Sunday, September 21, 2008

Tạ Phong Tần: Vụ phóng viên AP bị đánh, bằng chứng đâu?

VỤ PHÓNG VIÊN AP BỊ ĐÁNH: BẰNG CHỨNG ĐÂU?
Tạ Phong Tần

Bắt chước ông LĐBĐ VN, khi có ai đó kêu về những cái u nhọt của bóng đá Việt Nam ông LĐBĐ VN đều gào lên mỗi một câu: “Bằng chứng đâu?”. Vụ phóng viên hãng thông tấn Associated Press tố cáo bị đánh gây thương tích trong đồn Cảnh sát cũng thế.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói rằng “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking".
Thông cáo báo chí trên website Bộ Ngoại Giao Việt Nam trích lời ông Dũng nói: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, sáng ngày 19/9/2008, phóng viên Ben Stocking đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm".

"Những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã nhắc nhở nhưng ông Ben Stocking cố tình không tuân thủ".

BBCVietnamese ngày 21/9/2008 nói rằng “trong bản tin mới nhất hôm 21/9, Associated Press (AP) cho biết tiếp tục bảo vệ lời kể của nhà báo Stocking rằng ông bị hành hung.

AP cũng nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Stocking vi phạm pháp luật khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ.

Hãng tin Mỹ nhấn mạnh việc đối xử với ông Stocking là “không thể chấp nhận được” và là một “hành động quá đà của cảnh sát”.

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã yêu cầu phía chính phủ Việt Nam ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.

Trong bản tin mới, AP cũng trích báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở ở Mỹ ra hồi tháng Năm về “một loạt các vụ bắt bớ, giam giữ và xét xử phóng viên” của chính phủ Việt Nam, đi ngược lại với hiến pháp, vốn “bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận””.

Ngày 21/9 Hãng thông tấn Associated Press (AP) đã công bố bức ảnh chụp Ben Stocking đang điều trị vết thương tại một Bệnh viện tư với chú thích:




Associated Press reporter Ben Stocking sits in a hospital in Hanoi, Vietnam, Friday, Sept. 19, 2008. Stocking, AP's Hanoi bureau chief, said he was punched, choked and hit over the head with a camera by police who detained him Friday while he covered a Catholic prayer vigil in the communist country. Stocking was released from police custody after about two and half hours and required four stitches on the back of his head. His camera was confiscated by police. (AP Photo/Chitose Suzuki)”.

["Phóng viên Ben Stocking của hãng thông tấn Associated Press ngồi trong một bịnh viện tại Hà Nội, Việt Nam, ngày Thứ Sáu 19/0/2008. Ông Stocking trưởng phòng thông tín viên Hà Nội của hãng thông tấn Associated Press nói rằng ông đã bị đấm, bóp cổ và đập vào đầu bằng một máy chụp hình bởi công an là những kẻ đã bắt giữ ông ta vào hôm Thứ Sáu, khi ông đang tường thuật về một buổi cầu nguyện của giáo dân Công giáo trong đất nước cộng sản này.Ông Stocking được phóng thích khỏi nhà giam của công an sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ và cần phải có 4 mũi kim khâu vết thương ở phía sau đầu. Máy chụp hình của ông ta đã bị công an tịch thu.]


“Sau vụ nhà báo Ben Stocking 'bị đánh', các tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đều đều đã lên tiếng phản đối”.

Thương tích Ben Stocking không thể tự dưng mà có, mà nó phải là hậu quả của một sự tác động mạnh bằng ngoại lực. Có một điều không thể phủ nhận được là video quay cảnh Ben Stocking lúc bị bắt giữ “còn nguyên đai nguyên kiện” không hề hấn, sứt mẻ gì. Sau khi Ben Stocking từ đồn Cảnh sát bước ra thì có nhiều người nhìn thấy ông ta đã bị “sứt mẻ”. Ngay lập tức ông ta đã đến một Bệnh viện tư nhân để điều trị (bức ảnh chụp tại Bệnh viện), không khó khăn gì để xác định thời gian bị thương tích, thời gian điều trị ở Bệnh viện. Với vị trí thương tích đó cho thấy ông ta không thể tự đánh vào đầu mình với hai bàn tay không để gây ra một vết thương như thế.

Bên cạnh đó, còn những tình tiết khác là bằng chứng mà tôi cho rằng sẽ là “tình tiết đắt giá” mà AP vẫn còn giữ kín, trong trường hợp phía Việt Nam vẫn tiếp tục chối bỏ sự vi phạm của thuộc cấp mình thì AP sẽ tiếp tục công bố bằng chứng như họ đã từ từ công bố bức ảnh trên. Vì vậy, tôi cũng không muốn nói rõ những tình tiết này.

Có lẽ Bộ Ngoại giao Việt Nam quên rằng, phóng viên những hãng thông tấn quốc tế lớn đều là những người được đào tạo nghề rất bài bản và chuyên nghiệp, mà Ben Stocking lại là Trưởng đại diện AP ở Việt Nam.

Ông Ben Stocking cũng là người đã viết nhiều bài báo về đời sống xã hội Việt Nam.

Tạ Phong Tần
Nguồn: Blog Công Lý và Sự Thật





Hãy Đối Diện Sự Thật
Hoàng Thị Vân


Lê Dũng

Một lần nữa, ông Lê Dũng phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại nói dối, về vụ ký giả AP, Ben Stocking đã bị công an mặc thường phục hành hung tại Hà nội. Bản tin đầu tiên được BBC đăng đã có ngay công an mạng lên phản đối và chụp mũ nhà báo AP này. Ngày hôm sau 19/9, trên web site của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng cũng chối bai bãi rằng không có chuyện hành hung và tố cáo ngược lại, Ben Stocking đã vi phạm luật pháp Việt Nam khi chụp hình ở vùng bị cấm. Phản đối lại thái độ của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bản tin thứ hai của hãng thông tấn AP đưa ra ngày hôm sau, 20/9 kèm với hình ảnh nhà báo Ben Stocking đầu và cổ còn dính đầy vết máu, đang ngồi trong bịnh xá để chờ chữa trị.


Associated Press reporter Ben Stocking sits in a hospital in Hanoi, Vietnam, Friday, Sept. 19, 2008. Stocking, AP's Hanoi bureau chief, said he was punched, choked and hit over the head with a camera by police who detained him Friday while he covered a Catholic prayer vigil in the communist country. Stocking was released from police custody after about two and half hours and required four stitches on the back of his head. His camera was confiscated by police. (AP Photo/Chitose Suzuki)
http://ap.google.com/article/ALeqM5gFaTmVF3wvSPYOpCO8AJauwPyMiwD93AP9K00


Ông Dũng và ngành an ninh chắc phải biết AP là hãng thông tấn đầu tiên và được tín nhiệm nhất trên thế giới. AP không thể nào vu khống và tạo dựng sự kiện nhạy cảm như thế với giới báo chí và độc giả của họ khắp nơi trên thế giới để đánh mất sự tín nhiệm của thương vụ. Nếu AP nối dối, họ đã không bán tin được rộng rãi trên toàn cầu..

Đọc lại lịch sử của AP, năm 1849 AP lập văn phòng đầu tiên ở Nova Scotia, North America. Năm 1862, nhà báo đầu tiên của AP làm việc cho Washington đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ: "Công việc làm ăn của chúng tôi là chuyển tin tức theo sự thật. Tôi không cho phép tôi đưa những phán xét của tôi vào những sự thật đó. Những tin tức tôi gởi đi hoàn toàn dựa vào sự thật của chính trị. Vì thế tôi hạn chế chính tôi đối với những gì tôi cho là tin tức chánh đáng và tôi cố gắng giữ trung thực và vô tư."

Vào năm 1891, nhiều nhà báo của AP đã bị buộc tội vì bí mật bán tin của AP ra ngoài. Cũng từ đó, hãng thông tấn AP đã củng cố lại và cung cấp thông tin hoàn chỉnh hơn. Ngày nay, AP đã có hơn 500 nhà báo trên toàn cầu, hơn 150 nhân viên đóng trụ ở Washington, và hơn 8.500 nguồn tin tức trên toàn cầu mua lại hình ảnh và tin tức của AP, và những thông tin của AP được chuyển ra 5 thứ tiếng.

Với một quá trình hoạt động lâu dài và được tín nhiệm trên thế giới như thế, thử hỏi làm sao Ben Stocking, một ký giả chuyên nghiệp, đại diện của AP tại Hà Nội dám dựng chuyện vu khống công an?! Và giả như Ben Stocking có vi phạm luật đi nữa, theo như cáo buộc của nhà cầm quyền Hà nội, thì công an cũng không thể nào đánh người như thế. Đây là hình ảnh trung thực nhất của ngành công an CS: hung hãn, thô bạo, thiếu giáo dục và đầy sự hận thù trong lòng. Hình ảnh này đã nói cho thế giới thấy phần nào bản chất bạo hành của ngành an ninh CSVN nói riêng và chế độ toàn trị Việt Nam nói chung.

Đối với Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao của một quốc gia, ông Dũng phải tự thấy xấu hổ chính mình trước nhất, sau đó ông ta phải lên tiếng xin lỗi vì sự vụ xảy ra ngoài dự đoán và về dạy dỗ lại ngành an ninh thô bạo của đất nước ông ta, để người dân không cảm thấy bị nhục, không bị mắc cỡ vì có những người đại diện cho dân mà gian dối như thế, có những người đi giữ an ninh cho nhân dân mà hung hãn như thế, và có những người là đầy tớ nhân dân mà thô bạo, lỗ mãng đến thế. Tuyên bố sai sự thật tức là ông Lê Dũng đã mặc nhiên bao che và dung túng những sai trái của ngành an ninh CSVN.

Trong sự vụ của Ben Stocking, tôi lại nghẫm nghĩ tới những lần các nhà lãnh đạo tối cao của đảng CSVN đi nói dối trên thế giới, sửa đổi trắng trợn những buổi phỏng vấn với các phóng viên ngoại quốc để lừa bịp nhân dân. Bóp méo và tạo dựng tin tức thất thiệt trên truyền thông trong nước về vụ Toà Khâm Sứ, vụ cầu nguyện ở Thái Hà, vụ đàn áp dân oan, bắt bớ các chiến sĩ dân chủ v.v..... bút mực không thể kể hết những sự gian dối của nhà nước Cộng Sản.

Nói dối dường như đã thành mãn tính trong con người những lãnh đạo CS và họ xem như rất tự nhiên khi nói dối. Chỉ tội cho dân, chỉ buồn cho vận nước. Không biết đến khi nào những người CS thức tỉnh, nói lời xám hối, và xin lỗi với toàn dân?!.

Đầu Thu 2008.
Hoàng Thị Vân
Nguồn: Việt Vùng Vịnh

-----------------------------
- Thái Hà - Tòa Khâm Sứ HaNoi: sự gian dối, bạo lực, tội ác cs

No comments: