó, ngày 14/9/1958, thủ tướng Phạm Văn Ðồng của Bắc Việt đã gởi một công hàm ngoại giao cho người đồng nhiệm của ông ta thuộc phía Trung Quốc là Chu Ân Lai, để thừa nhận bản tuyên bố trên. Ðộng cơ thúc đẩy của cộng sản Hà Nội rất đơn giản: họ cần sự yểm trợ quân sự của Trung Quốc trong cuộc chiến chống miền Nam do Hoa Kỳ ủng hộ.

Tuy nhiên, cộng sản Hà Nội đã cho không cái không phải của họ. Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm dưới vĩ tuyến 17 và theo luật định thuộc về miền Nam Việt Nam. Cho đến hôm nay, Bắc Kinh vẫn dùng bản công hàm của Phạm Văn Ðồng để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của mình trên hai quần đảo. Bản công hàm này, tuy không có giá trị gì về mặt pháp lý, được liệt kê trên trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc, dưới một phần có tựa đề “Sự công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa” .

Trong khi dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông Phạm văn Ðồng nhượng bộ lãnh thổ đang đến gần, nhiều nhà tranh đấu ở Việt Nam yêu cầu chính phủ Hà Nội phải chính thức thu hồi lại bản công hàm ngoại giao. Ðây là một cuộc tranh luận công khai mà nhà cầm quyền không muốn có và phản ứng của họ ra sao thì vẫn chưa được rõ ràng. Nếu giới lãnh đạo làm ngơ, hoặc thậm chí tệ hơn là trù dập những đòi hỏi này, thì điều đó sẽ xác nhận một quan điểm ngày càng gia tăng rằng cộng sản Hà Nội đã thông đồng trong việc nhượng lại các quần đảo của Việt Nam cho Trung Quốc.

Vào tháng 11/2007, Trung Quốc đã hợp thức hóa việc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách sát nhập hai quần đảo này vào một đơn vị hành chánh mới thành lập (được gọi là “Tam Sa”) do tỉnh Hải Nam quản trị. Khi biết được quyết định này, nhiều sinh viên và blogger đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chưa từng xảy ra trước đây tại các phái bộ ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn. Những cuộc biểu tình này chỉ kéo dài được hai ngày cuối tuần trong hai tuần lễ liên tiếp cho đến khi công an và an ninh Việt Nam sách nhiễu và bắt giữ nhiều người trong nhóm tổ chức.

Ngày kỷ niệm một năm việc Trung Quốc sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào huyện Tam Sa đang đến, có thể giới trẻ Việt Nam sẽ xuống đường trở lại. Lần này, liệu nhà nước Việt Nam có ngăn cấm tất cả các blog trên mạng internet và bỏ tù những ai khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam? Năm ngoái, Hà Nội đã trở thành một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhiều người đang hỏi không biết Hà Nội có dùng cái vị trí cao quý đó để vận động kêu gọi cho một sự giàn xếp quốc tế về các tranh chấp trên Biển Ðông hay không.

Vào cuối cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã lợi dụng tư thế yếu kém về quân sự của miền Nam Việt Nam để tấn công Quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do quân đội miền Nam trấn giữ. Trong trận hải chiến ngày 19/1/1974, và cuộc đổ bộ tiếp theo của quân Trung Quốc, 53 thuỷ thủ và quân nhân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ quần đảo. Chính phủ Sài Gòn đã phản đối vụ xâm lấn không hề bị khiêu khích này, trong khi nhà nước Hà Nội lại bày tỏ sự ủng hộ cho hành động của Trung Quốc chống lại cái mà họ gọi là “chế độ bù nhìn của Mỹ”

Bây giờ, gần 35 năm sau, khi những luận điệu tuyên truyền cũ rích đang phai nhạt dần, thì sự đánh giá đúng đắn về lịch sử đã tiết lộ cho thấy một sự thật nghiệt ngã về giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Trong những ngày gian khổ nhất của cuộc nội chiến, phía miền Nam mà những người cộng sản thường xuyên tuyên truyền phỉ báng, đã dũng cảm chiến đấu để bảo vệ phần đất này của tổ quốc. Ðiều này thật trái ngược với phe cộng sản miền Bắc thiển cận, lại hoan nghênh việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa nhằm cho mục đích chiến tranh thấp hèn của họ.

Theo truyền thống Việt Nam, thì các bậc tiền nhân anh hùng của đất nước luôn được tôn kính. Gần 35 năm sau trận Hải chiến Hoàng Sa, các blogger và sử gia ở Việt Nam đang bắt đầu lật lại lịch sử. Việc này gây ra một tình trạng khó xử cho chế độ : liệu họ có ngăn cấm người dân không được công khai bàn thảo về quá khứ? Nhà cầm quyền sẽ phản ứng như thế nào về các nghi thức tưởng niệm 53 thuỷ thủ và quân nhân Việt Nam hy sinh trong trận hải chiến?

Hai bất đồng, một giải pháp

Thật sự là có hai mối bất đồng đang sôi sục bắt nguồn từ các quần đảo đang tranh chấp trên Biển Ðông. Mối bất đồng đầu tiên là giữa Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia khác có cùng quyền lợi tương quan.

Sự thèm khát về các nguồn cung cấp năng lượng và ao ước được nổi danh trên toàn cầu đã khiến cho Bắc Kinh có một thái độ hung hăng ngày càng gia tăng, đe doạ đến tự do hàng hải, quyền đánh bắt hải sản và các hợp đồng thăm dò năng lượng. Vấn đề trên Biển Ðông cần được đưa lên các diễn đàn khu vực và quốc tế, là nơi có thể đạt đến một quyết định ôn hoà được tất cả các phe phái chấp nhận.

Mối bất đồng thứ hai là giữa giới cầm quyền Việt Nam và người dân của họ. Bởi vì các mối quan tâm của hai bên không cần thiết là phải giống nhau, cho nên chế độ Hà Nội và người dân Việt Nam muốn giải quyết vấn đề như thế nào cũng khác nhau. Còn ở tầm mức quốc tế, thì cần thiết phải có một sự thảo luận cởi mở và tự do ở trong nước về lịch sử của Hoàng Sa và Trường Sa, và các phương cách để giải quyết các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

Vấn đề các quần đảo có thể bùng nổ, và giới lãnh đạo Hà Nội biết rõ điều đó. Trong một phiên họp vào mùa hè này, Uỷ ban Trung ương Ðảng đã bàn thảo về sự bất mãn ngày càng gia tăng trong giới sinh viên và thành phần trí thức với việc nhà nước làm thế nào để đối phó lại sự hung hãn của Trung Quốc, nhưng chẳng đưa ra được biện pháp nào.

Giải pháp để giải quyết vấn đề Biển Ðông là một cuộc đối thoại cởi mở và thẳng thắn ở tầm vóc quốc tế và trong quốc nội. Chế độ Hà Nội phải sẵn lòng để nêu sự kiện này ra trên các diễn đàn quốc tế và nhân dân Việt Nam phải có quyền tự do để bày tỏ những quan điểm cuả họ về vấn đề quan trọng này của đất nước.

Sự thất bại của Ðảng cộng sản về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và liên tục đàn áp những tấm lòng biểu lộ tinh thần yêu nước trong quốc nội đã đưa ra câu hỏi về tính cách chính đáng đối với quyền cai trị của họ.


http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JI10Ae01.html


Southeast Asia
Sep 10, 2008

Uncomfortable anniversary in Vietnam

By Duy Hoang

Generations of French school children grew up learning never to forget Alsace-Lorraine, territory that France lost to Prussia in the war of 1871. Chinese students launched a protest movement in 1919 when the Treaty of Versailles gave the Shandong Peninsula - the birthplace of Confucius - to Japan.

To many Vietnamese today, the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagos off the eastern coast of Vietnam evoke the same sort of homeland emotions. These island chains, whose ownership is contested by multiple countries but occupied mainly by China and Vietnam, have been claimed by Vietnamese imperial dynasties going back centuries.

They straddle strategic sea lanes in the South China Sea and are believed to contain significant oil and gas deposits. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea - waters between Vietnam and the Philippines and stretching down to Indonesia - have enflamed nationalist passions in Vietnam. At the same time, Hanoi's muted reaction to Beijing's stance stirred popular outrage at home and across the diaspora.

While all Vietnamese, including the ruling communists, are keenly aware of centuries of domination by their big northern neighbor, the Hanoi regime is conflicted in how to deal with Beijing. It relies on China for political support, photocopying Beijing's model of open economics and closed politics. It is reluctant to openly criticize China, fearing that to criticize China is to condemn itself.

For a party that came to power in the name of national independence, the perceived legitimacy of the Vietnamese Communist Party might evaporate if people realize how it has put the interest of the regime before that of the nation. In a culture where history matters, there are three important approaching anniversaries that worry Vietnam's communist leaders.

Disgraceful concession
Fifty years ago, the People's Republic of China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on September 14, 1958, prime minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation of the Hanoi communists was simple: they needed China's military support in the war against the US-backed South Vietnam.

However, the Hanoi communists had given away what wasn't theirs to give. The Geneva Accords of 1954 divided Vietnam at the 17th parallel. Both the Paracels and Spratly are located below the 17th parallel and legally belonged to South Vietnam. To this day, Beijing uses the Pham Van Dong note to support its claims over the islands. This document, which never had any legal force, is listed on the website of China's Foreign Ministry under a section titled "International recognition of China's sovereignty over the Nansha [Spratly] Islands".

As the 50-year anniversary of the Pham Van Dong concession approaches, activists in Vietnam are demanding that the Hanoi government officially recall the diplomatic note. This is a public discussion that authorities would rather not have and it remains to be seen what the official reaction will be. If the leadership ignores or, even worse, represses these demands, it will confirm a growing view that the Hanoi communists were complicit in ceding Vietnamese islands to China.

In November 2007, China formalized its annexation of the Paracels and Spratlys by incorporating the two archipelagoes into a newly formed administrative unit (known as "Tam Sa") governed out of Hainan province. When this decision became known, Vietnamese students and bloggers organized unprecedented protests outside Chinese diplomatic offices in Hanoi and Saigon. These protests lasted two consecutive weekends until Vietnamese security police harassed and detained many of the organizers.

As the one-year anniversary of the Tam Sa incorporation arrives, Vietnamese youth may again take to the streets. This time, will the government shut down blogs and imprison people for asserting Vietnam's territorial sovereignty? In the last year, Hanoi has become a member of the United Nations Security Council. Many are questioning whether Hanoi will use its lofty post to advocate for an international settlement of the South China Sea dispute.

Toward the end of the Vietnam War, China took advantage of South Vietnam's weakening military position by attacking the Paracel Islands, which were garrisoned by Vietnamese troops. In the naval battle of January 19, 1974, and subsequent Chinese amphibious landings, 53 Vietnamese sailors and soldiers lost their lives defending the islands. The Saigon government protested the unprovoked invasion, while the Hanoi government expressed support for China's moves against what it called "American puppets".

Now, almost 35 years later, as the old propaganda fades away, a fair assessment of history reveals an inconvenient truth for the Hanoi communist leadership. During the most difficult days of the country's civil war, the Southern side which the communists always vilified, valiantly fought to hold on to part of the fatherland. This is in contrast to the short-sighted Northern side which welcomed the Chinese occupation of the Paracels for its near-term war aims.

By Vietnamese custom, ancestors and national heroes are venerated. Some 35 years after the Battle of the Paracel Islands, bloggers and historians in Vietnam are beginning to revisit the history. This creates another dilemma for the regime: will it prevent citizens from publicly discussing the past? How will authorities react to remembrance ceremonies for the 53 Vietnamese sailors and soldiers who died in battle?

Two conflicts, one solution
There are really two brewing conflicts arising from the disputed islands in the South China Sea. The first conflict is between China, Vietnam and other countries with a stake in the outcome.

Beijing's thirst for energy supplies and desire for global prominence has led to an increasingly aggressive stance, threatening freedom of navigation, fishing rights and contracts for energy exploration. The issue of the South China Sea needs to be elevated to regional and international fora where a peaceful resolution acceptable to all parties can be achieved.

The second conflict is between Vietnam's rulers and its people. Because the interests of the two are not necessarily aligned, how Hanoi and many Vietnamese people want to address the issue differs. As on the international level, there needs to be a free and open discussion within Vietnam regarding the history of the Paracels and Spratlys and on ways to resolve Vietnam's claims.

The matter of these islands can be explosive, and the Hanoi leadership knows it. During a meeting this summer, the Communist Party's Central Committee discussed the growing dissatisfaction among students and intellectuals with how the government was responding to Chinese aggressiveness, and came up with no remedies.

The solution to the South China Sea problem is open, frank dialogue on the international level and within Vietnam. The Hanoi regime must be willing to raise the matter in international fora and the Vietnamese people must have the right to freely express their views on this issue of national importance.

The failure of the Communist Party to defend Vietnam's territorial sovereignty and its insistence on repressing domestic expressions of patriotism call into question the very legitimacy of its rule.

Duy Hoang is a US-based leader of Viet Tan, a pro-democracy, unsanctioned political party active in Vietnam.

(Copyright 2008 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved. Please contact us about sales, syndication and republishing.)
atimes_com_atimes_viet_ve_congham1958.pdf

- * Links những bài viết về Hoàng trường Sa - quan hệ Việt- Trung !

No comments: