VietCatholic News (Thứ Tư 03/09/2008 08:46)
CHỨNG CỚ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CUNG CẤP CHO DÒNG CHÚA CỨU THẾ - GIÁO XỨ THÁI HÀ
ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHA GIUSE VŨ NGỌC BÍCH ĐÃ BÀN GIAO ĐẤT ?
I. CÁC CHỨNG CỨ
Ngày 26/08/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được công văn số 680/UBND-NNĐC về việc cung cấp tài liệu giải quyết khiếu nại và gửi kèm 4 băn bản photocoppy, gồm:
1. Bản kê khai tổng số nhà giao nhà nước quản lý (ký ngày 10/11/1961)
2. Bản mẫu kê khai nhà quản lý (ký ngày 09/11/1961)
3. Đơn xin bàn giao đất của linh mục Vũ Ngọc Bích (ký ngày 27/05/1963, số năm trong ngày.. tháng.. năm bị sửa chữa)
4. Văn bản của cha Vũ Ngọc Bích gửi ban chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thảm Đống Đa về việc xác nhận đã nhận của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã 40 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế, tại các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế, còn có hai Công văn với hai khẳng định khác nhau về thời điểm cha Bích đã ký giấy bàn giao:
Ngày 30/6/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được quyết định số 2476/QĐ-UBNĐ của UBND TP Hà Nội. Trong quyết định đó UBND TP Hà Nội nói rằng: “Ngày 24/10/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý nhà, đất) đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước”.
Tại Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, ngày 7/5/2008 lại nói rằng: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây, ngày 24/11/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu nhà đất Thái Hà qua nhà nước thống nhất quản lý”.
I. MỘT VÀI NHẬN XÉT
1. Về thời gian được cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao
Theo các chứng cớ mà UBND thành phố Hà Nội đã cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế và các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Nhà Dòng, thì có thể dễ dàng nhận thấy không có sự thống nhất về thời gian cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký bàn giao: 4 văn bản liên quan tới chuyện bàn giao thì được ký vào 4 thời điểm khác nhau:
- Ngày 24/10/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao toàn bộ nhà đất (trừ Nhà thờ) sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (theo quyết định số 2476/QĐ-UBNĐ của TP Hà Nội).
- Ngày 9/11/1961 “linh mục Bích” lại kê khai toàn bộ nhà đất nhưng do mình đang quản lý trên 6ha? (Theo chứng cứ TP cung cấp ngày 26/08/2008)
- Ngày 10/11/1961 “Linh mục Bích” lại kê khai bàn giao tiếp khu đất trên qua Nhà nước quản lý, kể cả nhà thờ vì toàn bộ chỉ hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp ngày 26/08/2008)
- Ngày 24/11/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao khu đất Thái Hà đất sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (Theo công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS ngày 7/5/2008 của Sở Tài nguyên MT).
- Ngày 27/5/1963 (con số này bị sửa chữa), tức là hai năm sau, “Linh mục Bích” lại tiếp tục có đơn xin bàn giao qua nhà nước thống nhất quản lý với tổng diện tích hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp)
2. Về Quyết định 76/QL-NĐ
Trong số các chứng cứ mà UBND Tp. Hà Nội cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế để làm bằng chứng thì không thấy nhắc đến Quyết định 76/QL-NĐ, để giao đất cho Xí nghiệp thảm len, được ký ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là 10 tháng trước khi cho rằng cha Bích đã ký giấy bàn giao. Quyết định này được Đài Truyền hình đưa lên để nói: đây là những giấy tờ mà linh mục Bích đã ký hơn 50 năm trước để giao đất cho nhà nước?
3. Về giấy cha Bích xác nhận đã nhận 40 triệu đồng từ Xí nghiệp thảm len
Văn bản này được ký ngày 24/12/1991 (ngày mừng lễ Noel). Đây là văn bản mà đài Truyền hình khi đưa lên đã bóp méo và cho rằng văn bản này là văn bản cha Vũ Ngọc Bích đã ký nhận 40 triệu đồng từ năm 1961. Tại văn bản này, ai cũng dễ dàng nhận thấy chữ ký của cha Bích hoàn toàn khác với chữ ký của các văn bản kia. Bên cạnh đó, đây là văn bản duy nhất có dấu chứng nhận của nhà thờ, nhưng lại là hai con dấu hoàn toàn khác nhau được đóng chồng lên nhau. Điều đáng nói là văn bản này nếu có thật thì cũng chẳng liên quan gì tới khu đất đang tranh chấp, bởi nó liên quan tới một khu đất khác.
Dòng Chúa Cứu Thế
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment