Thursday, June 12, 2008

Bầu Cử 2008: Tìm Hiểu về Hai Ứng Cử Viên Barack Obama và John McCain

Hùng Nguyễn





Trước một số vấn nạn toàn cầu như giá xăng dầu tăng vọt theo tốc độ phi mã, một cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ bùng nổ, vai trò của Mỹ trên thế giới xem ra đang suy thoái, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể xảy ra, quân khủng bố có khả năng thủ đắc võ khí giết người hàng loạt, mưu đồ xâm lược toàn cầu của Bắc Kinh, v.v.... Thì tưởng trong trong mấy thập niên gần đây, vai trò của một TT Mỹ sắp tới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trên tinh thần đó, cùng với việc ông Obama đã chính thức được đại diện đảng Dân Chủ tranh ghế TT với TNS John McCain của đảng Cộng Hòa. Người viết xin mời quý bạn dù là cử tri hay không, dù là ở Mỹ hay không, hãy tìm hiểu về hai ứng cử viên này, từ đó giúp chúng ta có một nhận xét đúng đắn cho kỳ bầu cử sắp tới.



Trong cuộc vận động tranh cử 2008 này, mỗi ứng cử viên đều khởi động cuộc tranh cử bằng một bài nghị luận qua một cuộc họp có tầm mức và sau đó được đăng trên các cơ quan truyền thông lớn của Mỹ. Vậy tưởng một trong những cách cụ thể nhất để tìm hiểu về một ứng cử viên là biết về tiểu sử, cũng như bài nghị luận bàn về đường lối chung của ứng cử viên đó. Dĩ nhiên, các bài nghị luận này, dù có phải do ứng cử viên đó tự tay viết hay không, cũng là những bài nghị luận với văn phong đáng cho ta tham khảo hay học hỏi, dù chúng không hẳn đã được thực thi hoàn toàn khi ứng cử viên đó đắc cử.

Bài này viết ra không nhằm mục đích vận động "chùa" cho một ứng cử viên nào; mà là một cử tri Mỹ gốc Việt độc lập (không đảng phái), người viết sẽ ủng hộ ứng cử viên hay liên danh nào có được một trong mấy căn bản sau:

- Liên danh đó có khuynh hướng tạo ra lợi thế nhất cho việc đấu tranh tiêu diệt, lật đổ chế độ Việt Gian CS.

- Liên danh đó phải có thái độ thích đáng đối với Bắc Kinh; nếu không được như vậy thì ít nhất cũng phải nhận ra rằng vấn nạn sâu xa nhất, lâu dài nhất, và nguy hiểm nhất của nhân loại ngày chính là tham vọng của Hán tộc.

- Nếu không, liên danh đó phải có khả năng giải quyết ít nhất càng nhiều vấn nạn toàn cầu hiện nay càng tốt, đặc biệt vấn đề khủng hoảng kinh tế đang mấp mé đe dọa nước Mỹ cũng như toàn cầu.

Người viết không có cái "máu" chống Hán tộc; tuy nhiên, nếu Mao không thành công nhuộm đỏ được Hoa Lục, thì tên thái thú Việt gian Hồ hiển nhiên không có cơ hội nhuộm đỏ Việt Nam, và do đó Việt Nam đã không phải trở thành một bãi chiến trường nóng, thành nơi cung cấp nhân mạng, lãnh thổ cho thị trường võ khí Nga, Tầu khoác áo XHCN, và nay nếu không là một nước mạnh như Nam Hàn thì ít nhất cũng không đến nỗi ở trong tình trạng mấp mé bị mất nước, diệt tộc như bây giờ. Do vậy, chống Hán tặc và chống Việt gian tuy hai mà một, tuy một nhưng lại là hai, và người viết không thể không lưu tâm tới vấn đề này.



JOHN MC CAIN.

§ Vài Hàng Tiểu Sử.

a. Họ và Tên: John Sidney McCain.

b. Ngày, Nơi Sinh: 29-08-1936 tại vùng Kinh Đào Panama.

c. Cư Ngụ: Phoenix, thành phố thuộc tiểu bang Arizona.

d. Gia Đình: Đã lập gia đình, với phu nhân là bà Cindy, cùng 4 con trai Douglas, Andrew, John IV, James; và 3 con gái là Sidney, Meghan và Bridget.

e. Gia Cảnh và Sự Nghiệp:

Sinh ra trong một gia đình có gốc gác Hải Quân với cả cha lẫn ông của ông đều là Đề Đốc Tư Lệnh toàn bộ lực lượng Thái Bình Dương thuộc Hải Quân Hoa Kỳ. Cha ông, Đề đốc Hải Quân John Sydney McCain, Jr., người thuộc tiểu bang Indiana và mẹ là Roberta (nhũ danh Wright) McCain, người gốc tiểu bang Oklahoma. Ông trải qua thời thơ ấu và vị thành niên tại những căn cứ Hải quân khác nhau tại Mỹ và quốc ngoại.

Năm 1958, ông tốt nghiệp Học Viện Hải Quân tại Annapolis chuyên ngành phi công Hải quân. Khi chiến tranh Việt Nam bùng nổ, McCain tình nguyện tham gia lực lượng chiến đấu và bắt đầu lái loại phi cơ không kích bay ở cao độ thấp để tấn công Bắc Việt. Ngày 26-10-2008, trong phi vụ thứ 23, phi cơ của ông bị bắn hạ tại Hà Nội. Bọn Việt gian mau chóng biết ông là con trai của một viên chức cao cấp Mỹ nên đã luôn đề nghị thả ông sớm, nhưng ông từ chối, vì không muốn vi phạm quân luật và biết rằng Bắc Việt có thể dùng việc thả ông để tuyên truyền.

Kết quả là ông bị tù trong 5 năm rưỡi tại các nhà tù khác nhau, trong đó có 3 năm rưỡi bị biệt giam và liên tục bị đánh đập và tra tấn trước khi được phóng thích trong đợt trao trả tù binh tháng 03-1973. Mặc dù qua thời gian tù tội ông bị mất hầu hết sức khỏe và sự bén nhậy nhưng ông vẫn quyết định tiếp tục phục vụ trong vai trò điều khiển hải quân phi hành.Chín tháng sau đó ông tiếp tục bay, nhưng chẳng bao lâu sau ông nhận ra là mình đã bi chấn thương và do đó không thể tiếp tục tiến tới trong nghề phi công Hải quân được nữa.

Ông bắt đầu bước vào chính trường năm 1977 khi được giao nhiệm vụ điều phối viên - liaison - giữa Hải quân và Thượng Viện. Năm 1980, sau khi lấy vợ kế là bà Cindy Hensley, Mccain di chuyển đến Phoenix, Arizona và bắt đầu các liên lạc chính trị. Năm 1982 ông đắc cử chức Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ một cách dễ dàng khi hồ sơ chiến tranh của ông đã giúp ông thắng được các mối nghi ngờ cho rằng ông chỉ là một kẻ "cơ hội chủ nghĩa đến từ miền Bắc -- carpetbagger".

Năm 1986, sau khi TNS nổi tiếng thời bấy giờ của đảng Cộng Hòa, Barry Goldwater, về hưu, ông thắng cử vào Thượng Viện Hoa Kỳ. Ở cả hai viện McCain nổi tiếng là một chính trị gia bảo thủ có đường lối riêng -- maverick politician. Thí dụ, tuy thuộc đảng Cộng Hòa nhưng ông không ngần ngại đặt nghi vấn về các nên tảng của đảng Cộng Hòa. Thí dụ, ông kêu gọi rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi Lebanon năm 1983 và công khai chỉ trích chính phủ Reagan về vụ Iran-Contra.

Năm 1987-1989, McCain bị liên bang điều tra vì bị nghi ngờ là một thành viên trong nhóm "Keating Five," tức là một nhóm thượng nghị sĩ bị tố cáo can thiệp một cách không thích hợp vào công việc của các nhân viên kiểm soát liên bang giúp Charles H. Keating Jr, nguyên giám đốc hệ thống Lincoln Savings Load Association, mà biến cố này sau cùng đã trở thành một tai họa cho ngành tài trợ vào giai đoạn cuối thập niên 1980. Nhưng sau cùng ông được kết án vô tội, mặc dù các nhân viên điều tra tuyên bố ông đã thực hành một "phán đoán kém" qua việc gặp gỡ các nhân viên kiểm soát.

McCain sau cùng đã trải qua cơn sóng gió và tái đắc cử Thượng nghi sĩ 3 nhiệm kỳ liền, lần nào cũng với đa số phiếu cao. Uy tín với tư cách một chính trị gia ở tầm vóc "maverick" với một niềm tin cứng cỏi và tính tình mau mắn của ông càng lúc càng tăng cao. Nhiều người còn rất có ấn tượng vì sự cởi mở với giới truyền thông và đại chúng của ông.

Năm 2000, mặc dù McCain không thành công trong vòng đua làm ứng cử viên chính thức của đảng Cộng Hòa trước đối thủ là Thống đốc Texas, George W. Bush trong cuộc đua sơ bộ đảng CH tại New Hampshire, nhưng trên thực tế ông đã trở thành một trong vài thượng nghị sĩ được cả nước biết đến.

f. Tôn Giáo: Tin Lành, giáo phái Episcopalian.

g. Giáo Dục:

- Tốt nghiệp: Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ - United States Naval Academy năm 1958.

- Đại Học Chiến Tranh Quốc Gia - National War College năm 1974.

h. Nghề Nghiệp:

- Hạ nghị sĩ Mỹ từ năm 1983 đến năm 1987.

- Thượng Nghị Sĩ Mỹ từ năm 1987 cho đến nay.

- Có chân trong: Ủy Ban về Thương Mại, Khoa Học và Giao Thông Hoa Kỳ; Giám đốc Ủy Ban Da Đỏ -- Commitee on Indian Affairs, 1995-1997, 2005-2007.

i. Sách Đã Xuất Bản:

- Niềm Tin của Các Cha Tôi -- Faith of My Fathers (1999)

- Đáng Để Chiến Đấu -- Worth Fighting For (2002)

- Cá Tính Là Định Mệnh: Những Mẩu Chuyện Khích Lệ mà Mỗi Người Trẻ Nên Biết và Mỗi Người Trưởng Thành Nên Ghi Nhớ -- Character Is Destiny: Inspiring Stories Every Young Person Should Know and Every Adult Should Remember (2005)

- Kêu Gọi Khó Khăn: Các Quyết Định Đúng và Thành Phần Ngoại Hạng Đưa Ra Những Quyết Định Này -- Hard Call: Great Decisions and the Extraordinary People Who Made Them (2007)

(Trích dịc từ: http://www.biography.com/search/article.do?id=9542249)




§ Chủ Trương - Đường Lối.

A. Chủ Trương.

Trong bài nghị luận tranh cử tựa đề MỘT NỀN HÒA BÌNH VĨNH CỬU DỰA TRÊN TỰ DO -- An Enduring Peace Built on Freedom,
(Tiếng Việt: http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%20199.htm,
Tiếng Mỹ: http://www.foreignaffairs.org/20071101faessay86602/john-mccain/an-enduring-peace-built-on-freedom.html)

John McCain có lẽ rút kinh nghiệm về chính sách "tháo chạy" khỏi Việt Nam nên đã đề cao chủ trương của ông, là:

"Ngay từ thuở lập quốc, người Mỹ đã tin rằng đất nước của chúng ta được khai sinh cho một mục đích. Chúng ta, như Alexander Hamilton đã nói, là 'một dân tộc có một định mệnh cao cả.' Từ Cách Mạng Hoa Kỳ cho đến Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ đã thấu hiểu nhiệm vụ của họ là phải phục vụ cho một mục tiêu cao cả ấy hơn là cho quyền lợi cá nhân và giữ vững niềm tin với các điểm phổ quát và vĩnh cửu đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Bằng cách chiến thắng các đe dọa đến sự tồn tại của đất nước chúng ta và cách sống của chúng ta, và bằng cách nắm bắt các cơ hội quan trọng, người Mỹ đã và đang làm thay đổi thế giới."

Và qua đó, ta thấy chủ trương của John McCain có thể tập trung qua việc tái tạo uy tín của Mỹ trên trường thế giới, cụ thể là qua việc chiến thắng tình hình tại Iraq bằng mọi giá, dù có phải tổn hao thêm cả thời gian lẫn nhân, vật lực, chứ không "tháo chạy" như ở Việt Nam.

Để có thể tái tạo được niềm tin của thế giới vào vai trò lãnh đạo của Mỹ, ông chủ trương hồi sinh Liên Minh Đại Tây Dương và quan trọng không kém là thành lập một liên minh dân chủ trên thế giới theo dự kiến của TT Theodore Roosevelt: “các quốc gia đồng tâm thức hợp nhất nhằm kiến tạo hòa bình và tự do”, có tác dụng bổ xung cho rất nhiều khiếm khuyết mà LHQ đang mắc phải (thi du, Tầu Cộng âm mưu lợi dụng LHQ cho mục tiêu Hán hóa toàn cầu chẳng hạn). Mà: "Tổ chức này sẽ hành động nếu Liên Hiệp Quốc thất bại nhằm khôi phục lại sự sống ở những vùng khốn khổ như Darfur, chống HIV Aids ở Sahara, đề ra các chính sách chống lại cuộc khủng hoảng môi sinh, cung cấp cơ hội thương mại cho những ai đi theo con đường tự do trong kinh tế và chính trị và thực hiện các biện pháp cần thiết đối với các vùng chưa đạt đến trình độ chung."

Về châu Á Thái Bình Dương, ông cho rằng: "Sức mạnh trên thế giới đang chuyển về phương Đông, Á Châu Thái Bình Dương đang lên. Nếu giữ vững vùng này của thế giới, thế kỷ này sẽ trở nên an hòa hơn cho cả Mỹ và Á Châu, cả sung túc lẫn tự do."

Do đó, đối với Nhật, ông chủ trương giúp Nhật trở thành một thành viên trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Đối với Tầu Cộng, ông cho rằng:

Trung Hoa vẫn lớn tiếng nói là: họ phát triển trong hòa bình nhưng chẳng thể giải thích được tại sao họ lại tăng cường quân lực. Khi Trung Hoa đóng tiềm thủy đĩnh, gia tăng hàng trăm oanh tạc cơ, tối tân hóa kho vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn, thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh. Hoa Kỳ phải tự hỏi về ý đồ sau các hành động khiêu khích ấy. Khi Trung Hoa đe dọa nền dân chủ ở Đài Loan bằng khối lượng khổng lồ hỏa tiễn và các vũ khí khác, Hoa Kỳ phải ghi nhận. Khi Trung Hoa kết thân về kinh tế và chính trị với các quốc gia hung đồ như Miến Điện, Sudan, Zimbabwe các căng thẳng gia tăng. Khi Trung Hoa đề nghị một diễn đàn hợp tác kinh tế nhằm gạt Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu, “nước Mỹ sẽ hành động”.



B. Các Vấn Đề - Đường Lối, Biện Pháp.

(Trích dịch từ: http://www.johnmccain.com/Informing/Issues/)

1. Kinh Tế: Đề ra các biện pháp tức thời nhằm cung cấp trợ giúp tức khắc cho các gia đình Mỹ đang cần trợ giúp, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết dài hạn hơn nhằm bảo đảm sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ và vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới; như: giúp dân Mỹ đối phó với nạn vật giá leo thang; giúp dân trong cuộc khủng hoảng nhà cửa; giảm thuế; giảm chi phí chính phủ, khuyến khích mậu dịch và cạnh tranh; tăng cường an ninh công việc và trợ giúp người thất nghiệp, v.v...

2. Y Tế: Đem chi phí y tế đang ngày càng gia tăng xuống mức cần thiết là cách duy nhất để chặn đứng sự xói mòn các chi phí y tế có thể chấp nhận được, bảo vệ hai chương trình Medicare và Medicaid, bảo về các quyền lợi y tế cho người về hưu, và cho phép các công ty được cạnh tranh một cách có hiệu quả trên thế giới. Cụ thể là: canh tân hầu có thể giảm chi phí bảo hiểm y tế đến mức mọi người có thể mua được; bảo đảm bảo hiểm cho những người có bệnh ngặt nghèo; giúp đỡ các trẻ em bị bệnh rối loạn thần kinh - autism, v.v...

3. An Ninh Quốc Gia: Có viễn kiến cần thiết và kinh nghiệm vô địch để lãnh chức Tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ cũng như biến báo hệ thống quốc phòng cho nhu cầu "bảo tồn và bảo vệ" các công dân Mỹ trước các nhu cầu của một thế giới đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng nguy hiểm hơn. Cụ thể: xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh trong một thế giới nguy hiểm; chống các thành phần Hồi giáo cực đoan có khuynh hướng bạo động và các chiến thuật của chúng; ủng hộ một chương trình hỏa tiễn phòng vệ có hiệu quả; gia tăng kích thước của quân đội; hiện đại hóa các binh chủng; chi tiêu quốc phòng một cách khôn khéo hơn; chăm sóc các binh sĩ và gia đình của họ; vinh danh những nỗ lực của Mỹ nhằm hết lòng giúp đỡ các cựu chiến binh và chiến sĩ về hưu.

4. Giáo Dục: Nước Mỹ theo đuổi mục tiêu bình đẳng; sẽ không có bình đẳng về cơ hội nếu không có bình đẳng về một nền giáo dục xuất chúng. Do vậy, nền giáo dục Mỹ phải dựa trên sự xuất sắc, sự chọn lựa, và sự cạnh tranh.

5. Iraq: Về mặt chiến lược và đạo đức Mỹ có trách nhiệm phải ủng hộ chính phủ Iraq cho đến khi họ có đủ khả năng tự trị và bảo đảm an ninh cho dân chúng Iraq; mà cách thức tốt nhất để bảo đảm một nền hòa bình và an ninh lâu dài cho Iraq là thành lập một nhà nước Iraq ổn định, thịnh vượng và dân chủ.Khi nào các lực lượng Iraq đủ sức bảo đảm an ninh và ổn định cho nước họ, khi ấy quân Mỹ có thể rút về.

6. Thay Đổi Khí Hậu: Sẽ thành lập một hệ thống thị trường nhằm đối phó với nạn thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng các kỹ thuật tân tiến, và củng cố nền kinh tế; hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm bảo đảm sự cung ứng năng lượng trong tương lai, nhằm tạo ra những cơ hội cho kỹ nghệ Mỹ, và nhằm tạo một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ mai sau. Cụ thể: tái ấn định mức khí thải theo "cap and trade" (5) xuống còn 66% dưới mức 2005 vào năm 2050; canh tân, phát triển, và đưa vào thị trường các kỹ thuật mới; nuôi dưỡng một nền kinh tế phát triển nhanh và sạch; cung ứng vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực quốc tế nhắm vào việc nâng cao hiệu suất; thành lập kế hoạch khả thi để đối phó với sự hâm nóng toàn cầu.

7. Cựu Chiến Binh: Phải cung cấp các dịch vụ cho các binh lính và gia đình họ khi khi họ đang trên đường thi hành công vụ, phải tạo điều kiện cho các cựu chiến binh hội nhập với đời sống dân sự, phải vinh danh và không bao giờ được quên ơn những người tử sĩ.

8. Di Dân: An ninh biên giới phải được bảo đảm, và chính phủ liên bang đã thất bại trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới; thiết lập quan hệ đồng minh thân cận với Mễ và các nước châu Mỹ Latin nhằm triệt tiêu các nhà độc tài kiểu Hugo Chavez; công nhận sự quan trọng của việc hòa đồng các sắc dân di trú; công nhận sự quan trọng của một thị trường lao động uyển chuyển đối với các xí nghiệp và nhất là kinh tế; công nhận rằng Mỹ sẽ luôn luôn là một "thành phố sáng chói trên đỉnh đồi", một hành lang hy vọng và là cơ hội cho ai muốn tìm kiếm một đời sống tốt hơn bằng lao động cần cù và sự lạc quan.

9. Sự Tôn Nghiêm của Đời Sống: Do trải qua thời gian trong tù của bọn Việt gian, bị đánh đập tra tấn, McCain đã nhìn ra từ các bạn đồng tù sức mạnh của tinh thần con người và ý chí muốn thắng cái ác, ông theo đuổi sự bảo vệ tư cách con người và sẽ đưa mục tiêu này vào vai trò tổng thống của ông.

10. Tu Chính Hiến Pháp Số 2: Duy trì và bảo vệ điều khoản cho phép công dân dùng súng, nhưng phải bảo đảm các tội ác vi hiến phải bị xét xử đến nơi đến chốn, chứ không phải giới hạn quyền hiến định của các công dân trong việc tự võ trang.

11. Triết Lý về Tư Pháp: McCain tin rằng một trong những đe dọa nghiêm trọng nhất đến sự tự do và khuôn khổ Hiến Pháp là loại chánh án muốn lạm dụng quyền hạn được giao phó. Do đó, ông chỉ đề cử các chánh án thấu hiểu rằng vai trò của họ là áp dụng luật một cách đúng nghĩa như đã được ghi chép, chứ không phải là áp đặt ý kiến của họ vào phán quyết nơi tòa án.

12. Cải Cách về Cung Cách Hành Xử - Ethics: Một chính quyền "của dân, do dân, và vì dân" phải duy trì sự trung thành với tôn chỉ đó. Vì thế nước Mỹ cần đến lãnh đạo cống hiến cho quyền lợi chung, chứ không phải đặc quyền. Vì thế những công chức phải có nhiệm vụ yêu nước để toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi quốc gia, nhằm dẫn dắt chính chúng ta theo cách thức xứng đáng với người dân mà chúng ta được đặc ân phục vụ.

13. Di Sản Thiên Nhiên: Ngoài việc phải hết mình bảo đảm một bầu không khí và nước dùng trong sạch, cần phải giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu bằng cách kêu gọi cả nước có hành động trước một vấn đề mà chúng ta không thể bỏ qua được nữa.

14. Chương Trình Không Gian: Một trong các đặc tính của người Mỹ là sự tò mò và tính thích thám hiểm. Do đó McCain ủng hô chương trình không gian của cơ quan NASA, trong đó có cả việc đưa người trở lại mặt trăng để chuẩn bị cho một tiền trạm thám hiểm Hỏa Tinh.



§ Nghị Luận Tranh Cử.

Xin vào trang:

Tiếng Việt: http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%20199.htm)
Tiêng Mỹ: http://www.foreignaffairs.org/20071101faessay86602/john-mccain/an-enduring-peace-built-on-freedom.html)





BARACK OBAMA.

§ Vài Hàng Tiểu Sử.

a. Họ và Tên: Barack Hussein Obama.

b. Ngày và Nơi Sinh: 04-08-1961 tại Hawaii

c. Cư Ngụ: Chicago, Illinois, cao 1m87

d. Gia đình: Lập gia đình năm 1992 với bà Michelle, có hai con gái là Malisa và Sasha.

e. Gia Cảnh và Quá Trình Hoạt Động:

Cha là Barack Obama, Sr., người tỉnh Nyanza, Kenya - Phi châu, mẹ tên Ann Dunham, người sống ở tiểu bang Kansas. Obama sinh sống bằng nghề chăn nuôi dê với cha, vốn là một người hầu "nội địa" của người Anh. Tuy sinh ra trong thế giới Hồi Giáo, cha của Obama đã từng có lúc là người vô thần.

Mẹ tên Ann Dunham, sinh trưởng tại Wichita, Kansas. Trong thời kỳ đại khủng hoảng, cha ông làm và sống trong một cơ sở khoan dầu. Sau khi người Nhật tấn công Trân Châu Cảng, ông tình nguyện nhập ngũ trong quân đội do tướng Patton chỉ huy. Mẹ ông lúc ấy làm việc trong một dây chuyền sản xuất oanh tạc cơ. Sau Thế Chiến II, họ được tiêu chuẩn cựu chiến binh, tậu một căn nhà ở Hawaii theo chương trình Trợ Cấp Nhà Liên Bang.

Cũng vào giai đoạn này, Cha Barack được học bổng cho phép ông rời Kenya đến Hawaii. Vào lúc Obama ra đời năm 1961, cha mẹ ông đang là sinh viên Trung Tâm Đông-Tây thuộc ĐH Hawaii tại Manoa.

Cha mẹ Obama ly thân năm 1963 và sau đó ly dị. Cha ông theo học ĐH Havard rồi sau đó trở về Kenya. Mẹ ông tái giá với một sinh viên cùng trường người Indonesia năm 1967, và gia đình di chuyển đến Jakarta. Obama theo học tại Jakarta bằng tiếng Indo.

Bốn năm sau ông trở về Hawaii sống với ông bà ngoại, Madelyn và Stanley, và sau đó với mẹ ông (qua đời năm 1995 vì bị ung thư tử cung).

Obama ghi danh học lớp năm và tốt nghiệp năm 1979. Lúc ấy ông là một trong ba học sinh da đen duy nhất trong trường. Đây cũng là nơi Obama trở nên có ý thức về chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và ý nghĩa của việc là một người Mỹ gốc Phi châu.

Cha ông tử nạn xe cộ năm 1982, còn Obama chỉ gặp cha có một lần năm 1971, sau khi cha mẹ ly dị. Ông công nhận có vướng vào rượu, cần sa và bạch phiến khi ở tuổi dậy thì.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại ĐH Occidental tại Los Angeles trong vòng 2 năm, sau đó chuyển sang học ĐH Colombia tại New York và tốt nghiệp bằng Khoa Học Chính Trị tại đây.

Sau khi làm việc cho hãng Business International Corporation và NYPIRG, Obama di chuyển đến Chicago năm 1985 và làm việc với chức vụ tổ chức một cộng đồng các cư dân có lợi tức thấp trong địa hạt Roseland của thành phố Chicago và chương trình phát triển trợ giúp nơi cư trú Altgeld Gardens tại phía nam thành phố.

Trong thời gian này, Obama tuyên bố ông "không sinh ra trong một gia đình tôn giáo," và gia nhập Giáp Hội Chúa Kitô Ba Ngôi Nên Một - Trinity United Church of Christ. Ông cũng về viếng thân nhân tại Kenya, trong đó có phần mộ của cha và ông nội của ông.

Năm 1988, Obama theo học ĐH Luật Harvard. Đến năm 1990, ông được bầu làm chủ nhiệm tạp chí Harvard Law Review, và ra trường năm 1991.

Sau khi tốt nghiệp, Obama quay trở về Chicago để làm một luật sư chuyên về các vấn đề dân quyền cho công ty Miner, Barnhill & Garlland. Cùng lúc, ông dạy tại Trường Luật, ĐH Chicago, và giúp tổ chức các phong trào tham gia ghi danh bầu cử trong cuộc vận động tranh cử của Bill Clinton năm 1992.

Các hoạt động nêu trên của Obama dẫn đến việc ông tranh cử chức Thượng nghị sĩ Dân Chủ tiểu bang Illinois, và đắc cử ở địa hạt phía nam năm 1996.

Trong những năm này, ông sinh hoạt với cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong việc soạn thảo các đạo luật về cách hành xử, phát triển hệ thống y tế, và các chương trình giáo dục ấu nhi cho các gia đình nghèo. Ông cũng sáng lập ra hệ thống giảm thuế cho các công nhân nghèo. Và sau khi một số tù nhân bị tử hình một cách oan uổng, ông đã hợp tác với các viên chức công lực địa phương để đòi hỏi việc thu hình các phiên điều tra và thú tội của tù nhân trong mọi trường hợp tử tội.

Năm 2000, Obama đã không thành công trong việc thay thế chức vụ Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ để thế chỗ dân biểu đã tại chức 4 nhiệm kỳ Bobby Rush.

Sau biến cố 9/11, Obama đã phản đối việc tấn công Iraq của TT Bush. Khi phát biểu cảm tưởng chống cuộc chiến Iraq tháng 10, 2002 tại Tòa Nhà Liên Bang thuộc Chicago, Obama vẫn còn là một TNS tiểu bang Illinois:

"Tôi không chống chiến mọi cuộc chiến. Tôi chống các cuộc chiến dại dột. Cái mà tôi chống là các nỗ lực không chính đáng của Richard Perle và Paul Wolfowitz và các chủ sự khác, ... trong Nội các này nhằm đẩy ý tưởng và lịch trình hành động của họ lên cổ chúng ta, bất chấp giá sinh mạng và các khó khăn."

và:

"Hắn [Saddam Hussein] là kẻ tà ác. Thế giới này, và nhân dân Iraq, sẽ khá hơn nếu không có hắn. Nhưng tôi cũng biết rằng Saddam không tạo ra một đe dọa nghiêm trọng nào cho Mỹ, hoặc các nước lân bang, rằng nền kinh tế Iraq đang rung động, rằng quân đội Iraq chỉ còn sức mạnh của một phần so với trước, và rằng với sự tiếp tay của thế giới hắn có thể bị bao vây cho đến khi, cũng giống như các tên tiểu độc tài khác, hắn sẽ sa vào sọt cặn bã của lịch sử."


"Tôi biết rằng ngay cả một cuộc chiến thành công tại Iraq cũng đòi hỏi Mỹ phải chiếm đóng trong một thời gian không biết trước, một giá phải trả không biết trước, với các hậu quả không lường trước. Tôi biết rằng một cuộc tấn công vào Iraq mà không có một lý do rõ ràng cũng như không có sự tham gia ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế sẽ chỉ quạt thêm ngọn lửa Trung Đông, và khích lệ điều tệ hại nhất, thay vì điều tốt nhất, kích động thế giới Ả-rập và tăng cường sức tuyển mộ của al Qaeda mà thôi."

Năm 2003 chiến tranh Iraq xảy ra và Obama quyết định ra tranh cử chức Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ điền khuyết chỗ do Nghị sĩ Cộng Hòa Peter Fitzgerald bỏ lại. Trong cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân Chủ năm 2004, Obama thắng 52% số phiếu đánh bại nhà triệu phú Blair Hull và Giám sát viên tiểu bang Illioins Daniel Hynes.

Sau kỳ hội nghị toàn quốc đảng Dân Chủ năm 2004, Obama tái ứng cử cạnh tranh với ứng cử viên Cộng Hòa Jack Ryain. Nhưng đến tháng 06, 2004, Ryan phải rút lui sau khi các hành động lem nhem tình dục của ông bị vợ là nữ tài tử Jeri Ryan tiết lộ. Trong cuộc bầu cử năm 2004, Obama giành được 70% số phiếu so với ứng cử viên đối thủ thuộc đảng Cộng Hòa, Alan Keyses, cũng là người da đen.

Sau khi nhậm chức ngày 04-01-2005, Obama kết hợp với TNS Cộng Hòa Richard Lugar thuộc tiểu bang Indiana đề xuất đạo luật nhằm gia hạn việc tiêu hủy các loại võ khí hủy diệt hàng loạt tại Đông Âu và Nga. Sau đó ông cùng TNS Cộng Hòa Tom Corburn thuộc tiểu bang Oklahoma thành lập một website theo dõi mọi chi tiêu của chính quyền liên bang.

Obama cũng là người đầu tiên đề cao sự nguy hại của nạn cúm gia cầm tại Thượng Viện, bênh vực các nạn nhân trận bão Katrina, đẩy mạnh việc phát triển nhiên liệu thay thế và dẫn đầu cuộc tranh đấu cho quyền lợi của các cựu chiến binh Mỹ. Ông cũng hợp tác với Dân biểu Dân Chủ Russ Feingold thuộc tiểu bang Wisconsin nhằm ngán cấm việc tặng quà du lịch trên các chuyến bay tư của các nhà vận động hành lang dành cho các thành viên Quốc Hội.

Trong công ty luật Sidley Austin tại Chicago, Obama đã gặp gỡ vợ ông, Michelle, năm 1988. Họ đã thành hôn tháng 10-1992 và hiện đang sống tại Kenwood Khu Nam thành phố Chicago với 2 con gái là Malia (sinh năm 1999) và Sasha (sinh năm 2001).


e. Tôn Giáo: Tin Lành, giáo phái United Church of Christ.

f. Học Vấn:

- Tốt nghiệp ngành Khoa Học Chính Trị - Political Science, ĐH Columbia năm 1983.

- Bằng Luật ĐH Havard năm 1991, ngành J.D. - Magna Cum Laude (Juris Doctor - Tiến Sĩ Luật, Danh Dự Cao).

- Từng theo học ĐH Occidental.

g. Nghề Nghiệp:

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ tiểu bang Illinois, tuyên thệ ngày 04-01-2005.

* Hoạt Động trong Chính Quyền:

- Y Tế, Giáo Dục, có chân trong Ủy Ban Lao Động và Hưu Bổng.

- Ủy Ban Đặc Tránh Đối Ngoại.

- Ủy Ban Cựu Chiến Binh.

- Từng phục vụ trong Ủy Ban Môi Trường và Công Tác Công Cộng trong giai đoạn 2005-2006.

h. Sách:

- Những Ước Mơ từ Cha Tôi: Một Câu Chuyện về Chủng Tộc và Thừa Kế -- Dreams From My Father: A Story of Race and Inheritance (1995), đoạt giải Gammy cho ấn bản âm thanh.

- Khát Vọng của Hy Vọng: Các Ý Tưởng về Việc Khôi Phục Giấc Mơ Hoa Kỳ -- The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream (2006)

- Đòi Hỏi Cả Một Quốc Gia: Làm Cách Nào Những Kẻ Xa Lạ Trở Thành Gia Đình khi Bừng Tỉnh Từ Cơn Bão Lụt Katrina -- It Takes a Nation: How Strangers Became Family in the Wake of Hurricane Katrina (2006)

(http://www.biography.com/search/article.do?id=12782369&page=1)



§ Chủ Trương - Đường Lối.

A. Chủ Trương.

Chủ trương của Obama được đánh mạnh lên hàng đầu trong các buổi tranh cử của ông: Chúng Ta Có Thể Tạo Ra Thay Đổi. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là kết hợp lượng đảng để tạo sức mạnh.

Và để có thể thay đổi ta có thể thấy tư tưởng chỉ đạo của Obama có đăng làm tựa cho trang web tranh cử của ông:

"TÔI ĐANG MỜI BẠN TIN.
Không phải chỉ vào khả năng của tôi trong việc đem lại sự thay đổi thật sự tại Washington ... Tôi mời bạn hãy tin vào chính bạn."

"I'AM ASKING YOU TO BELIEVE.
Not just in my ability to bring about real change in Washington ... I'm asking you to believe in yours."

(http://www.barackobama.com/index.php)



Cụ thể hơn, ta có thể thấy Obama theo đuổi chủ trương dùng ngoại giao hội nhập thế giới, trong đó sức mạnh quân sự được củng cố để làm tạo thế mạnh trên trường ngoại giao.

Trên mặt ngoại giao, Obama nhìn nhận và muốn củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Obama có chủ trương giống kiểu Clinton đã làm trước kia, và nay là bà Hillary Clinton muốn theo đuổi, đó là củng cố Liên Hiệp Quốc, và từ cơ quan này vai trò của Mỹ được củng cố.

Chúng ta nên nhớ lại rằng biến cố 911 đã được bọn khủng bố lập kế hoạch từ thời Clinton, và do sự lơ là của Clinton mà chúng mới có cơ hội ra tay trước. Vậy có thể nói kế hoạch an ninh của Clinton chứng tỏ sự bất lực của một tay cựu phản chiến khi lãnh trách nhiệm là một tổng thống Mỹ. Cho đến nay, cơ quan Liên Hiệp Quốc trở thành một tổ chức rất lỏng lẻo và không có thực lực cũng như thực quyền để theo đúng cái chủ trương phục vụ nhân sinh mà tổ chức này theo đuổi.

Chính chủ trương của Clinton đã khiến cho Tầu Cộng "mọc cánh" và ngấm ngầm khuynh loát LHQ như hiện nay. Do đó, mức độ khả thi của việc canh tân LHQ theo chủ trương của Obama là điều chúng ta nên suy nghĩ.

Về đối sách với Tầu Cộng, chủ trương của Obama được thể hiện khá rõ trong bài nghị luận, nó rất giống kiểu của Hillary Clinton, tức là "khuyến khích" sự hợp tác thay vì đưa ra và giải quyết vấn đề:

"... Khi Tầu Cộng vươn lên trong khi Nhật và Nam Hàn tái khẳng định vị trí của họ, tôi sẽ tìm cách tạo ra một khung hiệu quả hơn tại Á châu mà cái khuôn khổ này sẽ đi xa hơn khuôn khổ các hiệp định song phương, các cuộc họp thượng đỉnh, hoặc các sắp xếp có chủ đích, như kiểu thảo luận sáu bên về Bắc Hàn chẳng hạn. Chúng ta cần đến một thượng tầng cấu trúc bao gồm các nước châu Á có thể khích lệ sự ổn định và thịnh vượng trong vùng cũng như góp phần trong việc đôi phó với các loại đe dọa liên quốc gia, từ các ổ khủng bố ở Phillipines đến nạn cúm gia cầm tại Inđô. Tôi sẽ khuyến khích Tầu giữ một vai trò có trách nhiệm như một thế lực đang lớn mạnh – để dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề của thế kỷ 21 này. Chúng ta sẽ cạnh tranh với Tầu trong một số lãnh vực và hợp tác trong một số lãnh vực khác. Thách đố chính của chúng ta là xây dựng một quan hệ trong đó sự hợp tác được nới rộng trong khi tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng ta."



B. Các Vấn Đề - Đường Lối, Biện Pháp.

1. Dân Quyền:

Không có quyền căn bản nào dành cho người Mỹ ngoài quyền tự do đầu phiếu. Trước bối cảnh của Đạo Luật Đầu Phiếu -- Voting Rights Act 1965, các loại rào cản như thi biết đọc biết viết, đòi hỏi về thuế tài sản và bầu cử đã làm tê liệt nhiều người Mỹ, đặc biệt là thành phần thiểu số. Hơn 40 năm sau, vẫn còn nhiều trở ngại trong việc bảo đảm các công dân có khả năng đi bầu.

2. Thành Phần Tàn Tật:

"Chúng ta phải xây dựng một thế giới trong đó các cản trở không cần thiết, các thứ nhàm chán, và nạn kỳ thị .... các chính sách phải được phát triển, các hành vi phải được hình thành, và các cấu trúc và cơ quan phải được thiết kế để bảo đảm rằng mọi người có cơ hội được đi học theo nhu cầu và được sống độc lập như một công dân toàn phần trong cộng đồng của họ."

3. Kinh Tế:

Phát triển một lịch trình kinh tế thế kỷ 21 nhằm bảo đảm Mỹ có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, và bảo đảm giai cấp trung lưu phải thịnh vượng và phát triển; bằng cách gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, độc lập về năng lượng, giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hiện đại hóa và đơn giản hóa luật thuế khóa hầu nó có thể cung ứng cơ hội tốt hơn và giúp đỡ nhiều người Mỹ hơn; và áp dụng các chính sách mậu dịch tạo lợi thế cho giới thợ thuyền Mỹ cũng như tăng cường xuất cảng hàng hóa Mỹ.

4. Giáo Dục:

Nhà trường phải là nơi chẳng những chuẩn bị cho học sinh hội đủ đòi hỏi của một nền kinh tế toàn cầu, mà còn phải giúp học sinh coi đó là nơi tham gia các hoạt động dân sự. Củng cố hệ thống trường công để cực đại hóa thứ tài nguyên thiên nhiên giầu có nhất -- dân chúng Hoa Kỳ; điển hình là trang bị thêm cho các học khu đang nghèo, cả thành thị lẫn thôn quê, với sự ủng hộ và tài nguyên cần thiết hầu cung cấp cho các học sinh kém lợi thế một cơ hội có thể vươn lên đến toàn bộ khả năng của mình.

5. Năng Lượng và Môi Sinh.

Giảm lượng khí thải carbon đến mức 80% thấp hơn so với mức của năm 1990 vào thời điểm 2050; đầu tư 150 tỉ mỹ kim trong vòng 10 năm vào các chương trình năng lượng sạch; ủng hộ các loại năng lượng thế hệ mới như tế bào nhiên liệu ethanol, phát triển các nhà máy sản xuất năng lượng sinh học, thành lập đạo luật án định tiêu chuẩn giới hạn khí thải, gia tăng số nhiên liệu tái sinh; tăng cường hiệu xuất năng lượng đến mức 50% vào năm 2030, v.v...

6. Cung Cách Hành Xử - Ethics:

Minh bạch hóa các cuộc vận động hành lang tại Washington; minh bạch hóa các giao kèo liên bang, mức thuế và mức lợi tức; đem người dân Mỹ vào chính quyền; giải phóng Hành Pháp khỏi ảnh hưởng của các nhóm quyền lợi, v.v...

7. Niềm Tin:

Obama công khai tranh luận về việc cải đạo của ông tháng 06, 2006, và về nhu cầu tranh luận sâu rộng hơn vai trò của niềm tin trong đời sống Mỹ.

8. Gia Đình:

Gia đình mạnh sẽ giúp con cái thành công và gắn kết xã hội lại với nhau. Do đó, Obama không tin rằng chúng ta đơn giản chỉ làm luật về gia đình mạnh khỏe, các tài khéo làm cha mẹ hoặc thành công về kinh tế là đủ, mà còn phải loại bỏ mọi cản trở mà bậc cha mẹ phải đối đầu và cung cấp các dụng cụ cần thiết giúp họ thành công.

9. Ngân Sách Chính Phủ:

Phải giảm chi tiêu trong ngân sách liên bang để thay thế vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở cầu, đường, cảng, cũng như các đầu tư quan yếu khác như giáo dục và cải cách y tế và hưu bổng cho người già, v.v... bằng cách phục hồi kỷ luật hành chánh tại Washington và biến hệ thống hiện nay trở thành công bằng hơn và hiệu quả hơn.

10. Chính sách ngoại giao:

Lập tức tiến hành việc rút quân khỏi Iraq trong vòng 16 tháng; tạo áp lực khiến các lãnh tụ Iraq phải hòa giải với nhau; lập ké hoạch ngoại giao đột phá trong vùng để ổn định vùng; trợ giúp nhân đạo cho dân tị nạn Iraq; tạo áp lực với Iran bằng thuần túy ngoại giao và kinh tế; chống lại việc dùng lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq để tấn công Iran; canh tân ngoại giao Mỹ; chấm dứt cuộc chiến chống al Qaeda và lãnh đạo thế giới chống các đe dọa của thế kỳ 21: võ khí nguyên tử và khủng bố, thay đổi khí hậu toàn cầu cũng như nạn nghèo đói, tội ác diệt chủng và bệnh tật, v.v.... "Và tôi một lần nữa muốn gửi một thông điệp đến các khuôn mặt đang mỏi mòn chờ đợi bên kia bờ đại dương, rằng 'Quý vị có liên quan đến chúng tôi. Tương lai của quý vị là tương lai của chúng tôi. Và thời điểm của chúng ta chính là lúc này."

11. Y Tế:

".... Đây là lúc phải đem các xí nghiệp, cộng đồng y khoa, và thành viên của cả hai đảng tập trung vào giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, đây là lúc mà kỹ nghệ dược phòng và bảo hiểm phải biết rằng trong khi họ sẽ có một chỗ ngồi trong bàn họp, họ không thể mua mọi chỗ ngồi." Bằng cách: bán bảo hiểm với giá hợp lý cho mọi người; giảm giá bằng cách hiện đại hóa hệ thống y tế Mỹ; đấu tranh nhằm đạt được các đề xuất mới.

12. Nội An:

Chi phí cho nội an dựa trên mức độ bất an hơn là đồng đều. Củng cố an ninh cho các nhà máy hóa chất và nước dùng để gia tăng việc đề phòng các biến cố; bảo vệ dân cư khỏi các loại phóng xạ điện từ, v.v....

13. Di Dân:

Phải đưa gia giải pháp thực sự cho vấn đề di dân, thay vì chỉ tranh luận gây chia rẽ quốc gia. Sự chia rẽ đã làm vấn đề di dân lậu trở nên tồi tệ hơn, biên giới kém an ninh hơn bao giờ hết và một nền kinh tế lệ thuộc vào hàng triệu lao công sống trong bóng tối: Tạo ra an ninh biên giới; cải tiến hệ thống di trú hiện nay; loại trừ các động lực lôi kéo di dân lậu vào Mỹ; đem di dân lậu ra ánh sáng; "làm việc" với chính quyền Mễ, v.v....

14. Iraq:

Xin đọc điều 10 trên và bài nghị luận tranh cử bên dưới.

15. Chống Nghèo Đói:

Giúp đỡ 37 triệu người Mỹ nghèo như: tăng số công ăn việc làm; việc làm phải là việc có lương cho mọi người Mỹ; củng cố đời sống gia đình; tăng số nhà trợ cấp qua các chương trình housing; giải quyết các vùng nghèo khó bằng cách thành lập 20 đặc khu Láng Giềng Hứa Hẹn, bảo đảm việc đầu tự địa phương trong mỗi cộng đồng nghèo thành phố.

16. Thôn Quê:

Bảo đảm cơ hội kinh tế cho gia đình các nông gia; ủng hộ việc phát triển kinh tế nông thôn; cải tổ tiêu chuẩn đời sống nông thôn.

17. Phục Vụ Xã Hội:

Giúp mọi người Mỹ có thể phục vụ; kết hợp phục vụ và học hỏi; đầu tư vào các tổ chức bất vụ lợi, v.v....

18. Người Già và An Sinh Xã Hội:

Bảo vệ chương trình an sinh xã hội cho người già; tăng cường các quỹ tiết kiệm hưu trí; cung cấp các chương trình bảo hiểm y tế giá rẻ; bảo vệ và vinh danh các vị cao niên.

19. Kỹ Thuật:

Bảo đảm một hệ thống Internet tự do; thiết lập sự trong sáng và liên kết dân chủ; khuyến khích một hệ thống hạ tầng thông tin hiện đại; dùng kỹ thuật để giải quyết các vấn nạn quốc gia; tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ.

20. Chính Sách Về Trung Tâm Đô Thị - Urban:

Tăng cường hoạt động của liên bang đối với các thành phố; kích thích kinh tế trong các trung tâm dân cư thành phố; trợ cấp gia cư; chống nghèo khó; giáo dục đô thị; tội ác và thi hành luật pháp; tăng cường nội an; giúp đỡ các gia đình, v.v...

21. Cựu Chiến Binh:

Thành lập quỹ cựu chiến binh; giúp đỡ những chiến sĩ vừa giải ngũ; tăng cường hệ thống trị liệu bệnh tâm thần, v.v...



§ Nghị Luận Tranh Cử.

Canh Tân Vai Trò Lãnh Đạo của Mỹ - Renewing American Leadership

Barack Obama

Dịch từ tạp chí Foreign Affairs, số tháng 8/9-2007.

Tóm Lược: Sau Iraq, chúng ta có thể sẽ tìm cách lui về. Đó có thể là một sai lầm. Giai đoạn lịch sử của Mỹ chưa chấm dứt, nhưng phải biết nắm bắt tình hình mới. Chúng ta phải đưa cuộc chiến vào một kết cuộc có trách nhiệm và rồi canh tân vai trò lãnh đạo của chúng ta -- về quân sự, ngoại giao, và đạo đức -- để có thể đối phó với các đe dọa mới và đầu tư vào các cơ hội mới. Nước Mỹ không thể đơn độc đối đầu với các thách đố mới của thế kỷ này; mà thế giới cũng chẳng đối phó nổi nếu không có Mỹ.



AN NINH CHUNG CHO NHÂN BẢN CHUNG CỦA CHÚNG TA

Vào giai đoạn hỗn mang trong thế kỷ trước, những lãnh tụ Mỹ như Franklin Roosevelt, Harry Truman, và John F. Kennedy đã khéo léo để vừa bảo vệ dân Mỹ lại vừa phát triển cơ hội cho thế hệ tiếp theo. Điều đi xa hơn nữa, là họ đã bảo đảm rằng Mỹ, qua hành động và thí dụ, đã dẫn đầu và nâng thế giới - rằng chúng ta đứng lên và chiến đấu cho sự tự do mà hàng tỷ người nằm ngoài biên giới lãnh thổ của chúng ta đang tìm kiếm.

Khi Roosevelt thành lập một quân đội hùng mạnh mà thế giới chưa từng thấy, nguyên tắc Bốn Quyền Tự Do (1) đã đưa ra lý do để chúng ta phải chiến đấu chống lại chế độ Phát-xít. Truman đã đứng đầu trong việc thành lập một cấu trúc nhằm đáp ứng với sự đe dọa của Liên Xô -- một cấu trúc sóng đôi sức mạnh quân sự với Kế Hoạch Marshall và giúp bảo đảm cho sự hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Khi chủ nghĩa thực dân rung chuyển và Liên Xô đạt được khả năng nguyên tử tương đương, Kennedy đã hiện đại hóa học thuyết quân sự, tăng cường sức mạnh quy ước của chúng ta, và thành lập Binh Chủng Hòa Bình - Peace Corp. và Đồng Minh cho Tiến Bộ. Họ đã dùng sức mạnh để cho mọi nơi trên thế giới thấy rằng Mỹ đang làm hết sức mình.

Ngày nay, chúng ta một lần nữa lại được kêu gọi phải cung ứng vai trò lãnh đạo có thể nhìn thấy được. Các mối đe dọa của thế kỷ này ít nhất phải nguy hiểm như, mà một cách nào đó còn phức tạp hơn, những cái mà chúng ta đã phải đối đầu trong quá khứ. Những mối đe dọa này đến từ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và từ các tổ chức khủng bố toàn cầu với thái độ tách rời hoặc thấu hiểu sự bất công bằng chủ nghĩa tàn sát vô luật pháp. Các đe dọa này đến từ các nước hung đồ liên minh với bọn khủng bố và từ các thế lực đang đi lên có khả năng thách đố cả Mỹ lẫn các căn bản về tự do dân chủ quốc tế. Chúng đến từ các nhược quốc vốn không thể kiểm soát lãnh thổ và cung cấp căn bản đời sống cho dân chúng của họ. Và chúng đến từ một hành tinh đang bị hâm nóng sẽ lan tràn các loại bệnh mới, lan tràn các loại thiên tai, và từ đó cấu thành các cuộc tranh chấp chết người.

Để nhận định được con số và sự phức tạp của các mối đe dọa này không phải là chúng ta không thể bi quan. Nhưng, nó đòi hỏi phải hành động. Các mối đe dọa này đòi hỏi phải có một cái nhìn mới của giới lãnh đạo trong thế kỷ 21 này -- một cái nhìn rút tỉa từ quá khứ nhưng không bị giới hạn bởi các tư tưởng đã lỗi thời. Chính phủ Bush đã đáp ứng với cuộc tấn công không quy ước 9/11 bằng quan niệm quy ước của quá khứ, nhìn tổng thể vấn đề như theo quan niệm quốc gia và chính yếu là gắn liền với giải pháp quân sự. Chính quan niệm sai lạc một cách đáng buồn này đã đẩy chúng ta vào cuộc chiến Iraq mà đáng lẽ ra không bao giờ nên được chấp thuận và không bao giờ nên được tuyên chiến. Trong sự thức tỉnh từ Iraq và vụ nhà tù Abu Ghraib (2), thế giới đã mất tín nhiệm vào các căn bản và mục tiêu của chúng ta.

Sau khi phải trả bằng giá hàng ngàn nhân mạng và hàng tỉ đôla, nhiều người Mỹ có thể tìm cách quay về và chấp nhận mất vai trò lãnh đạo của chúng ta trên thế giới. Nhưng đây là một lỗi lầm mà chúng ta không thể mắc phải. Người Mỹ không thể cô độc chống chọi lại các mối đe dọa của thế kỷ này, và thế giới cũng không thể chống chọi lại chúng nếu không có Mỹ. Chúng ta không thể rút lui khỏi thế giới hoặc nhu nhược chịu thua. Chúng ta phải lãnh đạo thế giới, bằng việc làm và thí dụ cụ thể.

Vai trò lãnh đạo này đòi hỏi chúng ta phải rút tỉa các ý niệm căn bản từ Roosevelt, Truman, và Kennedy -- mà một điều trở thành đúng và thật hơn bao giờ hết: sự an sinh và thịnh vượng của mỗi người Hoa Kỳ phụ thuộc vào sự an sinh và thịnh vượng của những người sống ngoài biên giới của chúng ta. Mà nhiệm vụ của Hợp Chủng Quốc là phải cung ứng vai trò lãnh đạo toàn cầu bắt nguồn từ sự thấu hiểu rằng thế giới chia xẻ một nền an ninh chung và một tính nhân loại chung.

Thời đại của Mỹ chưa chấm dứt, nhưng Mỹ phải nắm bắt một thời đại mới. Cho rằng sức mạnh của Mỹ đang lui dần đến mức tận cùng là xem thường lời hứa vĩ đại và mục tiêu lịch sử của Mỹ trên thế giới. Nếu được bầu làm tổng thống, tôi sẽ bắt đầu canh tân sự hứa hẹn và mục tiêu đó ngay khi tôi nhậm chức.



RA NGOÀI PHẠM VI IRAQ

Để có thể canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, trước hết chúng ta phải đem cuộc chiến Iraq đến một kết thúc có trách nhiệm và tái tập trung vào một vùng Trung Đông rộng lớn hơn. Iraq là cái đã làm phân tán cuộc chiến của chúng ta chống lại bọn khủng bố đã tấn công chúng ta trong biến cố 9/11, và sự thiếu khả năng trong việc điều hành cuộc chiến của các lãnh tụ dân sự làm tệ hơn chiến lược kém cỏi là đưa cuộc chiến Iraq lên hàng đầu. Hiện chúng ta đã mất đi trên 3,300 binh sĩ, và hàng ngàn binh sĩ khác đã phải chịu đựng một vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần.

Các nhân viên nam nữ của chúng ta đã thi hành một cách đáng thán phục trong khi phải hy sinh một cách vô bờ. Đây là lúc để các lãnh tụ dân sự của chúng ta công nhận một sự thực đau lòng: chúng ta không thể áp đặt một giải pháp quân sự trong một cuộc nội chiến giữa hai giáo pháo Sunni và Shiite. Cơ hội tốt nhất để chúng ta bỏ Iraq thành một nơi tốt hơn là tạo áp lực cho những đảng phái lâm chiến tìm ra một giải pháp chính trị lâu dài. Và cách thức hiệu quả nhất để tạo áp lực là bắt đầu một giai đoạn rút quân Mỹ, với mục tiêu là rút toàn bộ quân đội chiến đấu khỏi Iraq vào ngày 31-03-2008 -- một ngày theo như mục tiêu do Nhóm Nghiên Cứu Iraq đưa ra. Cuộc tái phối trí này có thể tạm thời đình chỉ nếu chính phủ Iraq hội đủ mức độ an ninh, chính trị, và kinh tế mà họ đã theo đuổi. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng, sau cùng, chỉ có các lãnh tụ Iraq mới có thể đem lại hòa bình và ổn định cho đất nước của họ.

Cùng lúc, chúng ta phải đưa ra một đề xuất ngoại giao toàn bộ có tầm mức quốc tế và vùng hầu có thể chấm dứt cuộc nội chiến tại Iraq, ngăn chặn sự bành trướng của nó, và giới hạn mức độ phải chịu của người dân Iraq. Để đạt được uy tín trong nỗ lực này, chúng ta phải làm cho rõ ra rằng chúng ta không tìm cách đặt căn cứ vĩnh viễn tại Iraq. Chúng ta nên để lại một con số tối thiểu lực lượng trong vùng ngoài Iraq nhằm bảo vệ các nhân viên và phương tiện, tiếp tục huấn luyện các lực lượng an ninh Iraq, và tận diệt quân al Qaeda.

Tình trạng hỗn mang hiện nay tại Iraq đã khiến cho người ta khó đối phó và giải quyết hơn gấp bội các vấn đề trong vùng -- và nó cũng đã làm cho nhiều trong số các vấn đề này trở thành nguy hiểm hơn. Thay đổi cơ động tại Iraq sẽ cho phép chúng ta tập trung và gây ảnh hưởng vào việc giải quyết cuộc tranh chấp ngày càng tồi tệ hơn giữa Israel và Palestine -- một công việc mà chính phủ Bush đã lãng quên nhiều năm.

Trong hơn ba thập niên, các lãnh tụ Do Thái, Palestine, Arab, và phần còn lại của thế giới đã coi Mỹ dẫn đầu trong nỗ lực xây dựng một con đường dẫn tới hòa bình. Trong vài năm gần đây, tất cả họ đều tìm kiếm trong vô vọng. Điểm khởi sự của chúng ta phải là một sự tham gia rõ ràng và mạnh mẽ vào sự an ninh của Do Thái, vốn là đồng minh mạnh nhất của chúng ta trong vùng và cũng là quốc gia dân chủ duy nhất trong vùng. Sự tham gia này trở thành quan trọng hơn cả khi chúng ta phải đương đầu với các đe dọa ngày càng nhiều trong vùng -- một nước Iran đang củng cố, một nước Iraq đang hỗn loạn, sự tái hoạt động của al Qaeda, sự tái bạo loạn của Hamas và Hezbollah. Bây giờ là lúc hơn bao giờ hết, chúng ta phải tranh đấu để bảo đảm một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với hai nhà nước sống bên nhau trong hòa bình và ổn định. Để làm được như vậy, chúng ta phải giúp Do Thái nhận diện và củng cố các nước bạn thực sự tham gia vào công cuộc hòa bình, trong khi cô lập các nước tìm cách tạo ra tranh chấp và bất ổn. Duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ cho hòa bình và an ninh sẽ đòi hỏi nỗ lực kiên trì và sự tham gia của cá nhân vị tổng thống Mỹ. Mà đó chính là sự tham gia mà tôi sẽ thực hiện.

Trong khắp vùng Trung Đông, chúng ta phải đóng khuôn sức mạnh Mỹ để có thể kích động ngoại giao Mỹ. Thứ ngoại giao cứng rắn, được hỗ trợ bởi toàn bộ mọi dụng cụ của sức mạnh Hoa Kỳ -- chính trị, kinh tế, và quân sự -- có thể đem lại thành công ngay cả khi đối đầu với các đối thủ lâu đời như Syria và Iran. Chính sách của chúng ta trong việc đe dọa và phụ thuộc vào các phe trung gian để triệt tiêu chương trình nguyên tử, việc bảo trợ khủng bố, và sự khiêu khích của Iran trong vùng đang thất bại. Mặc dầu chúng ta không thể loại trừ khả năng dùng quân sự, chúng ta cũng không nên ngần ngại khi đối thoại trực tiếp với Iran. Chính sách ngoại giao của chúng ta nên nhắm vào việc làm gia tăng cái giá mà Iran phải trả nếu họ tiếp tục chương trình hạt nhân của họ bằng cách áp dụng các phương thức phong tỏa nặng nề hơn và gia tăng áp lực từ phía các bạn hàng của Iran. Thế giới phải làm việc để chặn đứng chương trình làm giầu uranium của Iran và ngăn cản Iran trong việc thủ đắc võ khí hạt nhân. Việc để võ khí nguyên tử lọt vào tay một chế độ cuồng tín là nguy hiểm vô cùng. Cùng lúc, chúng ta phải cho Iran -- và đặc biệt là nhân dân Iran -- thấy điều họ có thể đạt được là những thay đổi căn bản: hợp tác kinh tế, an ninh bảo đảm, và quan hệ ngoại giao. Ngoại giao kết hợp với áp lực cũng có thể kéo Syria khỏi đường lối cực đoan sang một vị thế mềm dẻo hơn -- mà cũng là cái, sau đó, giúp ổn định Iraq, cô lập Iran, giải phóng Lebanon khỏi vòng kiềm tỏa của Damacus, và bảo đảm cho Do Thái hơn.



TÁI HOẠT QUÂN ĐỘI

Để canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, chúng ta phải lập tức khởi sự việc tái hoạt (revitalize) quân đội của chúng ta. Một quân đội mạnh, hơn hẳn mọi thứ khác, là cần yếu để duy trì hòa bình. Nhưng không may, theo các lãnh tụ quân sự, là Bộ Binh Mỹ và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang có khủng hoảng. Ngũ Giác Đài không thể bảo đảm có được một đơn vị trong nội địa Mỹ mà hoàn toàn sẵn sàng đáp ứng lại trường hợp một cuộc khủng hoảng mới xuất hiện ngoài Iraq; 88% lực lượng Vệ Binh Quốc Gia không sẵn sàng để được giàn quân tại hải ngoại.

Chúng ta phải dùng lúc này để vừa tái thiết quân đội lại vừa chuẩn bị quân đội cho các nhiệm vụ trong tương lai. Chúng ta phải duy trì khả năng có thể mau chóng đánh bại bất kỳ đe dọa quy ước nào vào nước Mỹ cũng như các quyền lợi sinh tử của chúng ta. Chúng ta cũng phải sẵn sàng vào trận để tấn công các kẻ thù chiến đấu bất cân xứng (3) và thực hiện các chiến dịch thích ứng trên phạm vi toàn cầu.

Chúng ta cũng nên phát triển lực lượng trên bộ bằng cách gia tăng 65,000 binh sĩ bộ binh và 27,000 thủy quân lục chiến. Củng cố các lực lượng này có nghĩa là phải ở trên mức ấn định. Chúng ta phải tuyển mộ thành phần ưu hạng và đầu tư vào khả năng tiến đến thành công của họ. Điều đó có nghĩa là phải cung cấp cho nhân viên nam nữ của chúng ta với các trang bị, áo giáp, động cơ, và huấn luyện hạng nhất -- trong đó có cả các khả năng về ngoại ngữ và khả năng tối cần thiết khác. Mỗi chương trình quốc phòng chính nên được tái lượng định chiếu theo nhu cầu hiện tại, thực tế chiến trường, và các loại đe dọa có khả năng xảy ra. Quân đội của chúng ta phải tái xây dựng đối với một số khả năng và hoán chuyển một số khả năng khác. Cùng lúc, chúng ta phải nỗ lực vào việc có đủ ngân khoản giúp cho Vệ Binh Quốc Gia tái lập được tình trạng sẵn sàng ứng phó.

Củng cố quân đội không cũng vẫn chưa đủ. Là một tổng tư lệnh quân đội, tôi cũng sẽ dùng các lực lượng quân sự một cách khôn ngoan. Khi chúng ta gửi người đến nơi nguy hiểm, tôi sẽ xác định một cách rõ ràng về nhiệm vụ, hội ý các vị tư lệnh quân sự, đánh giá một cách vô tư tình báo, và bảo đảm rằng quân đội của chúng ta có đầy đủ tài nguyên và sự ủng hộ họ cần có. Tôi sẽ không ngần ngại dùng đến quân sự, đơn phương nếu cần, để bảo vệ người Mỹ hoặc các quyền lợi chính yếu của chúng ta khi chúng ta bị tấn công hay đe dọa một cách khẩn cấp.

Chúng ta cũng phải nghĩ đến việc dùng sức mạnh quân sự trong trường hợp ngoài sự tự vệ hầu cung ứng cho an ninh chung trên bình diện toàn cầu -- nhằm hỗ trợ các nước bạn, tham gia vào các hoạt động tái thiết và ổn định, hoặc đối đầu với các hình thức giết người hàng loạt. Nhưng khi dùng quân sự trong trường hợp khác hơn tự vệ, chúng ta nên dùng mọi nỗ lực để có được sự hỗ trợ rõ ràng và sự tham gia của các nước khác -- như TT George H. W. Bush đã làm khi chúng ta dẫn đầu nỗ lực nhằm đẩy quân Saddam Hussein khỏi Kuwait hồi năm 1991. Hậu quả của việc lãng quên bài học đó trong trường hợp cuộc xung đột tại Iraq hiện nay quả là kinh khủng.



CHẤM DỨT SỰ LAN RỘNG CỦA CÁC LOẠI VÕ KHÍ NGUYÊN TỬ

Để canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, chúng ta phải đối phó với đe dọa khẩn cấp nhất đối với nên an ninh Mỹ và thế giới -- sự lan rộng của võ khí, vật liệu, và kỹ thuật nguyên tử cũng như khả năng một loại võ khí nguyên tử lọt vào tay quân khủng bố. Một võ khí kiểu này nổ ra có thể tạo ra kinh hoàng, làm nhẹ tầm mức của biến cố 9/11 và làm rung chuyển từng góc địa cầu.

Như George Shultz, William Perry, Henry Kissinger, và Sam Nunn đã cảnh cáo, các biện pháp hiện nay của chúng ta không đủ để đối phó với đe dọa nguyên tử. Chế độ phi nguyên tử đang bị thách đố, và các chương trình nguyên tử dân sự khác có thể làm lan tràn phương tiện chế tạo các loại võ khí nguyên tử. Al Qaeda đã đặt mục tiêu đem "Hiroshima" vào Mỹ. Quân khủng bố không cần chế tạo võ khí nguyên tử từ đầu; chúng chỉ cần đánh cắp hoặc mua võ khí hoặc vật liệu để lắp ráp. Hiện nay đang có nhiều uranium đã được làm giầu -- một số trong đó không được bảo đảm an ninh -- nằm trong các lò nguyên tử dân sự tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Ở Liên Xô cũ, có ước lượng khoảng 15,000-16,000 võ khí nguyên tử và một kho uranium và plutonium có khả năng được dùng để chế ra 40,000 võ khí -- tất cả đều tản rộng trong phạm vi 11 kinh tuyến giờ. Người ta đã khám phá ra các cuộc buôn lậu vật liệu nguyên tử để bán trên thị trường chợ đen.

Là một tổng thống, tôi sẽ làm việc với các nước khác để bảo đảm, tiêu hủy, và chấm dứt sự lan tràn của các loại võ khí này ngõ hầu có thể giảm thiểu đáng kể sự nguy hại của nguyên tử đối với Mỹ và thế giới. Mỹ phải dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu nhằm bảo đảm toàn bộ các võ khí và vật liệu nguyên tử tại những vị trí bất an trong vòng bốn năm -- là phương thức hữu hiệu để cản trở quân khủng bố thủ đắc một trái bom.

Điều này đòi hỏi một sự hợp tác tích cực của Nga. Mặc dầu chúng ta không ngại ngùng gì khi thúc đẩy dân chủ và các lãnh vực khác nhiều hơn tại Nga, chúng ta phải làm việc với quốc gia này trong các lãnh vực quyền lợi chung -- trên hết, trong việc bảo đảm các loại võ khí và vật liệu nguyên tử phải được bảo đảm. Chúng ta cũng phải làm việc với Nga để cập nhật và đẩy lui sự nguy hiểm của thái độ kiểu nguyên tử Chiến Tranh Lạnh đã lỗi thời và làm nhẹ hơn vai trò của nguyên tử (4). Mỹ phải không hấp tấp sản xuất các loại đầu đạn nguyên tử thế hệ mới. Và chúng ta nên tận dụng các tiến bộ khoa học gần đây để thiết lập một đồng thuận hai bên đằng sau việc ký kết Hiệp Ước Cấm Thử Nghiệm Toàn Bộ - Comprehensive Test Ban Treaty. Tất cả các điều này có thể được thực hiện trong khi duy trì một hệ thống lá chắn nguyên tử mạnh. Những bước này sau cùng sẽ củng cố, chứ không làm suy yếu, nền an ninh của chúng ta.

Khi chúng ta đã khóa được kho nguyên tử hiện nay rồi, tôi sẽ tìm cách thượng lượng để có một sự ngăn cấm có kiểm chứng toàn cầu về việc sản xuất vật liệu dùng chế tạo võ khí nguyên tử. Chúng ta cũng phải ngưng việc phổ biến kỹ thuật vũ khí nguyên tử và bảo đảm rằng các quốc gia không thể thành lập -- hoặc mắp mé thành lập -- một chương trình vũ khí dưới sự bảo đảm rằng phát triển năng lượng nguyên tử hòa bình. Đây là lý do tại sao chính phủ của tôi sẽ lập tức cung cấp một ngân khoản 50 triệu mỹ kim để khởi sự việc thành lập một ngân hàng nhiên liệu và để cập nhật Hiệp Ước Phi Nguyên Tử - Nuclear Nonproliferation Treaty dưới sự kiểm soát của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế. Chúng ta cũng phải thực hiện toàn bộ luật mà Thượng nghị sĩ Richard Lugar và tôi đã thông qua nhằm giúp Mỹ và đồng minh khám phá cũng như chấm dứt việc buôn lậu các loại võ khí hủy diệt hàng loạt trên khắp thế giới.

Sau cùng, chúng ta phải phát triển một liên đoàn quốc tế mạnh mẽ để cản trở không cho Iran thủ đắc võ khí nguyên tử và loại bỏ chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Iran và Bắc Hàn có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua võ trang vùng, tạo ra các điểm nóng nguyên tử nguy hại trong vùng Trung Đông và Đông Á. Để đối phó với các đe dọa này, tôi sẽ không loại bỏ việc dùng quân sự. Nhưng biện pháp đầu tiên của chúng ta là phải duy trì, trực tiếp, và chủ động ngoại giao -- là thứ mà chính phủ Bush đã và đang không có khả năng và không muốn dùng.



ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ TOÀN CẦU

Để canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, chúng ta phải tôi luyện một sự đáp ứng hữu hiệu hơn đối với chủ nghĩa khủng bố đã thâm nhập vào bờ biển của chúng ta ở một mức độ không lường trước như kiểu 9/11. Từ Bali đến London, Baghdad đến Algiers, Mumbai đến Mombasa Madrid, quân khủng bố, những kẻ khước từ sự hiện đại hóa, chống Mỹ, và các thành phần Hồi Giáo không chính thống đã tàn sát và chấn thương hàng chục ngàn người trong thập niên này. Vì địch hoạt động toàn cầu, phải đối phó với chúng một cách toàn cầu.

Chúng ta phải tái tập trung mọi nỗ lực vào Afghanistan và Pakistan -- là mặt trận trung tâm trong cuộc chiến chống al Qaeda -- ngõ hầu chúng ta đối phó với quân khủng bố tại nơi mà chúng có sào huyệt sâu xa nhất. Chiến thắng tại Afghanistan vẫn có khả năng, nhưng chỉ nếu chúng ta hành động nhanh chóng, có tính toán, và một cách quyết định. Chúng ta nên theo đuổi một chiến lược kết hợp mà có thể tái củng cố quân đội của chúng ta tại Afghanistan và tìm cách loại bỏ một số giới hạn do một số đồng minh NATO đặt ra đối với lực lượng của họ. Chiến lược của chúng ta cũng phải bao gồm luôn việc duy trì ngoại giao để cô lập phe Taliban và các chương trình phát triển hữu hiệu hơn nhằm trợ giúp những vùng nơi quân Taliban đang xâm nhập.

Tôi sẽ gia nhập với các đồng minh của chúng ta trong đòi hỏi -- chứ không phải chỉ yêu cầu -- rằng Pakistan phải tấn công phe Taliban, lùng bắt Osama bin Laden và các phụ tá của y, và chấm dứt quan hệ của nước này với mọi nhóm khủng bố. Cùng lúc, tôi sẽ khuyến khích sự đối thoại giữa Pakistan và Ấn Độ để tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa hai nước về lãnh thổ Kashmir cũng như giữa Afghanistan và Pakistan để giải quyết các bất đồng lịch sử và phát triển vùng biên giới Pashtun. Nếu Pakistan có thể nhìn về phương đông với sự tự tin hơn, thì điều khó xảy ra là nước này sẽ tin rằng quyền lợi của họ được tiến bộ nhất qua việc hợp tác với phe Taliban.

Mặc dù hoạt động mạnh mẽ tại Nam Á và Trung Á có thể là điểm khởi đầu, các nỗ lực của chúng ta phải rộng lớn hơn. Phải không còn an toàn khu cho những kẻ âm mưu giết người Mỹ. Để chiến thắng al Qaeda, tôi sẽ thành lập quân sự thế kỷ 21 và sự hợp tác thế kỷ 21 mạnh mẽ giống như đồng minh chống cộng mà đã thắng Chiến Tranh Lạnh trước kia để có thể tiếp tục nắm thế chủ động tại mọi nơi từ Djibouti cho đến Kandahar.

Tại quê nhà nơi đây, chúng ta phải củng cố lực lượng nội an và bảo vệ các hạ tầng cơ sở quan yếu mà toàn thể thế giới phụ thuộc vào. Chúng ta có thể khởi sự bằng cách chi phí cho lực lượng nội an trên căn bản bất ổn. Điều này có nghĩa là đầu tư nhiều tài nguyên hơn để bảo vệ các hệ thống di chuyển công cộng, chấm dứt khoảng cách an toàn trong an ninh hàng không bằng cách dò xét mọi kiện hàng trên các hệ thống hàng không dân sự và kiểm soát mọi hành khách đối với một số vật dụng trên danh sách, và cải tiến an ninh cảng bằng cách bảo đảm rằng các kiện hàng phải được khám xét bằng tia phóng xạ.

Để thành công, nội an và các hành động chống khủng bố của chúng ta phải liên kết với cộng đồng tình báo là phía đối phó trực tiếp với các loại đe dọa mà chúng ta phải đối đầu. Ngày nay, chúng ta phụ thuộc nhiều vào cùng cơ quan và cách hoạt động mà chúng ta đã có từ trước biến cố 9/11. Chúng ta cần tái thẩm định việc cải cách tình báo, ra ngoài việc sắp xếp các hộp dựa theo một đồ biểu có tổ chức. Để có thể tiến bước với các kẻ thù có khả năng thích ứng cao độ, chúng ta cần đến kỹ thuật và cách thực hành có thể giúp chúng ta thu thập và chia xẻ một cách hiệu quả các tin tức trong và xuyên suốt các cơ quan tình báo của chúng ta. Chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào nhân lực tình báo và giàn thêm các hoạt động và chuyên viên có huấn luyện với kiến thức chuyên môn về văn hóa và ngôn ngữ địa phương. Và chúng ta nên cơ chế hóa (instutionalize) sư phát triển việc thực hành các đánh giá có tính cạnh tranh đối với các loại đe dọa và củng cố phương pháp phân tích của chúng ta.

Sau hết, chúng ta cần đến một chiến lược toàn bộ để chiến thắng bọn khủng bố toàn cầu -- thứ chiến lược có thể tận dụng được toàn thể sức mạnh của Mỹ, chứ không phải chỉ riêng gì sức mạnh quân sự. Như lời một vị tư lệnh cao cấp của quân đội Mỹ đã nói, khi người ta có cá tính và cơ hội, thì: "cơ may để chủ nghĩa cực đoan được rộng rãi chấp nhận, nếu không là hoàn toàn chấp nhận, sẽ tan biến." Vì lý do này mà chúng ta cần phải đầu tư cùng các đồng minh vào việc gia tăng sức mạnh của các nhược quốc và giúp đỡ việc tái thiết các nước đã suy sụp.

Trong thế giới Hồi Giáo và xa hơn nữa, chiến đấu chống lời tiên tri về sự sợ hãi của đám khủng bố đòi hỏi nhiều hơn là chỉ diễn thuyết về dân chủ. Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu xa hơn về hoàn cảnh và niềm tin đã tạo ra chủ nghĩa cực đoan. Một cuộc tranh luận quan yếu đang xảy ra trong thế giới Hồi Giáo. Một số người tin vào một tương lai hòa bình, bao dung, phát triển, và dân chủ hóa. Trong khi một số khác lại ôm ấp sự bạo động cứng ngắc và bất bao dung đối với tự do cá nhân và thế giới nói chung. Để có thể tạo sức mạnh cho lực lượng ôn hòa, Mỹ cần phải tận dụng mọi nỗ lực để xuất cảng cơ hội -- cho giáo dục và y tế, mậu dịch và đầu tư -- và cung ứng một hình thức ủng hộ thường xuyên cho các nhà cải cách chính trị và xã hội dân sự mà đã khiến chúng ta chiến thắng cuộc Chiến Tranh Lạnh. Niềm tin của chúng ta đặt để vào hy vọng; thành phần cực đoan đặt để vào sự sợ hãi. Đó là lý do chúng ta có thể -- và sẽ -- chiến thắng cuộc tranh đấu này.



TÁI THIẾT SỰ HỢP TÁC

Để canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, tôi dự tính sẽ tái thiết các đồng minh, đối tác, cũng như các cơ chế cần thiết để đương đầu với các đe dọa nói chung và cải tiến an ninh nói chung. Sự cần thiết phải canh cải các đồng minh và cơ chế này sẽ không đến từ việc phỉnh gạt các nước khác trong việc chấp thuận các thay đổi mà chúng ta ấp ủ trong cô lập. Nó sẽ đến khi chúng ta thuyết phục chính phủ và quốc dân các nước khác rằng, họ, cũng có phần trong một quan hệ đối tác có hiệu quả.

Chúng ta rất thường xuyên gửi các tín hiệu trái ngược đến các đối tác quốc tế của chúng ta. Trong trường hợp Âu châu, chúng ta đã giải tán quan niệm có sẵn của họ về sự khôn ngoan và điều cần yếu của chiến tranh Iraq. Tại Á châu, chúng ta không lưu tâm nhiều đến các nỗ lực của Nam Hàn nhằm tăng cường quan hệ với Bắc Hàn. Tại Châu Mỹ Latinh, từ Mexico đến Argentina, chúng ta đã thất bại trong việc bày tỏ mối quan tâm về vấn đề di dân, bình đẳng và sự phát triển kinh tế. Tại Phi châu, chúng ta đã để cho các tội ác diệt chủng tiếp tục hơn 4 năm tại Darfur và đã không làm đến mức gần đủ để đáp ứng lời kêu gọi của Liên Đoàn Phi Châu ủng hộ việc chấm dứt tàn sát. Tôi sẽ tái thiết quan hệ với các đồng minh của chúng ta tại Âu châu, Á châu và củng cố các đối tác trong suốt Mỹ châu và Phi châu.

Các đồng minh của chúng ta đòi hỏi đến một sự hợp tác và điều chỉnh thường xuyên nếu chúng còn hiệu quả và hiệu lực. NATO đã thực hiện nhiều đột phá trong vòng 15 năm, tự biến nó từ một cấu trúc an ninh thời Chiến Tranh Lạnh thành một đối tác cho hòa bình. Nhưng ngày nay, thách đố của khối NATO tại Afghanistan đã lộ rõ, như lời Thượng nghị sĩ Lugar đã phát biểu, “sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa sứ mạng phát triển của NATO và khả năng hạn hẹp của nó.” Để chấm dứt khoảng cách này, tôi sẽ cùng với các đồng minh NATO góp phần vào việc tăng thêm quân số cho các hoạt động an ninh chung và để đầu tư nhiều hơn vào việc tái cấu trúc và ổn định các khả năng của họ.


Và khi chúng ta tạo sức mạnh cho NATO, chúng ta phải xây dựng các đồng minh và đối tác mới trong các vùng quan yếu khác. Khi Tầu Cộng vươn lên trong khi Nhật và Nam Hàn tái khẳng định vị trí của họ, tôi sẽ tìm cách tạo ra một khung hiệu quả hơn tại Á châu mà cái khuôn khổ này sẽ đi xa hơn khuôn khổ các hiệp định song phương, các cuộc họp thượng đỉnh, hoặc các sắp xếp có chủ đích, như kiểu thảo luận sáu bên về Bắc Hàn chẳng hạn. Chúng ta cần đến một hạ tầng cơ sở bao gồm các nước châu Á có thể khích lệ sự ổn định và thịnh vượng trong vùng cũng như góp phần trong việc đôi phó với các loại đe dọa liên quốc gia, từ các ổ khủng bố ở Phillipines đến nạn cúm gia cầm tại Inđô. Tôi sẽ khuyến khích Tầu giữ một vai trò có trách nhiệm như một thế lực đang lớn mạnh – để dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề của thế kỷ 21 này. Chúng ta sẽ cạnh tranh với Tầu trong một số lãnh vực và hợp tác trong một số lãnh vực khác. Thách đố chính của chúng ta là xây dựng một quan hệ trong đó sự hợp tác được nới rộng trong khi tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng ta.


Hơn thế, chúng ta cần đến sự hợp tác hữu hiệu để đưa ra các vấn đề toàn cầu đối với mọi cường quốc chính – trong đó có cả các nước mới xuất hiện như Brazil, Ấn Độ, Nigeria, và Nam Phi. Chúng ta cần phải cho các nước này hưởng phần trong việc củng cố trật tự quốc tế. Đến tận cùng, Liên Hiệp Quốc đòi hỏi một cuộc cải cách xa hơn nhiều. Các thực hiện của sự điều hành của Tổng Thư Ký LHQ vẫn còn yếu. Các hoạt động gìn giữ hòa bình bị kéo dài quá lâu. Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mới đã thông qua tám nghị quyết lên án Do Thái – nhưng lại không có một nghị quyết nào lên án nạn diệt chủng tại Darfur hoặc các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Zimbabwe. Vậy mà chẳng có vấn đề nào trong số này được giải quyết trừ phi Mỹ tự mình cống hiến vào tổ chức này và các nhiệm vụ của nó.


Tăng cường các tổ chức này và tái hoạt các nước đồng minh và đối tác đặc biệt là việc quan yếu nếu chúng ta chiến thắng được đe dọa nhân tạo thời đại đối với hành tinh này: sự thay đổi khí hậu. Nếu không có các thay đổi mau chóng, mực nước biển dâng cao sẽ làm ngập lụt các vùng bờ biển khắp thế giới, trong đó bao gồm cả các vùng bờ đông. Nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm sẽ khiến mùa màng suy kém, tranh chấp, hạn hán, bệnh tật, và nghèo đói gia tăng. Vào năm 2050, nạn đói có thể sẽ đè nặng lên trên 250 triệu người trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là làm gia tăng sự bất ổn trên một sô vùng vốn đã bất ổn nhất của thế giới.


Là nước tạo ra các loại khí nhà kính lớn nhất thế giới, nước Mỹ có trách nhiệm phải dẫn đầu. Trong khi một số đối tác kỹ nghệ của chúng ta đang cố gắng nhiều để giảm lượng khí thải của họ, thì chúng ta lại gia tăng lượng khí thải của chúng ta ở mức đều đặn – ở mức hơn 10% mỗi thập niên. Là tổng thống, tôi dự tính sẽ thiết lập một hệ thống trao đổi-và-tối đa (cap-and-trade) (5) sẽ giảm mau chóng số lượng khí thải carbon của chúng ta. Và tôi sẽ tìm cách làm Mỹ hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu thô ngoại quốc – bằng cách dùng năng lượng một các hữu hiệu hơn đối với xe cộ, nhà máy, và gia dụng, phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn điện năng tái sinh, và củng cố khả năng của các loại nhiên liệu sinh học.


Việc tự lập đối với quê hương của chúng ta chỉ là bước đầu tiên. Tầu sẽ mau chóng thay thế Mỹ trở thành nước thải khí nhiều nhất trên thế giới. Các nghiên cứu về năng lượng sạch phải tập trung vào quan hệ của chúng ta với các nước chính tại Âu châu và Á châu. Tôi sẽ đầu tư và các kỹ thuật sạch và hữu hiệu tại nội địa trong khi dùng các chính sách trợ lực và các khuyến khích xuất cảng hầu giúp các nước phát triển tạo ra bước bộc phá giai đoạn tính dùng năng lượng carbon của quá trình phát triển. Chúng ta cần một đáp ứng toàn cầu đối với việc thay đổi khí hậu trong đó bao gồm các hình thức tham gia có liên đới và cưỡng bức hầu làm giảm lượng khí thải, đặc biệt đối với những nước thải nhiều nhất: Mỹ, Tầu, Ấn Độ, Liên Hiệp Âu Châu, và Nga. Thách đố này rất lớn, nhưng theo đuổi nó cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Mỹ. Vào năm 2050, nhu cầu toàn cầu đối với năng lượng ít carbon có thể tạo ra một thị trường trị giá 500 tỉ mỗi năm. Đạt được nhu cầu này sẽ mở ra một tiền tuyến mới cho các công nhân và kỹ nghệ gia Hoa Kỳ.



XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BÌNH, AN NINH VÀ DÂN CHỦ


Sau cùng, để canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, tôi sẽ tăng cường nền an ninh chung của chúng ta bằng cách đầu tư vào nhân bản chung. Sự giao tiếp toàn cầu của chúng ta không thể được định nghĩa bằng cái mà chúng ta chống; nó phải được hướng dẫn bằng một sự cảm nhận rõ ràng về điều mà chúng ta phải tranh đấu. Chúng ta có một phần đáng kể trong việc bảo đảm rằng những ai sống trong sợ hãi và mong muốn ngày nay có thể sống có tư cách và có cơ hội cho ngày mai.

Nhân loại trên thế giới đã nghe nhiều về sự phát triển tự do xuống đường một cách muộn màng. Một cách bi kịch mà nói, nhiều người đã đi đến chỗ là gắn nó với cuộc chiến này, với sự tra tấn, và cưỡng bức sự thay đổi chế độ bằng quân sự. Để xây dựng một thế giới tốt hơn, tự do hơn, trước hết chúng ta phải theo cách thức sao cho phản ảnh được sự tôn nghiêm và những khát vọng của người dân Mỹ. Điều này có nghĩa là phải chấm dứt việc chuyên chở tù binh trong đêm đen ra các nước xa để tra tấn, việc giam giữ hàng ngàn tù nhân mà không hề kết án hoặc xét xử, việc duy trì một hệ thống nhà tù bí mật để tống giam người ta ngoài phạm vi của luật pháp.

Công dân ở mọi nơi phải có quyền lựa chọn lãnh tụ của họ trong bầu không khí không lo sợ. Người Mỹ phải tham gia hết mình vào việc củng cố các trụ cột của một xã hội công bằng. Chúng ta có thể giúp xây cất các cơ quan có tín nhiệm có thể tạo ra các dịch vụ và cơ hội: hệ thống luật pháp mạnh mẽ, hệ thống tư pháp độc lập, lực lượng cảnh sát tử tế, tự do báo chí, các xã hội dân sự năng động. Tại những quốc gia bị tàn phá vì nghèo đói và tranh chấp, các công dân mong chờ được hưởng sự tự do mà mình mong muốn. Và vì các xã hội cực nghèo và các nhà nước yếu kém cung cấp môi trường nuôi dưỡng bệnh tật, khủng bố, và tranh chấp, Hiệp Chủng Quốc có quyền lợi quốc gia trong công việc giảm nghèo đói toàn cầu và hợp lực với các đồng minh nhằm chia xẻ sự giầu có của chúng ta với các nước cần giúp đỡ. Chúng ta cần đầu tư vào việc xây dựng các chính quyền dân chủ, có khả năng thành lập những cộng đồng lành mạnh và có giáo dục, phát triển thị trường, và tạo ra tài sản. Các chính quyền này cũng có các tổ chức quốc gia có khả năng nhiều hơn trong việc chống khủng bố, ngăn chặn việc lan tràn các loại võ khí giết người, và xây dựng các cơ sở hạ tầng y tế nhằm ngăn chặn, khám phá và chữa trị các thứ mệnh chết người như HIV/AIDS, sốt rét, và cúm gia cầm.

Là tổng thống, tôi sẽ tăng gấp đôi số đầu tư hàng năm của chúng ta để có thể đối phó với các thách đố này đến mức 50 tỉ vào năm 2012 và bảo đảm các nguồn tài nguyên mới này được dùng vào các mục tiêu đáng giá. Trong 20 năm qua, ngân sách viện trợ cho nước ngoài của Mỹ đã tăng chỉ hơn mức lạm phát một chút. Quyền lợi an ninh quốc gia của chúng ta là phải làm tốt hơn. Nhưng nếu Mỹ giúp các nước khác xây dựng các xã hội an ninh và công bằng hơn, thì các trao đổi mậu dịch, giảm bớt nợ, và viện trợ phải không thể không có điều kiện. Tôi sẽ gắn liền sự ủng hộ của chúng ta với đòi hỏi thường xuyên về cải cách, nhằm chống lại tham nhũng mà đã làm sói mòn các xã hội và chính quyền ngay từ bên trong. Tôi sẽ làm như vậy không trên tinh thần của một ủng hộ viên nhưng trên tinh thần đối tác – một đối tác biết đầy đủ về những bất toàn của chính mình.

Sự gia tăng nhanh chóng các chương trình quốc tế về AIDS đã chứng minh rằng sự gia tăng viện trợ có thể tạo ra sự khác biệt thực sự. Như một phần của ngân sách mới này, tôi sẽ hiện thực hóa một Ngân Sách Giáo Dục Toàn Cầu trị giá 2 tỉ mỹ kim nhằm đem thế giới lại với nhau hầu loại bỏ khiếm khuyết giáo dục toàn cầu, nhiều như là Ủy Ban 9/11 đề nghị. Chúng ta không thể tạo ra một thế giới trong đó cơ hội có nhiều hơn nguy hiểm trừ phi chúng ta đảm mỗi trẻ em tại mọi nơi được dạy để xây dựng chứ không phải phá hủy.

Có những lý do đạo lý bắt buộc và an ninh bắt buộc việc canh tân vai trò lãnh đạo của Mỹ trong đó thừa nhận quyền bình đẳng và giá trị đồng đều mà mọi người được thừa hưởng. Như TT Kennedy đã phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức của ông năm 1961: “Với những người sống trong những nhà tranh và làng mạc trên nửa trái đất đang đấu tranh để phá vỡ sự nghèo đói hàng loạt, chúng ta nguyện dồn nỗ lực lớn nhất hầu giúp họ tự cứu, dù thời gian này có dài bao lâu đi nữa – không phải vì người CS có thể làm, không phải vì chúng ta kiếm phiếu của họ, nhưng vì điều này là đúng. Nếu một xã hội tự do lại không thể giúp được nhiều người nghèo khó, thì cái xã hội ấy không thể cứu được một số người giầu.” Tôi sẽ cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ vẫn đúng với giá trị căn bản của nó. Chúng ta lãnh đạo chẳng phải chỉ vì cho riêng chúng ta mà còn cho cái thiện chung.


PHỤC HỒI UY TÍN CỦA MỸ

Đối đầu với Hitler, Roosevelt tuyên bố rằng sức mạnh của chúng ta phải được “hướng về cái thiện tối hậu cũng như chống lại cái ác hiện tại. Người Mỹ chúng ta không phải những người đi hủy diệt; chúng ta là những người đi xây dựng.” Đây chính là thời điểm của một tổng thống có khả năng xây dựng một sự đồng thuận tại quê nhà này cho một giai đoạn tham vọng đồng đều.

Tối hậu, không một chính sách ngoại giao nào có thể thành công trừ phi dân Mỹ hiểu về nó và cảm thấy họ có phần trong sự thành công – trừ phi họ tin tưởng rằng chính phủ của họ cũng nghe thấy mối ưu tư của họ. Chúng ta sẽ không thể gia tăng viện trợ cho ngoại quốc nếu chúng ta không thành công trong việc đầu tư vào an sinh và cơ hội của chính người dân của chúng ta. Chúng ta không thể thương lượng được các thỏa ước mậu dịch nhằm trải rộng sự phát triển vào các nước nghèo khi chúng ta chẳng cung ứng một trợ giúp có ý nghĩa cho giới lao động Mỹ đang bị đè nặng bởi sự phối trí của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta không thể giảm lệ thuộc vào dầu thô ngoại quốc hoặc đánh bại sự hâm nóng toàn cầu trừ phi dân Mỹ muốn canh tân và bảo tồn năng lượng. Chúng ta không thể mong đợi dân Mỹ sẽ ủng hộ việc đưa nam nữ của chúng ta vào hoạn lộ nếu chúng ta không thể cho thấy chúng ta sẽ dùng quân lực một cách khôn ngoan và có phán đoán. Nhưng nếu vị tổng thống kế tiếp có thể phục hồi niềm tin của dân Mỹ – nếu họ biết rằng vị tổng thống này hành xử với hết con tim của mình, với khôn ngoan và khéo léo và theo một mức độ nhân bản nào đó – thì tôi tin rằng dân Mỹ sẽ nôn nóng muốn thấy Mỹ lãnh đạo trở lại.


Tôi tin rằng họ cũng sẽ đồng ý rằng đây là thời điểm cho một thế hệ mới tạo ra một lịch sử vĩ đại tiếp theo của Mỹ. Nếu chúng ta hành xử bằng sự can đảm và viễn kiến, chúng ta sẽ có thể nói với con cháu chúng ta rằng đây là thời điểm mà chúng ta đã góp phần tạo ra một khuôn khổ hòa bình Trung Đông. Đây là thời điểm mà chúng ta phải đã phải đối phó với nạn khí hậu thay đổi và bảo đảm an toàn cho các loại võ khí có thể hủy diệt nhân loại. Đây là thời điểm mà chúng ta đã phải đánh bại bọn khủng bố toàn cầu và đem lại cơ hội cho các góc bị bỏ quên của thế giới. Và đây là thời điểm chúng ta đã phải canh tân nước Mỹ mà từ đó đã dẫn dắt nhiều thế hệ của các du khách mệt mỏi từ mọi nơi trên thế giới đến tìm cơ hội, tự do và hy vọng trên thềm nhà của chúng ta.

Không lâu trước đây các nhà nông ở Venezuela và Inđô đã chào đón các bác sĩ Mỹ đến các làng mạc của họ và treo ảnh của John F. Kennedy trên tường phòng khách, khi hàng triệu người, như cha tôi chẳng hạn, đã phải chờ đợi từng ngày một lá thư cho họ quyền được đến Mỹ để học, làm, sống, hoặc để được tự do.

Chúng ta có thể trở lại một nước Mỹ như vậy. Đây là thời điểm để canh tân sự tín cẩn và niềm tin của quốc dân chúng ta – và dân chúng mọi dân tộc – vào một nước Mỹ muốn đấu tranh chống lại cái ác, khích lệ cái thiện tối hậu, và lãnh đạo thế giới một lần nữa.



Ghi Chú của Người Dịch:

* Xin ghi nhận rằng trong toàn bài viết, "an ninh" có nghĩa là "an ninh khỏi một cuộc chiến nào đó - kinh tế, quân sự", còn "an sinh" là "an ninh sinh sống của toàn dân", vậy "an sinh" có ý nghĩa tương tự nhưng rộng hơn "an ninh". Trong tiếng Mỹ, cả hai đều được gọi là "security".

1. Bốn Quyền Tự Do - Four Freedoms: Gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do theo đuổi nhu cầu, và tự do khỏi sự sợ hãi (reedom of speech, freedom of worship, freedom from want, and freedom from fear) là các mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ do TT Franklin D. Roosevelt đưa ra ngày 06-01-1941.

2. Abu Ghraib: Nhà tù bên Iraq, nơi xảy ra scandal hành hạ và ngược đãi tù nhân Iraq năm 2003.

3. Chiến tranh bất cân xứng: một lực lượng nhỏ dùng phương pháp "đánh rồi chạy" chống lại một lực lượng có hỏa lực mạnh hơn nhiều lần. Điển hình nhất là cái gọi là "du kích chiến" hay "chiến tranh nhân dân" kiểu Hồ hay Giáp.

4. Nguyên tử Chiến Tranh Lạnh: Hai bên dùng nguyên tử làm dù che. Nếu một cuộc chiến nguyên tử bùng nổ thì hai bên đều "lưỡng bại", từ đó mà không bên nào dám dùng nguyên tử tấn công bên nào. Từ đó mà hai bên đều chỉ tiến hành hình thức "chiến tranh ủy nhiệm", tức là cho đàn em" đánh nhau ở một chiến trường nào đó, cụ thể như chiến trường miền Nam 1954-1975.

5. Cap and Trade: Luật ấn định mức tối đa loại và lượng khí thải cho phép. Mỗi nguồn thải khí có thể thiết kế chiến lược thải khí sao cho hội đủ yêu cầu của "cap", trong đó bao gồm việc buôn bán mức độ thải (vào các nước "sân sau"), lắp đặt các hệ thống kiểm soát khí thải, theo đuổi các biện pháp hữu hiệu. Điều kiện "cap" riêng rẽ cho từng nguồn thì không có, nhưng mỗi nguồn thải khí đều phải chấp nhận số lượng cho phép bằng với số khí mà nguồn đó thực sự thải ra. Các nguồn phải đo lường một cách hoàn toàn và chính xác đồng thời báo cáo lên cơ quan chức năng theo đúng hạn kỳ để bảo đảm tổng số khí thải không vược quá mức ấn định.

No comments: