Thursday, June 19, 2008

Mánh làm giá của đại gia và công ty chứng khoán

Thời gian gần đây trên TTCK, cứ mỗi khi thị trường khởi sắc, người ta lại nhận thấy có dấu hiệu làm giá trên một số mã chứng khoán, với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Dấu hiệu của sự làm giá dễ nhận thấy trong những phiên giao dịch khởi sắc đầu tháng 4/2008 là: Ở một số mã chứng khoán, lượng dư mua dư bán rất bất thường, dư mua rất cao và dư bán rất thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ sẽ rất dễ bị hút theo diễn biến này của thị trường. Tuy nhiên, lệnh của các nhà đầu tư nhỏ rất ít khi được thực hiện do lượng dư mua vốn đã rất lớn trong khi lượng bán ra lại nhỏ giọt. Trong liên tiếp nhiều phiên, các mã chứng khoán đều tăng trần và càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Điểm đáng chú ý trong tình trạng trên là việc lượng dư mua cao bất thường ở các mã chứng khoán nhỏ, ít cổ phiếu. Thậm chí giá trị mua lên tới gần trăm tỷ đồng, trong khi tổng giá trị giao dịch toàn thị trường của Vn-Index gần đây chỉ khoảng 500 tỷ và Hastc là khoảng 150 tỷ. Nhiều nhà đầu tư cho rằng có điều này các đại gia làm được điều này phải nhờ tới sự tiếp tay của công ty chứng khoán, bằng cách liên tục đưa vào hệ thống các lệnh mua "ma" với giá trần, ATO, và ATC.

Theo cán bộ kinh doanh của một công chứng khoán tại Hà Nội, phương thức làm giá như sau: Đầu tiên, trong những phiên ảm đạm của thị trường, các đại gia dùng nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để gom dần cổ phiếu của các công ty nhỏ, vốn ít, thanh khoản thấp. Trong những phiên hồi phục của thị trường, công ty chứng khoán tiếp tay bằng các lệnh mua "ma" được đưa vào hệ thống. Các cổ phiếu trên trở nên cực kỳ "hot" khi lượng dư mua giá trần luôn cao bất ngờ so với ngày thường, và dư bán bằng không. Ngay khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều, các cổ phiếu này lập tức được bán ồ ạt. Người mua sau cùng sẽ "lãnh đủ" hậu quả của việc mua hớ.

Vị cán bộ kinh doanh trên cho biết, khác với phương pháp tiếp tay "cổ điển" là đặt và hủy lệnh trong cùng một phiên, hoặc rao mua và bán trong cùng một phiên vốn rất "thô" và dễ bị phát hiện, phương pháp này khó kiểm soát hơn rất nhiều. Thông thường UBCK sẽ rà soát lại các lệnh đã được khớp từ các công ty chứng khoán để kiểm tra xem có dấu hiệu vi phạm quy định về giao dịch hay không. Nhưng trên nguyên tắc Ủy ban sẽ không kiểm tra những lệnh không được khớp. Như vậy tất cả các lệnh "ảo" được đặt vào hệ thống cũng sẽ rất khó bị phát hiện.

Bằng việc gom hàng từ trước với giá thấp, và bán ra với giá cao, các đại gia sẽ luôn là người hưởng lợi đầu tiên từ chênh lệch giá.

Tiếp đến các công ty chứng khoán sẽ thu lợi từ phí giao dịch khoảng 0,25% đến 0,35% giá trị mỗi lần giao dịch. Ngoài ra họ có thể được đại gia "lại quả" khoảng 0,3% đến 0,4%. Như vậy với mỗi "vụ", các CTCK sẽ thu được khoảng 0,5% đến 0,8% giá trị giao dịch. Một đại gia có thể giao dịch lên đến hàng chục tỉ, vì vậy nguồn lợi mà các công ty chứng khoán thu được cũng không nhỏ.

"Các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn thị trường nhưng lượng giao dịch của họ lại chiếm tới 80% giá trị giao dịch trong một phiên", bà Thu Hiền, giám đốc Công ty Đầu tư, phát triển và xây dựng Ba Đình nhận xét. Nếu thị trường mất tính minh bạch khiến nhóm các nhà đầu tư cá nhân rời bỏ chứng khoán, thì hậu quả rất tai hại. Người chịu thiệt khi đó không chỉ là các tổ chức phát hành, mà còn là chính các công ty chứng khoán.
Xuân Hòa
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/04/3BA01723/


http://www.fpts.com.vn/VN/Home/ Cong ty cổ phần chứng khoán fpt *
http://www.fpts.com.vn/User/stock/hcm/ bảng thống kê index
--------------------------------------------------------------------------------
Top 10 chứng khoán khối ngoại chọn mua
Nhiều nhà đầu tư rút chân khỏi chứng khoán
Băn khoăn về khả năng 'giải cứu' chứng khoán

Chuyên gia trả lời
Repo chứng khoán là gì?
Ý nghĩa của EPS và P/E trong quyết định đầu tư
Nhiều băn khoăn về ngày giao dịch không hưởng quyền
'Ngưỡng hỗ trợ' là gì?
Lệnh ATO và ATC
Cổ đông nhận báo cáo kiểm toán khi nào?

No comments: