Sunday, August 31, 2008

GIÁO HỘI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

(Bài số 4)

Nguyễn Anh Tuấn

Oklahoma, Ngày 27 - 08 - 2008


Đứng nhìn về hiện tình đất nước Việt Nam và kiếp sống trầm luân của con người trong các quốc gia đệ III nghèo khó để quan sát tiến trình Toàn Cầu Hóa, chúng ta thấy gì ngoài cảnh trầm luân đọa đày của kiếp con người. Tại sao, tại sao dân tộc này cứ phải sống mãi như thế này? Đó là một câu hỏi chưa có câu trả lời.


Kiếp nhân sinh trên dòng sống Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác, và từ thời đại này qua thời đại khác, kiếp sống con người ở đó chỉ thấy điêu linh và thống khổ; ở đó, con người chỉ thấy đói khát, đói khát triền miên, và dòng sống này sẽ đưa con người về đâu, về đâu bây giờ, và về đâu ngày mai đây? Tất cả mọi tra vấn não nề và tất cả những câu hỏi rồi cũng như những viên sỏi ném xuống bể trầm luân, tạo ra vài dòng lăn tăn, rồi chìm khuất, để lại con người đứng bơ vơ trên nỗi đời trầm thống của mình và bơ vơ trên đống gạch ngói điêu tàn trên quê hương yêu dấu.


Đó là thân phận của con người Việt Nam từ bao thế kỷ qua.


Và phần đông con người đã mất hết niềm tin. Bể trầm luân trên dòng sống của nòi giống Việt quá sâu và quá bao la đã dìm chết tất cả niềm tin về tất cả mọi điều, kể cả chính mình. Không còn mấy ai còn biết mình là gì? Là ai? Từ đâu tới, tới trần gian này để làm gì, có ý nghĩa gì, và rồi sẽ đi về đâu? Tất cả thực tế, thực tại, thực trạng trên dòng sống của con người bị vây phủ bởi bóng tối âm u dày đặc mà không sao thoát ra được. Tất cả ánh sáng ước vọng, hoài vọng và hy vọng, dù chỉ là một chút le lói, cũng đã lịm tắt. Kiếp người bị xô đẩy vào một chọn lựa duy nhất còn sót lại: tìm mọi cách để chạy trốn hay tìm giấc ngủ thiêm thiếp trên nỗi trầm luân dài dẳng ấy. Tất cả đã bất lực rã rời trong câm nín.


Từ đâu đó có tiếng than thở: "Chúa ơi! Chúa quyền năng và nhân từ, sao Chúa để con cái của Chúa khổ đau triền miên như thế?" Khốn thay! Thiên hà ngôn tai, trời có nói gì đâu. Chúa chỉ nói với con người qua các bậc giáo chủ, các tiên tri và các nhà hiền triết, nhưng con người có mắt nhìn mà không thấy; có tai nghe mà không hiểu. Từ đó con người quay qua oán trời, trách đất, và có rất nhiều không còn tin vào đạo lý và tôn giáo nữa; và cũng có người đã bỏ đạo, bỏ giáo hội ra đi vì thế. Thực tế, thực tại và thực trạng đó xô đẩy ý thức tôn giáo và ý thức nhân bản vào một cơn khủng hoảng. Đời sống tinh thần (spiritual beings) trong đời sống nội tâm (inward life) của con người từ từ biến khỏi đời sống, biến khỏi sinh hoạt văn hóa, xã hội, trí thức và chính trị. Ánh sáng văn minh tinh thần lịm dần từ mấy thế kỷ qua để cho chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa nhân bản phàm tục (secular humanism), và chủ nghĩa cộng sản lan tràn và thâm nhập vào khắp mặt đất để lèo lái, nhào nặn và uốn nắn suy tư và hành động cho con người từ Đông qua Tây để tạo ra một thế giới mất hết tình thương và hy vọng. Một thế giới xa lạ với đạo lý và một thế giới mạt pháp đối nghịch với trật tự thiên nhiên và siêu nhiên của trời đất.


Malcolm Muggeridge có lần nói: "Văn minh Tây phương dan díu tình tứ lăng nhăng với chủ nghĩa tự do buông thả là một bằng chứng muốn chết --- bởi vì những con người tự do vô độ sống trong xã hội, cuối cùng đã đưa đến sự phá hoại nền văn hóa Tây phương." Bên cạnh đó, Sir Edward Grey, bộ trưởng ngoại giao Anh, vào thời trước đệ I thế chiến đã đưa ra một lời cảnh cáo có tính cách tiên tri "Những ngọn đèn đã lịm tắt khắp Âu châu". Nhưng William Simon đã bổ túc: "Những ngọn đèn đã lịm tắt, không chỉ đơn thuần trên một lục địa, mà trên toàn thế giới."


Vào 1940, Winston Churchill cũng đã buồn bã than thở: "Văn minh Thiên Chúa giáo --- đã chết" (Christian civilization --- was dead). Văn minh của Tây phương đặt trên ba cột trụ chính: thần học, triết học và khoa học thì hai cột trụ để làm nên đời sống tinh thần và tâm linh là thần học và triết học đã suy vi tàn tạ trước sự phá hoại liên tục của tầng lớp trí thức vô thần để cổ súy và biện minh cho thứ văn hóa tương đối (cultural relativism) và sùng bái vật chất và thờ lạy bò vàng. Khắp nơi trên thế giới, tầng lớp trí thức bái vật này xưng tụng tán dương và khoác hào quang cho Darwin, Freud và Marx là những người coi tôn giáo và giáo hội là kẻ tử thù. Các sử gia gọi đây là "cơn khủng hoảng lương tâm của Âu châu" (la crise de la conscience Europeenne).


Khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào 1989, con người mới "tỉnh giấc mơ hoa" về "giấc mơ đại đồng" của Marx xây trên bãi cát; đồng thời cũng nhận ra luôn là chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa nhân bản phàm tục, chủ nghĩa cá nhân tự do buông thả vô độ cũng lộ nguyên hình là lầm đường lạc lối và cưu mang giá trị tự hủy của chính nó. Đứng trước những người trí thức vô thần đang loay hoay "biện minh lý giải cho sự thất bại thê thảm của cách mạng cộng sản, A. Solzhenitsyn đã nhắc họ: "Chủ nghĩa cộng sản không thể nào cải thiện được, chỉ có chết thôi (communism cannot improve -- only die).


Sau bức tường Bá Linh, Nga Sô và tất cả các quốc gia thuộc Liên Bang Sô Viết, và các nước Đông Âu đã đều trở về với văn minh Kito giáo của họ. Thủ tướng Balan tuyên bố: "Tôi là một Kito hữu, không phải cộng sản." Còn những người Đông Âu thì tuyên bố: "Trong quá khứ, chúng tôi chối bỏ Kito giáo, nhưng bây giờ thì quá rõ ràng, Kito giáo là câu trả lời cho tất cả vấn đề của chúng tôi (P. Robertson, p. 73). Từ ngày toàn khối Quốc Tế Cộng Sản sụp đổ, những cơn cuồng nộ và hí hửng của tầng lớp trí thức bái vật cũng xẹp xuống trước các thần tượng Darwin, Freud và Marx đang bị ngọn lửa của thời gian thiêu rụi. Nhưng Âu châu vẫn chưa ra khỏi cơn khủng hoảng lương tâm, và vẫn chưa tìm được ánh sáng ý thức về đạo lý và giá trị nhân bản.



TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐAU THƯƠNG TRONG LỊCH SỬ.


Những thần tượng cũ lừng lẫy của một thời, khi các khám phá của khoa học vừa bừng dậy -- nay đã tàn tạ tiêu vong trên đà đổi thay và tiến hóa; khi tiến trình Toàn Cầu Hóa đang trở thành đề tài nóng bỏng với những hoạt động và những cơ cấu Toàn Cầu Hóa vừa được thành lập để tất cả các quốc gia cùng nhau trao đổi, thảo luận, thương thảo. Đặc biệt là những chủ đề về dân số gia tăng, về môi sinh, về canh nông và thực phẩm, về kinh tế thị trường, về phát triển kinh tế, thương mại, tài chánh, về đầu tư, về trao đổi và phát triển khoa học và kỹ thuật, về trao đổi văn hóa, tôn giáo, luật pháp và chính trị.


Tiến trình Toàn Cầu Hóa cũng là tiến trình xây dựng Trật Tự Mới cho thế giới. Vì thế vấn để an ninh và hòa bình khu vực và hòa bình thế giới phải là nỗ lực chung của tất cả các quốc gia và của chung của gia đình nhân loại (global family). Tiến trình Toàn Cầu Hóa cũng là tiến trình Dân Chủ Hóa Toàn Cầu. Và văn hóa của thời đại Toàn Cầu Hóa đặt trên ba cột trụ chính:

- Tôn trọng nhân quyền
- Tự do dân chủ
- Công lý xã hội

Vì thế muốn tham gia và hợp tác vào việc xây dựng trật tự mới và tiến trình Toàn Cầu Hóa, tất cả các quốc gia phải tôn trọng nhân quyền. Xây dựng chính trị, xã hội và kinh tế trên tinh thần tự do và dân chủ để thực thi công bằng xã hội.


Đây là một tiến trình với những công trình vô cùng lớn lao, vô cùng phức tạp và vô cùng khó khăn cho tất cả các quốc gia. Thời đại Toàn Cầu Hóa là thời đại đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhân loại hy vọng muốn chấm dứt những hận thù xung đột giữa người và người, giữa quốc gia này và quốc gia khác, giữa chủng tộc này và chủng tộc khác, giữa giai cấp này và giai cấp khác; nhất là giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, và giữa nền văn minh này và nền văn minh khác để nhân loại bước vào hợp tác và xây dựng hòa bình. Vì thế, tất cả mọi tham vọng quyền lực độc đoán, tham vọng bành trướng lãnh thổ đất đai, tham vọng thống trị, tham vọng độc quyền chân lý và áp đặt, tham vọng tước đoạt quyền làm người và quyền sống của con người, tham vọng độc tôn, độc quyền, độc chiếm, tham lam và ích kỷ --- dù là chính trị, xã hội, kinh tế hay văn hóa thì đều đi ngược lại tinh thần Toàn Cầu Hóa và rốt cuộc trở thành những kẻ phá hoại trật tự mới của thế giới và là kẻ thù của con người.


Tinh thần văn hóa của thời đại Toàn Cầu Hóa không có chỗ đứng cho những đầu óc hẹp hòi, thiển cận, ích kỷ, vị kỷ, lợi kỷ, tham lam, đố kỵ, thành kiến bưng bít. Khi con người còn sống với tiểu tâm, tiểu trí, tiểu ngã thì nhìn đâu cũng chỉ thấy xung đột hận thù, nhìn đâu cũng thấy bất bình, bất mãn, mâu thuẫn và bất đồng. Khi có "tiểu" thì tất phải có "dị". Khi có "dị" tất phải có xung khắc, xung đột. Đó là cái vòng "oan gia nghiệp chướng" của chính con người. Con người chỉ có thể "đồng" được với nhau. Đó là đại đạo, đại tâm, đại trí, đại ngã, đại từ, đại bi, đại đức. Khi con người sống với nhau bằng cái "đại" --- bởi vì có "đại" thì mới có "đồng". Muốn thế phải thuận lòng trời. Muốn thực hiện "giấc mơ đại đồng" mà chỉ biết đề cao cái "tiểu dị" giữa người và người mà không biết rằng phải đề cao, xưng tụng, xiển dương và phát huy cái đại thì mới có "đại đồng" được. Giai cấp là cái "tiểu dị". Giết nhau vì cái "tiểu dị" thì đào đâu ra cái "đại đồng"? Đó là sự mê sảng của người cộng sản.


Đó là tất cả sự khác biệt sâu xa giữa hai con người TIỂU NGÃ và ĐẠI NGÃ trong lịch sử con người.


Con người, khi họ sống với tiểu ngã thì chắc chắn con người đó chỉ có tiểu tâm, tiểu trí. Đã tiểu tâm, tiểu trí thì dễ biến thành tiểu nhân. Nhân nào thì quả đó. Đó là sự thật quá đơn giản. Đã là tiểu nhân thì lòng dạ thường rất hẹp hòi và thiển cận. Lúc đó con người chỉ quan tâm tới riêng họ, vì thế họ thường biến thành những người qui kỷ, ích kỷ, vị kỷ và lợi kỷ; còn ai sống chết ra sao họ không màng tới. Khi đó mối tương giao giữa người và người để tạo thành đời sống xã hội hoàn toàn sụp đổ tan hoang.


Và xã hội con người đã biến thành một đấu trường hung hãn đầy bạo lực khi những con người lãnh đạo tôn giáo, văn hóa và chính trị cũng là những con người vị kỷ, vị ngã như bao người khác. Đã sống vị kỷ, vị ngã thì khó mà thoát được sự hẹp hòi và thiển cận trong suy tư và hành động trong đời sống xã hội. Sống như thế sẽ phá vỡ tương giao dù họ có khoác chiếc áo nào chăng nữa thì khi họ tiếp vật xử thế, bản chất hẹp hòi và thiển cận cũng đã tự tố cáo về cái vóc dáng tiểu nhân, tiểu tâm, tiểu trí và tiểu ngã của họ.


Sự sụp đổ tan hoang của khối Quốc Tế Cộng Sản đã cho thấy 27 quốc gia trong khối QTCS, họ đã bỏ ra gần một thế kỷ và bắt hơn 2 tỉ con người đứng lên xây những căn nhà trên những bãi cát. Chưa xây xong thì sụp đổ để gây ra bao thảm họa chồng chất cho con người và đời sống của quốc gia trên thế giới; cũng như để lại những hậu quả lịch sử vô cùng tai hại cho văn minh nhân loại. Tất cả những suy tư, hành động hay tiếp vật xử thế của hàng ngũ cộng sản là gì, là réo gọi hận thù, réo gọi bạo lực, gieo bao thống khổ tràn lan dưới mặt đất cho con người. Họ chỉ nghĩ đến họ đến giai cấp của họ và nghĩ đến đảng của họ. Họ không cần biết đến bất cứ ai ngoài họ. Đó là sự thật. Tại sao đi làm cách mạng để hô hào giải phóng mà lại qui kỷ, ích kỷ, vị kỷ và lợi kỷ như thế? Tại sao lại đề cao giai cấp, đề cao "cái tiểu dị" giữa người và người mà chẳng một ai để ý đến, hay chẳng một ai biết cái gì làm nên cái "đại đồng" giữa người và người? Nhận thức và hiểu biết của người CS thì hẹp hòi và thiển cận như thế. Là tiểu tâm, tiểu trí, tiểu ngã hay đại tâm, đại trí, và đại ngã? Hành động thì bẩn thỉu, bần tiện chưa từng thấy. Cái gì cũng vơ vét, nhặt nhạnh cho riêng mình để cho bao triệu người khác đói khát kinh hoàng mà lòng thì trơ trơ như gỗ đá.


Người ta đã nói nhiều đến các hiện tượng cộng sản, nhưng không có mấy ai nhình rõ mặt và tâm can của những con người đó, xem họ là cái gì, và họ là ai. Người tiểu nhân và người quân tử khác nhau không bởi lời nói, mà bởi những hành động khi con người tiếp vật xử thế. Người quân tử chỉ nghĩ đến lợi cho người, còn tiểu nhân thì chỉ đến mình. Người CS là người quân tử hay chỉ là phường tiểu nhân? Muốn biết thì cứ nhìn và nhớ lại những việc họ làm trong tiến trình làm cách mạng của họ thì sẽ thấy. Đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo, có phải họ chỉ là những kẻ tham lam vô độ, ích kỷ, qui kỷ, vị kỷ và lợi kỷ vô độ, độc ác bạo tàn vô độ, trí trá gạt gẫm vô độ, bẩn thỉu và bần tiện vô độ không? Đó là những kẻ thù và những kẻ phá hoại đạo đức và nhân cách xã hội của con người.


Thế giới của chúng ta, xã hội, cộng đồng và quốc gia của chúng ta được hướng dẫn và điều động bởi những con người như thế đó. Một thế giới chỉ thấy sự hẹp hòi và thiển cận, chỉ thấy toàn là thứ phá hoại -- phá hoại chính bản thân mình và phá hoại người khác. Tất cả những căn nhà sụp đổ trên những đống cát đã tự tố cáo về sự thật buồn bã đó nơi hàng ngũ CS.


Nhất định chúng ta phải tìm hiểu con người, phải tự tìm hiểu chính mình trước khi tìm hiểu việc làm của họ. Chúng ta phải có khả năng nhìn thật kỹ vào lòng dạ sâu thẳm của con người để nhìn cho thật rõ đâu là con người tiểu ngã, tiểu tâm, tiểu trí và đâu là con người ĐẠI NGÃ, ĐẠI TÂM và ĐẠI TRÍ.


Bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại Toàn Cầu Hóa để hy vọng được sống trong một THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG --- một thế giới mà giá trị nhân bản chân chính của tất cả mọi người được tôn trọng. Nhất là quyền sống, quyền làm người và quyền tự do phải được luật pháp bảo vệ trên tất cả mọi quốc gia. Giá trị nhân bản của con người đều cao quý biết bao nếu nó được dìu dắt giáo hóa và phát triển trên một đường hướng chân chính của chính đạo. Nhưng từ bao thế hỷ qua, phẩm giá, phẩm tính và phẩm hạnh của con người luôn luôn bị chà đạp, hiếp đáp và phỉ báng thóa mạ khắp mọi nơi, và trong tất cả các thời đại. Tiếng nói được cất lên để bênh vực cho giá trị con người chỉ thấy trong kinh điển và giáo lý các tôn giáo; ngoài ra con người đã bỏ quên con người, hay đã bất lực trước bao nỗi trầm luân của đồng loại và của chính mình và luôn luôn là nạn nhân của cường quyền và bạo lực. Họ chỉ là thiểu số rất nhỏ nhoi.


Trong thời đại Toàn Cầu Hóa, tiếng nói để bênh vực và tranh đấu cho giá trị con người đã được Hoa Kỳ dõng dạc cất lên liên tục suốt thế kỷ XX, thế kỷ đau thương nhất của nhân loại với bao cuộc chiến tranh rùng rợn để con người tàn hại và hủy diệt lẫn nhau. Những lời bênh vực ấy, cuối cùng đã được hệ thống hóa và cơ cấu hóa bằng các tổ chức quốc tế để buộc các quốc gia phải tôn trọng quyền sống và những quyền tự do căn bản của con người. Chính Hoa Kỳ, với tinh thần Thánh Kinh, chính là những người cha khai sinh ra dòng văn hóa của Toàn Cầu Hóa. Không hiểu được Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước làm sao hiểu được văn hóa Toàn Cầu Hóa?


Tiến trình Toàn Cầu Hóa cũng là tiến trình Địa Phương Hóa (Globalization and Localization). Văn hóa toàn cầu với nội dung: tôn trọng nhân quyền, Tinh thần tự do dân chủ, và tinh thần tôn trọng công lý xã hội cần được thuyết trình, rao giảng tại các quốc gia địa phương. Trong lúc ấy, các quốc gia địa phương sẽ đem những nét đặc thù của nền văn hóa của riêng mình mà đóng góp cho dòng văn hóa Toàn Cầu Hóa để cùng nhau làm phong phú hóa nền văn minh chân chính của gia đình nhân loại vào thiên niên kỷ thứ III này. Văn hóa của Toàn Cầu Hóa là tinh thần của những người Kito giáo chân chính tại Âu châu, tại Hoa Kỳ và Anh quốc đã xây nên từ gần 5 thế kỷ nay, kể từ ngày có cuộc Cải Cách Tôn Giáo (reformation 1517-2008) tại Âu châu.


Hầu như tất cả những người cộng sản đã không hiểu hay hiểu hoàn toàn sai lạc về Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialism) xuất phát từ Thánh Kinh. Muốn xây dựng XHCN thì chắc chắn phải có con người xã hội. Vậy con người xã hội là gì? Phải chăng con người xã hội là một mẫu người lý tưởng, một con người vô ngã, vô kỷ, vô cầu để hy sinh đời sống riêng tư cho đời sống của nhân quần xã hội và tha nhân. Một con người luôn luôn hướng về tha nhân, ưu tư tới tha nhân, sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự sống và niềm đau hay hạnh phúc của tha nhân. Một con người xã hội phải có nhân cách xã hội, đạo đức xã hội, phẩm chất xã hội, phẩm tính xã hội và phẩm hạnh xã hội. Muốn có đặc tính của một con người xã hội thì phải luôn luôn hướng THƯỢNG và hướng THA. Một con người xã hội chân chính là con người có ĐẠO LÝ. Một con người xã hội (Social Being) chắc chắn phải là người sống --- trên thì thuận với lòng Trời. dưới hợp với lòng người. Một con người xã hội là một con người hoàn toàn lý tưởng, trong sạch, thánh thiện đầy lòng nhân từ và bao dung độ lượng. Đó là mẫu người mà các thánh Tông Đồ và tất cả các chính giáo (the True Way of Creator), và tất cả các nền văn minh, văn hóa chân chính của tất cả nhân loại đều muốn nhắm tới để xây dựng cho xã hội con người từ bào ngàn năm qua. Chống đạo lý thì tìm đâu ra con người hy sinh cho xã hội?


Bởi vì nếu xã hội con người may mắn có được những con người thực sự hiểu con người là gì, và hiểu đời sống của con người ra sao thì hạnh phúc biết bao! Không có đạo lý, con người không thể có sự minh triết đó. Mỗi người sinh ra là một con người (human being), nhưng họ sinh để sống với người khác, nên con người cũng là một sinh vật xã hội (social being). Đời sống con người là mối tương giao giữa người và người (human relationship). Không có tương giao không có đời sống xã hội. Vì thế ý thức nhân bản là ý thức về chính mình, về sự sống của mình trong mối tương giao và tương quan với người khác. Đó là ý thức xã hội. Ý thức xã hội là gì, phải chăng hiểu được sự sống của chính mình và hiểu được sự sống của người khác. Tôn trọng sự sống của mình và tôn trọng sự sống của người khác. Mình ưu tư tới hạnh phúc của mình và đồng thời cũng ưu tư tới hạnh phúc của người khác nữa. Đó là ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI.


Như vậy ý thức nhân bản phải đi song song với ý thức xã hội (human consciousness and social consciousness). Thánh Kinh và các chính giáo đã đưa ra LUẬT VÀNG (Golden Rule) thật đơn giản cho ý thức xã hội của con người: "Hãy làm tất cả những gì cho người khác -- nếu mình muốn người khác làm cho mình.""Đừng làm cho người khác những gì mà mình không muốn người khác làm cho mình." Đó là luật lớn nhất trong Thánh Kinh bắt buộc các tín hữu phải tuân theo.


Tất cả những kinh nghiệm chồng chất những đau thương con người, cho quốc gia và cho thế giới đổ vỡ và mất mát này đã và đang thách đố với lương tâm của chúng ta. Bài học của hàng ngũ cộng sản để lại cho con người quá sâu dày và quá đắt giá -- bởi vì nó đã tạo ra, không chỉ những đổ vỡ mất mát ê chề trên tất cả mọi phương diện trong cuộc sống mà còn tiêu hủy toàn bộ ý thức chân chính của con người về chính con người và về cuộc sống. Tuy nhiên, thử thách luôn luôn mở ra những cơ hội lớn lao để giúp con người phải học cho xong bài học nhiều máu và nước mắt này; nhất là phải tìm cho ra và nắm cho được những giá trị tiến hóa của mỗi thời đại. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa "tiến bộ" và "tiến hóa".


Rõ ràng là văn minh vật chất, văn minh cơ khí và văn minh khoa học đã giúp cho nhân loại "tiến bộ" (progress) rất nhiều, nhưng "tiến hóa" (evolution) thì không đáng là bao. Giá trị tiến hóa chỉ có khi ý thức con người đã thăng hoa, và cuộc sống đã có sự chín chắn trưởng thành về đời sống tinh thần -- để "cùng trời đất ba ngôi sánh". Tất cả chủ trương vô thần đều là kẻ thù của sự tiến hóa và tất cả chủ trương bái vật và thờ bò vàng đều cản bước cho con đường tiến hóa của văn minh tinh thần nhân loại. Tất cả những ai chủ trương sống qui kỷ, ích kỷ, lợi kỷ đều là những kẻ tự hủy chính mình, và là những kẻ phá hoại các mối giao du hỗ tương với người khác và cuối cùng phá hủy luôn đời sống xã hội. Đó là tất cả lý do đủ để giải thích tại sao hàng ngũ QTCS đã xây những căn nhà trên các bãi cát.


Sự xôi hỏng bỏng không của cộng sản đã quá đủ để chúng ta đừng đi vào vết xe đổ nhục nhã đó nữa. Muốn đi xây dựng đời sống xã hội thì phải có ý thức sâu xa về con người, tức là Ý THỨC NHÂN BẢN và Ý THỨC XÃ HỘI . Toàn bộ CNCS và CMCS hoàn toàn thiếu vắng Ý THỨC NHÂN BẢN và Ý THỨC XÃ HỘI. Vì hoàn toàn vô ý thức về nhân bản nên mới đề cao "giai cấp" và réo gọi hận thù giai cấp. Và vì hoàn toàn vô ý thức về xã hội -- nên thay vì "cách mạng" tạo ra những con người vô vị ngã, vô vị kỷ và vô cầu thì "cách mạng" chỉ sản sinh được những con người vị ngã, vị kỷ và gian tham vô độ, không chỉ gian tham vô độ về quyền lợi về của cải vật chất, mà con gian tham vô độ về quyền lực, quyền hành, quyền bính, quyền uy, quyền thế và quyền thuật. Không có gì mà đảng không nhặt nhạnh, bòn rút của xã hội.


Nếu bảo rằng Marx và những lãnh tụ cộng sản có Ý THỨC NHÂN BẢN và Ý THỨC XÃ HỘI thật thì họ sẽ xây nên một chính quyền "của dân, do dân và vì dân" như bao quốc gia khác. Nhưng trên thực tế, 27 chính quyền đã lập lên khắp nơi trên thế giới và tất cả đều là "chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng". Vì thế cách mạng CS không phải là làm cách mạng để xây dựng con người và xã hội, mà làm cách mạng để phá hoại con người và phá hoại xã hội -- phá hoại liên tục, phá hoại triệt để và phá hoại toàn diện trên 27 quốc gia trên khắp thế giới.


Đó là một thực tế, thực tại và thực trạng mà ngày nay những con người Toàn Cầu Hóa phải đối mặt.


Trên hoang tàn và đổ nát não nề hôm nay mà những người CS đang và sẽ để lại cho thế hệ này không đơn giản như người ta nghĩ. Thảm họa đổ tràn trên đầu con người và đổ tràn trong đời sống xã hội của chúng ta bắt nguồn từ đâu thì phải tìm cách giải quyết ngay từ nguồn cội đó. Thảm họa đổ tràn trên đầu con người mà xuất phát điểm của nó chính là những CON NGƯỜI (men) thì chúng ta phải đề cao cảnh giác -- đề cao cảnh giác liên tục đối với CON NGƯỜI.


Chúng ta -- tất cả chúng ta, phần đông đều đã là những nạn nhân thê thảm của CON NGƯỜI. Gần như hầu hết chúng ta phải thường xuyên nhìn thấy "người là chó sói của người", "người là kẻ thù của người", "người đã tạo ra địa ngục cho người", "người đi gieo tai vạ cho người", và "người làm tình làm tội người".


Như Lai thường nhắc nhở con người: "Đời là bể khổ và kiếp người là kiếp trầm luân."

Ai đã tạo ra bể khổ?

Ai đã xô tôi vào kiếp trầm luân?

Ai -- ai đó, hay vẫn chỉ là NGƯỜI?


Trong tột cùng của khổ đau, trong tột cùng của đắng cay tủi nhục, và trong tột cùng của đổ vỡ và mất mát não nề, con người có nghe thấy TIẾNG KÊU BI THƯƠNG TRẦM THỐNG CỦA ĐỒNG LOẠI vừa cất lên trên bi kịch nhân sinh?

Ai đưa tôi đến chốn này

Bên kia bể khổ, bên này trầm luân.

Con người tạo ra bi kịch nhân sinh và con người cũng là nạn nhân của bi kịch nhân sinh ấy. Tại sao con người không tự trách mình; mà lại đi oán trời trách đất là nghĩa lý gì? Người quân tử Đông phương thì ngược lại: Thượng bất oán Thiên, hạ bất vu nhân. Nên thay vì oán trời, trách người, họ thường tự vấn và tự trách chính mình. Vì thế họ thường thoát khỏi bi kịch nhân sinh não nề như nhân thế -- để:

Nợ tang bồng trăng trắng vô tay reo. (Nguyễn Công Trứ)

hay:

Ta cùng trời đất ba ngôi sánh. (Trần Cao Vân)

Ý NGHĨA SÂU THẲM VỀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÂY NHO TRONG TIẾN TRÌNH THẮP SÁNG LẠI NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM CỦA CON NGƯỜI

Sự thất bại và sụp đổ của CMCS cho người ta thấy là họ đã xây toàn những ngồi nhà trên cát. Khi bão tố kéo tới và khi những trận mưa trút nước xuống từ trời cao, tất cả các căn nhà đều chưa xây xong thì sụp đổ. Nhất định những con người vào thời đại hậu cộng sản phải có đủ sự hiểu biết (understanding), đủ kiến thức (knowledge) và đủ minh triết (wisdom) để xây những căn nhà trên đá.


Trong lịch sử con người từ 6000 năm qua đang lưu giữ lại toàn những bài học thực tế. Phần đông con người đều đã đi xây dựng những căn nhà trên bãi cát. Tuy nhiên vẫn có những con người từ Đông qua Tây xây những căn nhà cho sự sống và những căn nhà văn minh của dân tộc họ trên những viên đá thật kiên cố và vững chắc. Trong những xây dựng tốt đẹp và trường cửu đó có những dòng ĐẠO LÝ và có những CHÍNH GIÁO đều đã trải qua bao ngàn năm bão tố và bao ngàn năm với những cơn mưa từ trời cáo trút nước xuống như thác đổ, từ thời đại này qua thời đại khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, và từ ngàn năm này qua ngàn năm khác, nhưng tất cả vẫn thi gan cùng tuế nguyệt trước mọi khó khăn trở ngại, trước mọi thử thách khốc liệt phũ phàng, và ngay cả trước những cái chết muôn vàn đắng cay.


Những bãi cát đó, và những viên đá đó mang biểu tượng về NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ trên quả đất này. Vì thế Chúa Jesus mới nói Phê Rô (Peter): "Này con là đá, trên viên đá này Ta xây Giáo Hội." (Matt. 16:18, 19). Con người đã trở thành ĐÁ khi họ sống gắn bó nồng nàn, khắng khít với luật lệ thiên nhiên và siêu nhiên ấy đều phản ảnh từ những lời, những chữ và những huấn lệnh từ trời cao và biến thành kinh điển của các chính giáo đưa đến cho nhân loại.


Xác thân con người thường rất mong manh và yếu đuối. Vì thế muốn có sức mạnh chống đỡ mọi gian lao thử thách và vượt thoát được bể khổ và bể trầm luân thì con người phải nương tựa và trông chờ hoàn toàn vào sức mạnh tinh thần trong đời sống tâm linh và tất cả sức mạnh tinh thần và đời sống tâm linh của con người đều đến từ trời cao, đều từ thần khí, linh khí hay khí hạo nhiên của vũ trụ thiên nhiên và siêu nhiên mà có. Những người vô thần và những người cộng sản chối bỏ mọi giá trị tinh thần trong đời sống tâm linh của con người và chỉ tin tưởng, nương tựa vào xác thân mong manh và vô cùng yếu đuối của họ. Tất cả những người cộng sản đều gục ngã nhẹ nhàng trước sự cám dỗ (temptations) của thế giới vật chất vô thường. Tất cả danh lợi của cải vật chất, quyền uy, quyền hành, quyền lực hay quyền thế, không có gì là trường cửu cả. Những người cộng sản đều là nạn nhân của sự ảo hóa. Họ đi xây những căn nhà trên cát. Bởi vì họ xây dựng lên những căn nhà trên tất cả những giá trị vô thường, đó là những gì chợt đến chợt đi, chợt còn, chợt mất như những đám mây. Tất cả đều quá mong manh, và đều quá yếu đuối -- bởi vì con người không thể và không bao giờ có thể chỉ là thuần túy vật chất (materialistic absolute) được. Tất cả xác thân thuần túy của con người chỉ là hạt cát hay cát bụi mà thôi.


Đi xây dựng cách mạng mà lại xây trên cát bụi như thế thì làm sao không sụp đổ? Nhiều người đã nói đến "ảo tưởng cách mạng" của cộng sản, và ảo tưởng đó đã lộ nguyên hình trên những căn nhà xây trên cát bụi. Những người cộng sản không chỉ xây những căn nhà trên cát bụi; mà còn xây trên máu xương của đồng loại không biết bao nhiêu mà kể. Tội lỗi và tội ác của họ cũng chồng chất lớn lao như ảo tưởng của họ. Hàng ngũ cộng sản đã đi ngược lại TRẬT TỰ THIÊN NHIÊN VÀ SIÊU NHIÊN TRONG TRỜI ĐẤT ; và đồng thời là kẻ thù của LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI. Trời đất có đạo lý của trời đất. Con người có ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI , tức là TÂM ĐẠO (Divine Conscience). Con người có thể không theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, nhưng không thể không có ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI và TÂM ĐẠO được. Con người sẽ cao quý và khả kính biết bao nếu họ là một người có CHÂN TÂM, THIỆN TÂM, CHÍNH TÂM, hay BỒ TÁT TÂM.


Khi con người đã không có TÂM ĐẠO, hay đã đánh mất chân tâm hay thiện tâm thì họ chỉ là cát bụi đơn thuần. Mất chân tâm, con người dễ trở thành phi nhân hẹp hòi, thiển cận, vị kỷ, vị ngã, gian tham và độc ác phũ phàng với con người. Và vì thế, những người cộng sản khắp nơi đã trở thành tà thù của con người, chó sói của người, địa ngục của người, thảm họa của người và là tai vạ của người. Trong thế giới cộng sản, con người phải than khóc: "Ai đưa tôi đến chốn này? Bên kia bể khổ, bên này trầm luân." -- cũng là điều tự nhiên phải có.


Khi những ngọn đèn lương tâm của con người đã tắt, sự nguy khốn không chỉ đến với chính họ; mà còn nguy khốn cho cả đời sống xã hội, và nguy khốn cho cả văn minh của con người. Vì thế, trên tiến trình Toàn Cầu Hóa và xây dựng lại Trật Tự Mới của thế giới, nhu cầu cấp thiết của thời đại là PHỤC HƯNG LẠI NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM CỦA MỖI CON NGƯỜI. Và những ngọn đèn đó chính là Đời Sống Tâm Linh của mỗi con người. Trật Tự Mới của thế giới phải đặt trên những nền móng căn bản của luật lệ thiên nhiên và những luật lệ đã khắc ghi trong lương tâm của con người. Từ đó mới đưa đến Thiên - Nhân hợp nhất.

Có Trời mà cũng có ta,
Đồng tâm như thế mới là đồng tâm.


Phan Bội Châu


Theo tinh thần của luật thiên nhiên (natural law), tức tinh thần dịch lý Đông phương thì quốc chi bản tại gia. Gia chi bản tại thân. Và thân chi bản tại TÂM. Nền móng quốc gia đặt trên gia đình. Nền móng gia đình đặt trên tâm -- thân của mỗi người. Vì thế Phu Tử mới đặt ra tiến trình tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân tức là tu TÂM ĐẠO của mỗi người. Tâm đạo là gốc của con người, nhưng tâm đạo cũng là gốc của gia đình, gốc của quốc gia và gốc của cả thế giới, thế gian và thế nhân này.



TÂM ĐẠO CŨNG LÀ GỐC CỦA TẤT CẢ CÁC CHÍNH GIÁO HAY TÔN GIÁO.


Trời đất vũ trụ thiên nhiên và thế giới con người hỗn loạn, vì sao? Vì tâm của con người bất đồng thanh và bất tương ứng với trời đất thiên nhiên. Trong xã hội hay thế giới con người với nhau cũng không còn trật tự nữa -- bởi vì trong đó người người sống với nhau bất hòa, nhà nhà sống với nhau bất hòa. Vì thế mà quốc gia dân tộc suy vong, thế giới điêu tàn đổ vỡ vì con người đã đánh mất chân tâm, thiện tâm của họ. Thiên lý tại nhân tâm nên con người giữ được chân tâm thì trời - đất - người chỉ là MỘT. Vì thế trong "Nhan Tập Trai, Vương Thuyền Sơn có ghi lại như sau:


"Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Vương, Chu Công và Khổng Tử đều là những bậc hiền triết nhận ra Thiên Đạo, mà đem đi để dậy thiên hạ, dùng cái lẽ biến hóa trong vũ trụ thiên nhiên mà dậy con người cái Nhân Đạo ở đời. Tới đời Ngũ Bá, Nhân Đạo thành giả dối vì cái Thiên Đạo giả dối. Đời Đường, đời Hán theo Thiên Đạo của cổ nhân được một phần để tạo ra danh đời. Đời Tống, đời Tấn thì cầu an, do đạo Phật chủ trương đều hư không, còn đạo Lão thì chủ trương vô vi. Chu Đôn Hi, hai anh em họ Trình, Chu Hi, Thiện Khang Tiết thì tĩnh tọa làm cái việc suông là nói và viết, hết thẩy đều bất động, nên nhân tài không có. Thiên Đạo của cổ nhân tàn tạ từ đó. (Trích Nguyễn Hiến Lê, trang 294).


Từ Đông phương nhìn về Tây phương, phần đông con người vẫn sống xa lạ với TÂM ĐẠO của con người và xa lạ với Thiên Đạo trong vũ trụ thiên nhiên. Vì vậy, tiến trình Toàn Cầu Hóa phải là tiến trình để Âu châu bước vào giai đoạn PHỤC HƯNG TÂM ĐẠO (Renaissance of Divine Human Conscience) mà trong Thánh Kinh của Cựu Ước, đặc biệt là Tân Ước đã nói rất nhiều và nói rất rõ trong Phúc Âm để cứu lấy mình, cứu vãn nền văn minh Kito giáo và cứu toàn bộ nền văn minh tinh thần của thế giới như Arnold Toynbee đã từng khuyên:


Không có con đường TÂM ĐẠO đó, con người không bao giờ có thể bước vào VƯƠNG QUỐC của Thiên Chúa được. Bởi vì Vương Quốc của Thiên Chúa là Vương Quốc tâm linh (the spiritual kingdom). Và quyền năng của Chúa Jesus là quyền năng linh khí hay thần khí trong vũ trụ (Rebazar Tarzs), và ánh sáng của thế gian. Vì thế Chúa mới nói với các tông đồ: "Tất cả quyền hành trên Trời và dưới mặt đất đã đưa lại cho Ta. Vì vậy hãy đi để thuyết minh rao giảng cho tất cả các quốc gia, hãy thanh tẩy thánh hóa họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và giảng dậy cho họ. Hãy tuân theo tất cả những gì Ta đã nói với các con, và Ta sẽ luôn luôn ở với các con cho đến ngày tận thế (Matt 28: 18-20).


Đạo lý đó, chân lý đó và sự sống đó đã đêm đến sự sống không chỉ cho con người, mà cho tất cả loài vật và muôn sinh và cho cả cỏ cây hoa lá khắp vũ trụ thiên nhiên. Bởi vì chính Chúa Jesus đã nói với các môn đệ: "Ta là Đạo, là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Ga. 13:6).


Phải chăng cây nho chính là "cây của sự sống" (the tree of life) trong Vườn Địa Đàng thủa xưa, khi Adam và Eve chưa ăn trái cấm để phạm tội? Ở trong Vườn Địa Đàng ấy có cây của sự sống mà Chúa Jesus đã giảng giải cho các môn đệ rằng: "Ta là cây nho, Cha Ta là người trồng nho, và các con là những cành nho. Cành phải gắn liền với cây mới sống được và mới sinh hoa kết trái được. Khi cành tách khỏi cây thì không còn sự sống nữa, nó sẽ khô héo tàn tạ. Ta ở trong Cha Ta, Cha Ta ở trong Ta, và các con hãy ở trong Ta, Ta ở trong các con. (Ga. 15: 1-6)


Trên thực tế của lịch sử, Adam - Eve đã phạm tội và khi ấy mối tương quan thắm thiết giữa con người và Thiên Chúa đã sụp đổ. Con người đã bị tách khỏi sự sống muôn đời. Đúng như những cành nho đã bị đứt lìa khỏi cây nho. Vì thế cây nho đúng là biểu tượng rõ nét nhất về sự cộng thông và hòa đồng hợp nhất giữa con người và đấng


Tạo Hóa -- người Cha chung của tất cả nhân loại.


Vì những hậu quả phạm tội đó, Chúa Jesus đã giáng thế để làm trung gian nối lại giữa con người và Thiên Chúa của họ để đưa con người trở lại Vương Quốc thủa xưa của con người khi con người chưa phạm tội -- đó là Vương Quốc Tinh Thần của Thiên Chúa.


"Hãy ăn thịt và uống máu Ta" đã không được nhìn như một biểu tượng của Đạo Lý, Sự Thật và Sự Sống trong Vương Quốc Tâm Linh của Thiên Chúa. Máu Tân Ước đã đổ ra, đó là những giọt máu nói về sự sống vĩnh cửu, không phải những giọt máu hữu hình hữu hạn như con người thường nghĩ.


Vì tất cả ý nghĩa sâu thẳm đó, mới có phép rửa tội, thánh tẩy và thánh hóa tội lỗi để TÂM con người trở nên trong sạch, thánh thiện và vô tì vết. Và Bài Giảng Trên Núi đúng là Hiến Chương mà Thiên Chúa đã ký Giao Ước (Covenant) với nhân loại. Và Bài Giảng Trên Núi đúng là con đường BÁT CHÁNH ĐẠO CỦA KITO GIÁO. Bởi vì đó là con đường đã mở ra và chiếu ánh sáng của Thiên Chúa vào đời sống nội tâm (inward life) của con người để giúp con người mới có thể bước vào Vương Quốc của Thiên Chúa và trở thành ánh sáng và muối cho đời được.


"Blessed are the poor spirit"
"For theirs is the kingdom of heaven"


- Phúc cho người có tâm thanh bạch
- Vì tâm thanh bạch ấy là nước trời. (Matt. 5:3)

"Blessed are the pure in heart
"For they will see God."

- Phúc cho người có tâm trinh bạch vô tì vết

- Vì họ sẽ nhìn thấy được Thiên Chúa. (Matt. 5:8)


Vì thế, ĐỜI SỐNG TÂM LINH LÀ CỐT TỦY CỦA TINH THẦN PHÚC ÂM (E. Clinton Garner, p. 75).


Và Bài Giảng Trên Núi đã khai mở một lộ trình để giúp con người tự giải phóng bản thân mình khỏi thế giới đầy tội lỗi và lầm lạc, nhất là thoát khỏi 7 điều mà Thiên Chúa ghét nhất nơi con người:


1 - Tự kiêu và tự mãn
2 - Miệng lưỡi hay nói lời trí trá điêu ngoa
3 - Những bàn tay thì chỉ muốn làm đổ máu người vô tội
4 - Tâm chứa chấp đầy dục vọng xấu xa đen tối.
5 - Chân thích bước đi vào chốn tội lỗi
6 - Hay làm chứng gian dối để hại người
7 - Tìm cách gieo sự bất hòa giữa anh em.

(Willmington, p. 90)

Tất cả con người đã sinh ra trong tự do và bình đẳng và Chúa cũng cho con người ý chí tự do (free will) để tự do sống và tự do lựa chọn: "Ta đưa đến cho các ngươi sự sống và sự chết, lời chúc lành và lời chúc dữ. Vì vậy hãy lựa chọn sự sống, ngõ hầu các ngươi và con cháu các ngươi có thể tìm được sự sống. (Dent. 30:19).


Sự sống trong bảy tội lỗi trên là sự sống vị kỷ, vị ngã, vị danh, vị lợi của những con người tiểu ngã, tiểu tâm và tiểu trí. Đó là sự sống của những cành nho đã tách khỏi cây nho. Sự sống ấy đã mất hết nhựa sống, sống yếu đuối vật vờ, giới hạn nên dễ và rất mau chóng tàn tạ héo úa như cành nho khô. Sự khô héo đó chính là sự khô héo tàn tạ đời sống tâm linh và tinh thần của con người. Bài Giảng Trên Núi là tiến trình giúp con người hồi phục lại đời sống nội tâm để trở về sống lại trên CÂY CỦA SỰ SỐNG (the tree of life). Từ sự sống thiêng liêng sung mãn, sâu thẳm và tràn đầy nhựa sống của CÂY SỰ SỐNG do bàn tay Thiên Chúa trồng xuống, con người đã tìm lại được chân ngã (true self) trên CÂY SỰ SỐNG ấy. Chính sự sống ấy tỏa ra ánh sáng, tình yêu thương, đạo đức và công lý. Bởi vì cây nào thì quả ấy. Lúc đó con người là ánh sáng và muối cho đời sống anh em. Chính sự sống con người đã VINH DANH THIÊN CHÚA bằng ngọn ĐÈN TÂM LINH của họ. Không có đời sống tâm linh ấy, con người rất dễ dàng sa ngã, rất yếu đuối, dễ làm lạc và sẽ ngã gục nhẹ nhàng vào 7 điều mà Thiên Chúa ghét nhất nơi đời sống của con người.


Không có ánh sáng, không có tình thương yêu, không có đạo đức và không có công lý -- con chiên Thiên Chúa lấy gì để vinh danh Thiên Chúa? Vì thế các nhà Đạo Học Đông Phương cũng có nói: "Người làm sáng Đạo, Đạo không làm sáng con người." Và các nhà hiền triết thường nói về "nguyên khí", "Thiên khí", "Thần khí", "linh khí", "hạo nhiên khí", hay "Thần khí" lưu hành khắp trong trời đất, vũ trụ. Các Nho gia đều cho rằng, Thiên - Địa - Nhân đồng nhất thể. Con người phải theo đúng qui luật của vũ trụ để hòa đồng với vũ trụ thiên nhiên và siêu nhiên. Trung là cái gốc của mọi sự vật, hòa là cái diệu dụng của Đạo. Trung hòa là cái luật thiên nhiên đem đến sự quân bình cho vũ trụ, từ trời đất đến vạn vật và con người. Muốn hòa đồng với vũ trụ thì con người phải TU TÂM DƯỠNG TÍNH thì mới bảo vệ được chân tâm và Thiên tính để tìm kiếm sự sống của Thần khí trong vũ trụ làm sự sống của chính mình.


ĐÓ CŨNG LÀ CÂY CỦA SỰ SỐNG mà Chúa Jesus đã đề cập đến khi nói về cây nho.


Phật giáo cũng nói về CÂY CỦA SỰ SỐNG ấy bằng ngôn ngữ khác của Ấn Độ -- bởi vì theo Phật giáo thì có tứ đạo: Thiện Đạo, Trung Đạo, Chân Đạo, Chánh Đạo thì đều hợp với CHÂN LÝ. Vì thế xưa Như Lai đã nói: "Này các Tỳ Kheo, Ta sẽ dậy cho các người cái vô vi (không tạo túc) ... chân lý... bỉ ngạn, tức bờ bên kia là bờ đại giác... cái khó thấy... cái bất hoại... cái trường cửu... cái không biến dịch... cái bất tử... cái hiệu thiên... cái thanh tịnh... hòn đảo...


Đức Phật cho rằng, đi vào thanh văn và chánh kiến là trực đạo. Muốn thế, Như Lai khuyên con người: "Ở đâu có khổ căn đã khởi được diệt tận gốc. Không có dư tàn? Này các Tỳ Kheo, hoàn toàn lý dục, ly bất thiện pháp. Từ đó mới đưa con người vào Bát Chánh Đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm và chính định. Vì thế, Phật giáo chú trọng vào TÂM ĐẠO để nhờ đó con người tìm lại được chân tâm và chân ngã để sống với ánh sáng giác ngộ, tức hòa đồng với chân lý tối thượng, duy nhất.


Tất cả các chính giáo đều qui về với CÂY CỦA SỰ SỐNG, và tất cả các giáo lý và kinh điển đều là giới luật và Thiên luật hay luật thiên nhiên và siêu nhiên (divine law, natural law and supernatural law).


Tiến trình tìm lại để được sống trên CÂY CỦA SỰ SỐNG gồm có ba bước chính yếu:

- Qui tâm Hướng nội
- Hướng Thượng
- Và Hướng tha.

Không qui tâm hướng nội để tu TÂM ĐẠO, con người không thể gặp gỡ, và hòa đồng với đấng Tạo Hóa được. Không hòa đồng hợp nhất được với đấng Tạo Hóa, con người sẽ không có ánh sáng, không có tình yêu thương, không có đạo đức và không có công lý để hướng về tha nhân. Đạo sử Rebazar Tarzs dậy rằng, cuộc chiến đấu vĩ đại nhất của con người là vượt qua cái tiểu ngã để tìm về với đại ngã. Mình tìm về với chính mình. Muốn thế tâm phải thanh tẩy thánh hóa để cho ánh sáng và tình yêu trở về. Hãy tự khai mở quyền lực tâm linh và nguồn lực tâm linh khởi đi từ nội tâm đi ra ngoài không gian, tiếp cận với người khác để hòa đồng với nhau. Ông cho rằng: "Tất cả các bậc giáo chủ đều dậy Ta về quyền năng của vũ trụ, và Chúa Jesus là một tên gọi khác của quyền năng vũ trụ đó. Rebazar Tarzs năm nay đã 400 tuổi mà vẫn trẻ như một trung niên. Ông là một đạo sư Tây Tạng; sống trên Hy Mã Lạp Sơn chỉ hít khí trời để sống.


Với con mắt tâm linh (spiritual eye) hay còn gọi là Thiên nhãn, như Cao Đài giáo, con người tự nhìn vào tâm hồn mình -- đó là bước đi đầu tiên đến với Chúa. Rebazar Tarzs đã nhắc con người lời nói của Chúa Jesus: "Các con là ánh sáng thế gian, là tình yêu. Hãy đưa đến thế giới ánh sáng và tình yêu để anh em sống hạnh phúc bên nhau.


Sau chót, muốn có ánh sáng và tình yêu để sống hạnh phúc bên nhau, con người phải tự thắp sáng ngọn đèn lương tâm của chính mình. Muốn thắp sáng ngọn đèn lương tâm thì con người phải ở trong Chúa và Chúa ở trong họ để có sự sống tràn đầy, sung mãn và thiêng liêng màu nhiệm -- bởi vì cành nho vẫn gắn bó khắng khít với cây nho để tìm sự sống và sinh hoa kết trái. Đó là tất cả bí mật sâu thẳm nơi "CÂY CỦA SỰ SỐNG".


VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO VÀ GIÁO HỘI TRƯỚC CƠN HẤP HỐI CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, VÀ TRƯỚC SỰ PHÁ SẢN CỦA GIÁ TRỊ TINH THẦN VÀ NIỀM TIN CỦA CON NGƯỜI.


Paul Twitchell là một tín hữu Kito giáo của nước Anh, tìm đến Ấn Độ và đã may mắn gặp được Rebazar Tarzs, hiện đang sống trong một túp lều nhỏ trong rừng núi hoang vu, trên những ngọn núi Hindu Kush, ngay biên giới của Kashmir và Afghanistan. Nhưng ông đã để xác của ông tại lều và đã xuất hiện tại Ấn Độ trong một hình thức của ánh sáng để nói về ánh sáng vĩnh cửu và những chân lý đời đời , đặc biệt về Cựu Ước và Tân Ước. Rebazar Tarzs đã làm cho Twitchell bừng tỉnh trước quyền năng vô biên của thần khí trong vũ trụ mà Chúa Jesus nắm quyền chủ thể. Đó là điều mà Rebazar Tarzs muốn nói với cả thế giới. Lúc đó Twitchell mới chợt nhận ra CHÂN LÝ và quan niệm về CHÂN LÝ của mỗi người đều khác nhau. Con người quan niệm ra sao thì họ sống như thế, suy tư như thế, cảm nhận như thế, và hành động như thế. Và Twitchell và Âu châu của ông đều sống với quan niệm riêng tư của họ về chân lý. Trước mọi thực tại nhiệm màu của vũ trụ thiên nhiên và siêu nhiên, đa số nhân loại và cả Âu châu vẫn chỉ là "những thằng mù sờ voi". Họ tưởng Thiên Chúa cũng sống và hành xử như một vị thần như mặt trăng, mặt trời, như thần sông, thần núi -- người có thể ban ơn hay giáng họa cho một người nào đó trong thế giới vật lý hữu hình.


Trong khi đó Thiên Chúa hay Thượng Đế hoàn toàn khác hẳn quan niệm của con người. Đó là một thực thể siêu hình, vô thủy, vô chung, nắm giữ quyền năng vô biên, hiện diện trong thần khí để tạo ra và đem đến sự sống cho con người, cho muôn vật, muôn loài và cho cả cỏ cây hoa lá và chim muông. Rebazar Tarzs nhắc nhở Twitchell: "Thiên Chúa ở khắp mọi nơi", và Chúa đã dặn con người: "Sau khi thanh tẩy thánh hóa tâm, các ngươi sẽ gặp được Ta." Vì thế, mỗi người phải tự đốt đuốc ngay trong lòng mà đi tìm kiếm cái mà Chúa Jesus thường nói: "Đó là ánh sáng và thần khí của sự thật" (Holy Spirit of Truth). Có lần Chúa đã nói với những người Do Thái muốn theo chân Chúa: "Nếu các ông nghe và làm đúng như lời Ta nói thì các ông sẽ là môn đệ của Ta. Các ông hãy tìm kiếm lấy sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông. (Ga. 8: 31,32).


Ánh sáng và thần khí của sự thật ấy chỉ có MỘT, dù ở khắp mọi nơi, và Đức Phật gọi đó là ánh sáng giác ngộ, các nhà hiền triết và Đạo Học Đông phương thì gọi là linh khí, Thiên khí, khí hạo nhiên, hay thượng thanh khí đang lưu hành khắp vũ trụ. Như thế chân lý chỉ có MỘT, nhưng mỗi giáo chủ của mỗi tôn gióa đều diễn tả chân lý duy nhất ấy bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng như Rebazar Tarzs đã nói: "Tất cả các giáo chủ đều dậy ta về quyền năng của vũ trụ đó." Ngoài ra vị Đạo Sư này còn nhấn mạnh "Đấng Cứu Thế là Trung Tân của Vũ Trụ."


Ngày nay trên tiến trình Toàn Cầu Hóa, chế độ độc tài đảng trị của CSVN đang hấp hối và dẫy chết. Rồi đây dân tộc Việt Nam khổ đau này sẽ đem chôn cách mạng vô sản Việt Nam vào một nấm mồ của lịch sử, nhưng hàng ngũ này sẽ để lại những hậu quả lịch sử lớn lao vô cùng cho tổ quốc và dân tộc của họ. Con người thời đại sẽ phải đối đầu với một sự phá sản toàn diện, nhất là SỰ PHÁ SẢN NHỮNG GIÁ TRỊ TINH THẦN và NIỀM TIN. Trong Thánh Kinh có nói: "Nơi nào không có viễn kiến, ở đó con người sẽ diệt vong" (proverb 29:18). Những người CSVN đã xây dựng quốc gia thuần túy bằng mũi súng và sự lừa đảo gạt gẫm.


Vì vậy, cái quả mà họ phải lãnh nhận là sự phá sản toàn diện về mọi giá trị tinh thần. Vì không có viễn kiến, nên không biết rằng sự thành đạt của mũi súng và lừa đảo chỉ là sự thành đạt nhất thời, nhưng hậu quả tai hại của nó đến với quốc gia và chính họ thì không sao lường được. Đời sống quốc gia và cuộc sống con người được hình thành, nuôi dưỡng và điều động bởi những giá trị tinh thần thì mới tốt đẹp, bền vững và trường tồn được. Quốc gia đã nghèo nàn nhất thế giới, dân trí lại quấ thấp kém, nhân tâm thì u ám hỗn loạn, nhân tình cũng tàn lụi, và ý chí thì hèn yếu bạc nhược trước ngoại bang. Chỉ hy vọng vào giá trị tinh thần thì cũng phá sản băng hoại luôn.


Muốn tự do dân chủ và khao khát tự do dân chủ nhưng ý thức dân chủ chưa có, mà sự hiểu biết và kiến thức về dân chủ cũng mờ mờ, ảo ảo như sương đêm. Vì thế nếu không sửa soạn ngay bây giờ thì sau khi cộng sản chết đi, cuộc sống của quốc gia và người dân sẽ rơi vào một khoảng trống mênh mông đầy bóng tối. Người cộng sản chủ trương vô thần thì tinh thần của họ phá sản là điều tự nhiên, nhưng những người hữu thần chống lại vô thần hình như gia sản tinh thần cũng lung lay tận gốc rễ, không biết đây có phải sự thật thế không?


Nhìn vào thực tế, thực trạng của tình thế đen tối và đau thương đó chúng ta vẫn thấy biết bao triệu con người đang chạy trốn hay ngủ thiêm thiếp để quên đời. Họ nằm quay ra ngủ ngay trên bể khổ và bể trầm luân của dân tộc mình. Nếu có ai lay động: "dậy đi! dậy đi, dậy đi anh, dậy đi chị. Đất nước như thế này mà ngủ như chết thế này à?" Rồi có tiếng càu nhàu đáp lại: "làm được gì? Chẳng làm được gì đâu! Vô ích thôi." Còn lại những người khác thì lao đầu vào các cuộc tranh danh đoạt lợi, hay truy hoan dưới đủ mọi hình thức để chạy trốn thực tại, thực tế và thực trạng của nước nhà. Đời sống của những con thiêu thân làm sao bền vững được?


Tầng lớp lãnh đạo quốc gia là những người cộng sản thì vì không có đời sống tinh thần nên tất cả đều yếu đuối, ươn hèn nên tất cả đều ngã gục rất dễ dàng trước mọi hình thức của cám dỗ: thuần túy vật chất, danh lợi, của cải đất đai, tiền bạc, quyền uy quyền lực và quyền thế mà không làm sao đứng dậy được. Tất cả đều gục chết, chết la liệt, chết đầy đường, đầy chợ. Chính những con người này đã bỏ cả đời họ để biến đất nước quê hương này thành một mảnh đất u ám, đầy dẫy sự chết.


Muốn cho tổ quốc và dân tộc sống phục sinh thì chúng ta phải tìm mọi cách để ĐÁNH THỨC DÂN TỘC THỨC DẬY ĐỂ TỰ CỨU CHÍNH MÌNH. Trong đêm tối lịch sử mênh mông này, chỉ còn lại một hy vọng duy nhất là các nhà lãnh đạo các tôn giáo và những người sĩ phu truyền thống giúp cho dân tộc THẮP SÁNG NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM của mỗi người. Không có những NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM, dân tộc này không thể nào thoát khỏi "đêm hãi hùng cộng sản" được. Và chỉ có quyền năng tinh thần (spiritual power) đến từ trời cao mới có thể giúp chúng ta thổi một luồng sinh khí mãnh liệt vào sự thật đắng cay của dân tộc đang sống trên hoang tàn đổ nát hôm nay. Vì thế, xưa Nguyễn Du có lần ước mơ:


Tâm minh xin quyết với nhau một lời
Chứng minh có đất có trời
Bấy giờ vượt biển ra khơi khó gì.


Tâm minh chính là ngọn đèn lương tâm mà tình thế và hoàn cảnh đất nước đang trông đợi mỏi mòn. Nói như James Madison, "chúng ta không ai là thiên thần cả", vị kỷ, ích kỷ, vị ngã, vị danh, vị lợi là căn bệnh chung của đa số con người. Đã sống ích kỷ vì danh lợi cho riêng mình thì phải sinh ra quả của lối sống ấy. Đó chính là sự hẹp hòi và thiển cận của con người. Nếu Hồ Chí Minh và đảng CSVN có để lại một bài học nào cho chúng ta, thì bài học đó chính là sự "HẸP HÒI" và "THIỂN CẬN" của họ. Hẹp hòi và thiển cận là hậu quả tất yếu của những con người đã tự làm tắt đi NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM của chính họ. Đây là bài học cần thiết cho những kẻ tự nhận mình là "vô thần". Đã vô thần thì vô minh; đã sống vô minh thì không thể vào tránh được "hẹp hòi" và "thiển cận" trong mọi suy tư và hành động. Đó là luật nhân quả. Vì những nhà cách mạng cộng sản không có viễn kiến, không biết nhìn xa trông rộng về tương lai nên họa diệt vong đã đến với họ.


Vì vậy, là những người hữu thần chống lại cộng sản vô thần, chúng ta phải có viễn kiến và phải có những cái nhìn dự phóng cho tương lai. Như Lai xưa dậy rằng, muốn diệt khổ căn thì phải "ly dục, và ly bất thiện pháp", từ đó ngọn đèn lương tâm mới rực sáng được. Không có ngọn đèn lương tâm trong đêm tối đầy dục vọng này, làm sao chúng ta tìm thấy nhau được? Chúng ta chia lìa tan tác, chúng ta hận thù cấu xé và tàn hại lẫn nhau. Chúng ta bới móc, rình mò để triệt hạ nhau, cay nghiệt với nhau và chửi bới tục tằn để lăng nhục lẫn nhau để cho hả hạ ư, để được gì, hay "càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"?


Phải chăng, rốt cuộc tất cả chúng ta đều đã đánh mất sự thanh bình an lạc trong tâm hồn của chính mình và làm mất sự thanh bình an lạc trong tâm hồn của anh em và người khác. Chúng ta đang đi tìm sự thỏa mãn tạm bợ nhất thời hay chúng ta đang đi tìm hạnh phúc đích thực? Nhất định hạnh phúc đích thực phải đến từ sự phong phú về đời sống tinh thần, và đến từ sự thanh bình an lạc của tâm hồn. Khi chúng ta gây ra những xung đột hiềm khích tơi bời trong đời sống để tìm kiếm sự thỏa mãn tạm bợ nhất thời, chính chúng ta đã tự làm mất đi sự thanh bình an lạc của tâm hồn mình và đó là suối nguồn hạnh phúc đích thực của chúng ta. Ca dao gọi đó là "thân làm tội đời, hay thả mồi bắt bóng" của con người là thế. Hãy lắng nghe lại than thở của người dân đất Việt:

Ai đưa tôi đến chốn này
Bên kia bể khổ, bên này trầm luân

hay

Bốn ngàn năm văn hiến,
Ta vẫn là ta.
Từ trong gian khổ chui ra,
Vươn vai một cái rồi ta chui vào.

(Ca dao Hà Nội)

Đó là thực tế của dòng sinh mệnh của Tổ Quốc và Dân Tộc Việt, nhưng có mấy ai thực sự rơi nước mắt cho người Cha chung đó, hay chỉ có những người chỉ khóc cho chính mình, cho phe nhóm của mình, cho đảng của mình và cho tôn giáo của mình. Còn Cha chung không ai khóc cả. Trên dòng sử mệnh tang thương ấy, đa số ngọn đèn lương tâm của con người đã tắt. Không có đèn làm sao đi trong đêm tối được? Kết quả là mỗii lần đứng lên "tranh đấu" là mỗi lần sa chân lỡ bước xuống hố. Lịch sử Việt Nam vào thời hiện đại (modern age) quá âm u tăm tối mà NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM CỦA DÂN TỘC (national universal human conscience) thì không làm sao thắp sáng lên được.


Từ bao thế kỷ qua, nhất là kể từ ngày Nguyễn Trường Tộ đi Pháp về dâng sớ cho triều đình nhà Nguyễn cho đến khi có chiến tranh Việt Nam, khi HCM và đảng CSVN xua quân chiếm Miền Nam cho đến ngày hôm nay, biết bao cơ hội lịch sử lớn lao đã đến, nhưng vì NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM DÂN TỘC đã tắt -- nên mỗi bước đi của lịch sử là một lần sa cơ lỡ bước; đúng như Nguyễn Trường Tộ đã đau đớn than thở: "NHẤT THẤT TÚC THÀNH THIÊN CỔ HẬN" (một lần sa chân lỡ bước để ôm hận ngàn thu). Đặc biệt là lần "sa chân lỡ bước" vào năm 1945. Trong lúc cả thế giới đi tiến trình giải thực từ năm 1918 đến 1967, thì tất cả các quốc gia bị thực dân chiếm đóng đã được trao trả tự do và độc lập. Nền độc lập của Việt Nam cũng nằm trong tiến trình giải thực đó ngay từ 1945, nhưng HCM và đảng CSVN đã phá tan nền độc lập ấy để "đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào", cuối cùng cũng mời Mỹ trở lại. Chính HCM và đảng CSVN "sa cơ lỡ bước", hay bắt dân tộc phải sa cơ lỡ bước. Đây mới đúng là hận này là hận đến ngàn thu.


Ngày nay, trong Tiến Trình Toàn Cầu Hóa, nếu đất nước này không thắp sáng được NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM CỦA DÂN TỘC trong đêm tối mênh mông đầy dục vọng và tham vọng thấp hèn thì sa cơ lỡ bước là điều khó mà tránh được. Chúng ta phải có trách nhiệm nặng nề với các thế hệ con cháu tương lai đừng để những mối hận ngàn thu cho chúng, như những người đi trước đã để lại cho chúng ta hôm nay. Tiến trình Toàn Cầu Hóa và Trật Tự Mới của thế giới đòi hỏi những công trình học hỏi và nghiên cứu có giá trị hàn lâm để nắm vững nền văn hóa toàn cầu để làm tinh thần và nền móng xây dựng quốc gia, hướng dẫn người dân giải quyết các vấn nạn tràn ngập trong cuộc sống, nhất là những vấn đề to tát như tôn giáo, văn hóa, luật pháp, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, tài chánh, canh nông, thực phẩm, đầu tư, lao động --- tất cả đều đòi hỏi những suy tư chiến lược, những quyết định chiến lược và những hành động chiến lược chính xác. Hiện tình đất nước và trước nhu cầu lịch sử đòi hỏi quốc gia phải tập trung được tất cả tài năng và năng lực còn sót lại với tất cả sự khôn ngoan, sáng suốt và thận trọng. Nhưng chia rẽ vẫn là căn bệnh trầm kha chưa tìm ra thuốc chữa. Tranh bá đồ vương, tranh quyền cướp nước, và tranh danh đoạt lợi đã tạo ra bi kịch thảm khốc hãi hùng cho đất nước từ bao thế kỷ qua. Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, nhưng tham vọng tranh bá đồ vương, tranh quyền cướp nước và tranh danh đoạt lợi vẫn âm ỉ, vẫn sôi sục, vẫn nóng bỏng trong lòng con người, và vẫn diễn ra khắp nơi, cả trong lẫn ngoài nước. Thực tế, thực tại, và thực trạng đó cho thấy những con người ích kỷ, vị kỷ, nông cạn, thiển cận, hẹp hòi chỉ nhìn thấy họ nên chỉ sống với tiểu ngã, tiểu tâm, tiểu trí và lúc nào cũng sẵn sàng xông vào đời sống để tranh danh đoạt lợi triền miên như thế. Vì thiển cận nên những con người này không nhận ra hiểm họa của cả dân tộc.


Bên cạnh đó là những kẻ vô trách nhiệm chạy trốn để lao vào các cuộc tìm kiếm truy lùng mọi hình thức đa dạng của sự thỏa mãn tạm bợ, nhất thời cho riêng mình. Còn lại đa số thì ngủ say sưa để tìm quên trên bể khổ và bể trầm luân. Trong bối cảnh đó và trên dòng sống đó, tìm đâu ra những con người đại nhân, đại trí và đại dũng, những con người sẵn sàng hy sinh, xả kỷ và tự quên thân mình bây giờ ở đâu, ở đâu dưới vòm trời u ám này? Ở đâu trong hàng ngũ các tôn giáo? Ở đâu trong đám đông quần chúng khốn khổ kia? Ở đâu trên núi cao rừng vắng hoang vu? Ở đâu trong bao triệu con người trẻ tuổi? Ở đâu trong kiếp sống lưu lạc quê người?


Trên dòng sống điêu linh nghiệt ngã của dân tộc, những dòng chữ này được viết xuống hôm nay cũng chỉ là tiếng kêu bi thương đau đớn như "Đoạn Trường Tân Thanh" của Nguyễn Du 300 năm về trước.

Đánh liều nhắn một hai lời
Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.


Từ tay HCM và đảng CSVN đem "độc dược cực mạnh" là Chủ Nghĩa Mác đổ tràn trên dòng sống của Việt Nam, mảnh đất này đã biến thành tăm tối âm u đầy sự chết và sự sợ hãi triền miên. Vì thế mà ngọn đèn lương tâm của mỗi con người đã tắt mà cả NGỌN ĐÈN LƯƠNG TÂM CỦA MỘT DÂN TỘC cũng lịm tắt tức tưởi luôn từ đó. Khi những ngọn đèn hướng dẫn cuộc sống cho con người đã tắt thì bóng tối tràn tới để bủa vây, ve vãn và cám dỗ con người. Phần đông bản chất con người thường tham lam, ích kỷ, vốn yếu đuối, khả năng của con người quá giới hạn, dễ bị lừa đảo, nhẹ dạ, sống bằng bản năng và cảm tính, hay thay lòng đổi dạ, và rất dễ lầm đường lạc bước, ý chí bạc nhược, tâm trí thường vô minh, bất định nên rất dễ dàng bị cám dỗ, dễ bị gạt gẫm, lôi kéo để "cuốn theo chiều gió", hay đầu hàng ngã gục trước danh và lợi cỏn con, hay quyền uy, quyền lực.


Vì biết như thế, nên các chế độ độc tài thường khai thác triệt để, khai toàn diện để bóc lột con người rất tàn nhẫn, làm tình làm tội con người rất phũ phàng để trấn áp, đè bẹp con người hay xử dụng con người như những phương tiện và công cụ có lợi cho chế độ độc tài. Vì thế chính Chúa Jesus cũng phải nói: "Mang xác thân giả tạm hữu hạn này, Ta không làm gì được, phải tùy thuộc vào quyền năng ở trên trời." Cho đến khi trên dòng sông Jordan, John Baptist làm phép thanh tẩy, thần khí đã đến với Chúa để Chúa đủ sức mạnh tinh thần vững vàng bước đi suốt đoạn đường chịu nạn thay cho tội lỗi của cả nhân loại. Vì sự thật đó, Chúa đã dặn các môn đệ và tất cả con người: "Hãy ở lại trong Ta, như cành nho ở trên cây nho. Không có Ta các con không làm gì được."


Rebazar Tarzs cho rằng: "Con người không hiểu được sức mạnh quyền năng tinh thần đang ở trong thế giới nội tâm của họ." Do đó, Chúa Jesus giáng thế, cũng như Thiên Chúa đưa các bậc giáo chủ hay các thiên tài từ trời cao xuống để NÂNG CON NGƯỜI LÊN, để CHUYỂN HÓA CON NGƯỜI và THẾ GIỚI (transformation) của con người khi biết đưa con người xuống trần thì con người rất dễ bị u trầm đọa lạc. Tất cả con người đều vô cùng cao quí, vô cùng khả kính và đáng yêu vô cùng, nhưng chính con người lại không biết điều đó và lại không tin có điều đó. Tất cả các chính giáo đều muốn xây dựng ĐỨC TIN và TÍN NGƯỠNG cho con người, cũng như đem đến sự HIỂU BIẾT (understanding) và kiến thức (knowledge) về người Cha chung của họ là Đấng Tạo Hóa hay Thiên Chúa. Và tất cả các bậc giáo chủ, cũng như chính Chúa Jesus đều muốn dìu dắt tất cả con người về lại với chính họ và về lại với người Cha chung là Thiên Chúa hay đấng Tạo Hóa. Đó là tấtt cả ý nghĩa của Ba Ngôi, hay ý nghĩa về CÂY CỦA SỰ SỐNG trong Vườn Địa Đàng.


Từ đó đứng trước thực tế và thực trạng trên dòng sống điêu linh và thống khổ của kiếp người tại Việt Nam và khắp nơi, những trang sử lớn lao suốt bao ngàn năm đang để lại cho thấy; văn minh nhân loại vẫn chưa đủ sức chiếu những ngọn đèn sáng vào đời sống con người. Hình ảnh tháp Babel, những tham vọng của các đế quốc, những phong trào trí thức vô thần, và những phong trào cộng sản đều đã xây những căn nhà trên cát, và xây trên máu, nước mắt và mồ hôi của đồng loại. Tất cả đã đến và đã đi, nhưng những gì họ để lại chỉ là những trang sử quá đen tối và quá buồn bã, và cuối cùng thì để lại kiếp điêu linh, thống khổ và trầm luân cho nhân loại.


Qua bao thăng trầm và thử thách, Giáo Hội và các tôn giáo vẫn đứng vững, vẫn hiện diện bên cạnh thân phận não nề mà con người mặc dù Giáo Hội và các tôn giáo đã vấp phải nhiều lỗi lầm, nhưng Giáo Hội và các tôn giáo vẫn là hy vọng lớn lao và là ánh đuốc soi đường cho tất cả mọi chủng tộc và mọi quốc gia. Mục tiêu đầu tiên và tối hậu của các chính giáo là truyền đạt và giảng dậy chân lý cho con người. Chính Chúa Jesus đã nói với Phi La Tô (Pilate): "Mục đích của Ta xuống trần gian này là nói về chân lý hay sự thật."


Và vì sự thật bài này được viết ra với hy vọng và chờ đợi tôn giáo và giáo hội sẽ cùng nhau thắp sáng lại ngọn đèn lương tâm của thế giới con người.


Bởi vì Chúa Jesus đã có lần phán: "Anh em hãy tìm lấy sự thật và sự thật sẽ giải phóng anh em."


Muốn tìm thấy sự thật trong đêm tối lịch sử này, thì con người cần có ngọn đèn lương tâm. Chính vì thế mà chúng ta cần các tôn giáo và Giáo Hội ra tay cứu vớt lương tâm con người ra khỏi bể trầm luân.

Mong lắm thay!
Nguyễn Anh Tuấn

http://www.tiengnoigiaodan.net/anews08/0808_241.html

NHÌN LẠI BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI TRƯỚC TỘI ÁC CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ (Nguyễn Anh Tuấn)
(Bài số I)
(Bài số II)
(Bài số III)


Nguyen Tam Bao: Luu tru theo che do tai lieu tuyet mat. http://www.tiengnoigiaodan.net/anews08/0808_199.html
http://suthat-toiac.blogspot.com/2008/08/bo-co-trong-cuc-hp-mt-kiu-vn-nguyn-tm.html

No comments: