Đinh Tiểu Nguyên
Với cộng sản, sống đã khó, chết cũng khó
Hôm nay, phần đông người việt ở Paris quan tâm đến tình hình việt nam đều biết tin ông Võ văn Kiệt, cựu thủ tướng ở Hà nội, vừa chết tại bệnh viện ở Singapour do chứng sưng phổi cấp tính . Hà nội đưa tin rồi lại xóa tin trên VN Express và VN Net .
Người già thường dể bị sưng phổi . Khi bị sưng phổi, người bịnh phải được điều trị ngay và trong vòng 3 ngày phải lành bịnh . Nếu quá 3 ngày, bịnh tình không thuyên giảm, phải đưa bịnh nhân vào nhập viện cứu cấp . Sưng phổi ngày nay không còn là một chứng bịnh không chửa được . Vậy ông Kiệt, ở địa vị của ông, đầy quyền uy, giàu có, mà chịu chết thì quả thật chỉ có tới số mà thôi !
Thái độ giử im lặng trước cái chết của một đồng chí xưa nay rất bình thường trong thế giới cộng sản . Trước đây Hồ Chí Minh chết, chẳng những đảng cộng sản không công bố ngay mà còn sửa đổi ngày chết theo nhu cầu của họ . Đến nay, Hà nội chưa chánh thức loan tin ông Kiệt chết phải chăng họ cần chậm lại để bàn bạc, tính toán tang lễ sẽ phải tổ chức như thế nào đây ? Theo tầm vóc quốc táng không ? Ban tang lễ sẽ gồm có những ai ? Điếu văn sẽ đề cao ông Kiệt ở mặt nào, thành tích nào ? Nhà nước có nên gắn thêm cho ông Kiệt huy chương gì nữa không ? Cáo phó trên báo ra sao, ...
Thế mới biết làm người cộng sản lúc sống đã bị khó khăn đủ điều : bị kiểm điểm, bị phê bình, phải tự phê tự kiểm, phải đủ thủ đoạn, kể cả gian ác đối với chính đồng chí để sống còn và trèo cao . Đến lúc chết vẫn còn bị khó khăn để sau cùng mới được nằm xuống .
Nhớ lại trường hợp Tướng Trần Độ . Các đồng chí của ông đi đám tang với những lời “ vô cùng thương tiếc đồng chí ” bị những đồng chí của ông đang cầm quyền ra lệnh tháo gở tiếng” đồng chí ” hoặc tiếng “vô cùng ”chỉ vì ông Trần Độ lúc còn sống muốn có một chế độ tự do dân chủ ở Việt nam .
Ông Võ Văn Kiệt, tức Sáu Dân, có lúc đã được coi là con người đổi mới, nhưng theo quan điểm dân chủ thật sự thì ông vẫn còn là người bảo thủ , vi ông chủ trương bảo vẽ triệt để chế độ độc quyền đảng trị của ông .
Thành tích của Võ văn Kiệt
Võ văn Kiệt xuất thân từ ngành Công an nên khi làm Thủ tướng, ông vẫn quen nề nếp suy nghĩ và hành động theo cung cách công an . Ông đã từng ký nghị định 31CP cho phép quản lý hành chánh, tức giam giử những người bị nghi ngờ tại nhà để tránh cho Nhà nước những khoản chi phí, mà chính gia đình nạn nhân phải gánh chịu . Và ông cũng là người quyết định lập Tổng cục 2 lũng đoạn Bộ quốc phòng, Bộ công an, trù dặp những người cộng sản khác chỉ vì phe cánh và quyền lợi .
Khi nói ông Kiệt là người cởi mở nhưng đùng vội quên ông đã từng đi Bắc kinh cùng với Đỗ Mười để ký văn kiện bình thường hóa quan hệ với Bắc kinh hồi tháng 10 năm 1991. Có thể nói về cơ bản, theo nhà báo Bùi Tín, ông Kiệt là người có xu hướng ngã theo Trung quốc .
Tuy nhiên ở ông Kiệt, vẫn theo nhà báo Bùi Tín, người ta có thể ghi nhận một vài nét tiến bộ như gần đây ông nêu lên vấn đề nông dân bị Nhà nước của giới công nông đặt ra ngoài lề của phát triển và ông đứng về phái chủ trương bảo vệ Di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Về đời tư, ông Kiệt có những thành tích không được hay lắm vì dính khá sâu vào nhiều vụ tham nhũng mà dư luận trong và ngoài nước đều biết . Thật vậy, ngày nay nhiều người hảy chưa quên bà Phan Lương Cầm, vợ sau cùng của ông, nổi tiếng với danh hiệu là “ Bà Dix pour cent, 10% ” , tức Bà 10 % . Và nổi cợm hơn hết là trong vụ Việt nam phải làm cho bằng được đường giây điện cao thế Bắc-nam, mặc dầu trái với tất cả các ý kiến của các chuyên viên việt nam ở hải ngoại và chuyên viên ngoại quốc .
Nói về ông Kiệt mà không nhắc lại một giai thoại “ ái tình mã thượng ” của ông trên đường Nam-Bắc là một thiếu xót lớn . Năm 1952, theo nhà báo Bùi Tín kể, từ Miền Nam ông ra Việt Bắc có nhiệm vụ dẩn bà Minh, sau này làm Đại sứ Hà nội ở Ý, do Lê Đức Thọ gởi ra “ tiến cử ” cho Bác . Bà Minh là em ruột bà Chí, vợ của ông Hà Huy Giáp . Trên đường đi suốt thời gian dài, ông Kiệt chịu không nổi bèn thử xem “ món dâng Bác ” ngon dở như thế nào . Vụ nếm thử trước Bác có kết quả tốt là bà Minh cho thòi ra chú bé Nam . Ngày nay chú ta là một tư bản đỏ tầm cở , một hạm soái từ Nga về .
Phải chăng nhờ thành tích “thử dùm Bác ” ngày đó mà sau này ông Kiệt bốc lên được tới địa vị Thủ tướng ?
Võ văn Kiệt là một trong những người đòi phải đòi họp sớm Đại Hội giữa nhiệm kỳ để thay đổi Nông Đức Mạnh vì trình độ văn hóa của Mạnh quá thắp nên không hiểu được tình hình thế giới hiện tại diển biến vùn vụt hằng ngày . Các ý kiến của Mạnh đưa ra đều do phản ứng qua cảm tính , hoàn toàn không do kiến thức .
Đừng nói ông Kiệt chủ trương hòa gi ải dân tộc
Còn quan điểm của Võ văn Kiệt về vấn đề Hòa giải hòa hợp dân tộc ?
Theo nhận xét của nhà báo lão thành Bùi Tín thì quan điểm của Võ văn Kiệt về vấn đề này có khá hơn lập trường của Bộ chính trị khi ông nói lên ý kiến của ông vào dịp 30-4 vừa qua là không nên “ một chiều ” gây phản cảm vì có người vui sướng, có kẻ đau buồn, ... Ông Kiệt tỏ ra khá hơn nhiều người khác nhưng cũng chỉ đến mức độ ấy thôi . Còn hạn chế lắm . Ông Kiệt chưa dám nêu lên những sai lầm cụ thể như chính sách trả thù, chiếm đống Miền Nam như một thứ thực dân, bỏ tù hàng chục vạn sĩ quan viên chức củ, phân biệt đối xử, gây nên thãm họa thuyền nhân, từ đó tỏ ra hối hận và xin lỗi những nạn nhân do các chính sách ấy gây ra ...
Do đó chưa đủ yếu tố để cho rằng ông Kiệt là người thật sự có chủ trương Hòa giải dân tộc .
Về ông Kiệt, nhiều người có lẽ vẫn chưa quên môt giai thoại “ông Kiệt cưới cô Cầm ” lúc cô Cầm vừa mới năm mươi . Giai thoại này được gói ghém trong một bài vè có vần “ cờ ” như sau :
« Cụ Kiệt cưới (cô) Cầm
Cái cô Cầm cần
Cụ Kiệt cóc có
Cái cụ Kiệt có
Cô Cầm cóc cần »
Thế mà nghe nói, một thời gian sau, cô Cầm có bầu và đòi phải qua Thụy sĩ sanh đẻ ?
Phải chăng “ cái cô Cầm cần, cụ Kiệt có ” ? Và có thiệt , mà còn đảm bảo được chất lượng nữa ?
Đinh Tiểu Nguyên
http://www.doi-thoai.com/baimoi0608_180.html
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment