(Phóng viên Hồng Phúc thực hiện)
Nguyễn Minh Triết tại Vesak
Sư hải ngoại kể về Nhật Từ:
http://groups.yahoo.com/group/caodai/message/3362
Nhật Từ "hoằng pháp" theo định hướng quốc doanh:
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=175
Bức hình nói lên điều gì ?
Xin hỏi Ðại Ðức Thích Nhật Từ
Nguyễn Thùy
Thưa Ðại Ðức,
Ðược biết Ðại Ðức từ Việt Nam sang hoằng pháp tại Mỹ, tôi tiếc ở xa nên không được hân hạnh tiếp thu những lời vàng ngọc của Ðại Ðức. Do đó, mạn phép được hầu chuyện với Ðại Ðức qua email. Bài nầy tôi viết gởi đến Ðại đức nhằm đáp ứng lời của Ðại Ðức trong mail của Ðại đức : ‘’..nếu có bản lãnh của một người có văn hóa và đạo đức thì hãy đến đối thoại với tôi’’.
Tôi có đôi câu hỏi xin Ðại Ðức vui lòng chỉ giáo cho.
Câu hỏi thứ nhất : Theo Kinh điển thì ‘Nhân Duyên sanh’ hay ‘Nhân duyên hòa hợp’ là một trong những chủ đề chính yếu của Phật giáo. Theo chủ đề nầy, mọi sự, mọi vật, mọi hiện tượng, nói chung vạn pháp đều là giả huyễn, đều là huyễn cấu vì tất cả do ‘Nhân duyên hòa hợp’ mà biểu hiện thôi. Do đó, mọi pháp đều là ‘vô ngã’ vì không có cái được gọi là ‘Tự tánh’, ‘Tự ngã’, cái ‘thực tại tự nó’. Vì vô ngã nên tất cả luôn biến đổi vô thường, không chắc thật. Con người, vì tham ái, lấy những cái không chắc thật đó làm chắc thật nên rơi vào vô minh để từ đó phải triền miên đau khổ, lẩn quẩn mãi trong vòng sinh tử luân hồi.
Từ qui luật ‘Nhân Duyên sinh’ đó, tôi xin Ðại Ðức vui lòng cho biềt : ‘Do những nhân và duyên nào hòa hợp mà Ðại Ðức sang Hoa Kỳ thuyết pháp’ ? (Xin Ðại Ðức đừng nghĩ là tôi muốn hỏi ‘lý do’ Ðại đức qua Hoa Kỳ vì hình như Phật chỉ nói ‘Nhân, Duyên, Quả’ chứ không dùng từ lý do. Hơn nữa Ðại Ðức sang Hoa Kỳ thuyết pháp không rõ do lý do chính trị hay thuần tôn giáo, nên nếu dùng chữ ‘lý do’, tôi sẽ bị Ðại Ðức cho rằng tôi muốn đem chính trị vào để hầu chuyện với Ðại Ðức). Nếu chỉ để thuyết giảng về Phật pháp thì tôi nghĩ Ðại đức cứ ở bên Việt Nam thuyết pháp cũng đủ, vì Ðạo pháp Như Lai, mênh mông cao diệu rất cần giảng đi giảng lại nhiều lần. Ở Mỹ nầy, đã nhiều sư, nhiều vị chân tu đã và đang tiếp tục thuyết giảng đạo pháp rồi ; Ðại đức có qua thuyết giảng thi chắc cũng chẳng hơn gì các vị tu sĩ nơi đây.
Câu hỏi thứ hai : Trong tác phẫm ‘Ðường Xưa Mây Trắng’ (Theo gót chân Bụt) , Sư Thích Nhất Hạnh đóng vai trò Bụt, kể ra 12 Nhân duyên : Tử, Sinh, Hữu, Thủ, Ái, Thọ, Xúc, Lục nhập, Danh sắc, Thức, Hành và Vô minh. ; mười hai cái khoen của ‘’vòng xích nối liền nhau, trong một cái có cả mười một cái kia, thiếu một cái thì mười một cái kia cũng không có’’. Sư Thích Nhất Hạnh viết tiếp : ‘’Các vị khất sĩ ! Vô minh là chất liệu căn bản của cả mười hai nhân duyên. Nhờ quán chiếu tự tính duyên sinh, ta lấy ánh sáng của trí tuệ làm tan rã chất liệu vô minh đó và ta vượt thoát được tất cả những lo sợ, đau buồn của sinh tử’’. Căn cứ vào lời Sư Nhất Hạnh vừa nói, tôi xin hỏi Ðại Ðức : ‘’Sự việc Ðại Ðức sang Hoa Kỳ thuyết pháp do từ cái ‘nhân’ nào trong 12 nhân duyên nói trên hay là do tất cả 12 nhân duyên ?. Ðại Ðức đã vượt thoát vô minh chưa ? (Nếu Ðại Ðức cho rằng Ðại Ðức đã vượt thoát vô minh rồi, có nghĩa là đã giải thoát mình khỏi vòng sinh tử thì hãy nên thuyết pháp theo ý đó; ngược lại nếu Ðại Ðức tự thấy chưa vượt được vô minh thì, tôi nghĩ đừng nên thuyết pháp thì hơn, vì, nếu thế thì chẳng khác gì một người khuyên kẻ khác đừng nên ham danh lợi trong lúc ông ta lại mải miết chạy theo danh lợi).
Câu hỏi thứ ba : Trong ‘Tự Ðiển Phật Học Hán Việt’ do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2004, có nêu ra ‘Tứ Cú’ gồm : Tứ Cú kệ văn, Tứ Cú chấp, Tứ Cú phân biệt, Tứ Cú suy kiểm’. Xin chép lại phần Tứ Cú Phân Biệt : ‘’Dùng Hữu và Không để phân biệt các pháp, nếu cho là Hữu chứ chẳng phải là Không, đó là câu thứ nhất, tức là Hữu môn. Ngược lại nếu cho là Không chứ chẳng phải là Hữu, thì đó là câu thứ hai, là Không môn. Ngược lại, nếu cho vừa là Hữu vừa là Không (diệc Hữu diệc Không) thì đó là câu thứ ba, là Diệc Hữu diệc Không môn. Ngược lại, nếu cho là phi Hữu phi Không thì đó là câu thứ tư tức là phi Hữu phi Không môn’’. Căn cứ vào đó, tôi xin hỏi Ðại Ðức : ‘’Ðại Ðức trụ vào câu nào để thuyết pháp ? Có lẽ nào Ðại Ðức chỉ nói về riêng ‘Hữu môn’ không thôi hay sao ?’’. (Tôi nghĩ có thể Ðại Ðức chỉ thuyết pháp theo ‘hữu môn’ vì dễ hiểu, dễ nói ; Phật tử dễ ‘thông cảm’ với Ðại Ðức và có thể cũng phù hợp với quí vị Sư nơi Chùa đã mời Ðại đức sang thuyết pháp).
Câu hỏi thứ tư : Trong email của Ðại đức,. Ðại đức viết : ‘’Một người có tác phong kém văn hóa và thiếu trách nhiệm đạo đức như thế mà cũng tồn tại trong một xã hội tiến bộ của phương Tây mà không mắc gượng sao ?’’. Và trong đoạn sau, Ðại đức viết : ‘’Tối hôm qua, sau khi tôi giảng xong, đã có hai người chất vấn và thể hiện quá rõ ác ý xuyên tạc và thiếu nghiêm túc của một người có lương tri…’’. Tôi không rõ ‘người tác phong kém văn hóa, thiếu lịch sự tối thiểu và thiếu trách nhiệm đạo đức’ đã có lời lẽ, thái độ ra sao đến nỗi một vị Ðại đức, tốt nghiệp ‘Tiến sĩ Phật học’ phải ‘đùng đùng nổi giận’ đến thế. Tôi có đọc qua việc hai người phỏng vấn Ðại đức (tôi xem qua nhưng không giữ lại nơi máy), tôi đâu có thấy ‘ác ý xuyên tạc và thiếu nghiêm túc của một người có lương tri’ như Ðại đức nói. Mà cho dù họ có ác ý, thiếu nghiêm túc thì với một tu sĩ Phật giáo, tôi nghĩ Ðại đức cũng nên và phải từ tốn giải thích , phải ‘từ bi hỷ xả’ với người ta chứ ? Qua lời lẽ nơi email của Ðại đức, tôi xin hỏi Ðại đức : ‘’ Với ngôn ngữ nơi email đó, Ðại đức có là vị tu hành đúng đắn (chưa nói là chánh quả) không ? Ðại đức đã vượt qua ‘lý chướng’ và ‘sự chướng’ chưa ? Ðại đức đã có cái nhìn ‘bất nhị’, cái nhìn ‘không hai’ (vision non duelle) chưa ? Ðại đức đã thoát được phạm trù ‘năng chứng, sở chứng’ (lời Kệ của đức Phật nơi Kinh Viên Giác) chưa ? ‘’. (Qua ngôn ngữ nơi email của Ðại Ðức, tôi thấy Ðại đức thiếu bình tĩnh và thiếu văn hóa, lời lẽ của Ðại Ðức tràn đầy si hận. Ðại đức bảo người ta ‘kém văn hóa, thiếu lịch sự, thiếu trách nhiệm đạo đức, thiếu nghiêm túc của một người có lương tri’ thế mà lời lẽ của Ðại đức cũng thiếu lịch sự, thiếu nghiêm túc, thiếu lương tri như họ, còn hơn họ nữa vì dù sao người ta là kẻ bình thường còn Ðại Ðức lại là một bực tu hành, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học kia mà !. Tôi nghĩ không hoặc ít người Việt hải ngoại đến ‘đối thoại’ với Ðại Ðức, phần vì họ không muốn động đến Tôn giáo, phần khác họ tin chắc rằng Ðại Ðức là một ‘sư quốc doanh’, công cụ của Ðảng và Nhà nước Cộng sản ; thêm nữa, giọng điệu trong mail của Ðại Ðức đầy sân si nên trực tiếp đến đối thoại với Ðại Ðức thì chẳng khác gì ‘nói chuyện với kẻ điếc’, do đó dù Ðại Ðức có ‘thách thức’ đối thoại cũng chẳng mấy ai đến gặp Ðại Ðức để khỏi mất thì giờ).
Ðể khỏi bị Ðại đức gán cho ‘ngụy quân tử’, tôi sẽ gởi mail nầy lên Diễn Ðàn Chính trị để từ đó các mạng lưới khác sẽ trích phổ biến. Nếu Ðại đức vui lòng trả lời mail nầy của tôi, xin Ðại đức cũng gởi cho Diễn Ðàn Chính trị theo địa chỉ điện thư VN-Politics@yahoogroups.com .Gởi đến Ðại đức những câu hỏi trên, tôi chỉ muốn đáp lời của Ðại đức ‘hãy đến đối thoại trong tư cách một con người có lương tri’. (Tôi không biết địa chỉ web buđhism today nên không gởi đến Web đó như Ðại Ðức có ghi trong mail của Ðại Ðức).
Ðề nghị : Cuối cùng , xin có đôi đề nghị với Ðại đức :
1) Nếu Ðại đức chỉ trụ nơi ‘Hữu Môn’ mà thuyết pháp thì không nên thuyết pháp nơi đây vì ở xứ Tư Bản nầy, người ta đã ‘hữu’ quá nhiều rồi, không chỉ hữu của cải mà còn hữu cả về trí tuệ, về lương tri. Ðại Ðức nên về Việt Nam thuyết pháp vì nơi đấy mới là môi trường cho đạo pháp của Ðại đức vì nơi đó , người ta đang cần cái ‘hữu’ hơn bất kỳ nơi đâu, cái hưũ của cải, cái hữu vật chất. Vì cần ‘hữu’ nên một số người có quyền uy, có chức vị, có điều kiện tha hồ làm giàu bằng mọi cách dầu bạc ác, tàn độc đến đâu. Còn nếu Ðại đức trụ nơi cái Cú thứ tư ‘phi hữu phi không’ thì cũng nên về VN thuyết pháp vì nơi đó đang cần những con người có văn hóa, có lương tri hơn là ở Mỹ vì nơi đây, người Mỹ gốc Việt phần đông đều có lương tri, có văn hóa khá cao rồi.
2) Tốt hơn hết, tôi xin đề nghi Ðại đức đừng thuyết pháp làm gì cho hao hơi, tốn công vì Ðại Ðức chưa có được cái nhìn ‘bất nhị’, Ðại Ðức chưa thoát được Lý chướng và Sự chướng và còn đầy ắp ‘tham, sân, si’ thì càng thuyết pháp, Ðại đức có thể càng sai Phật pháp, làm tổn hại cái thanh danh một người tu hành và làm ô danh cái Học vi Tiến sĩ Phật học.
Trân trọng kính chào Ðại đức.
France, ngày O8/O8/2008
Nguyễn Thùy
http://anhduong.info/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=1909&Itemid=1
No comments:
Post a Comment