Wednesday, June 25, 2008

Mua bán nhà cửa tại Việt Nam

Từ hai năm nay, dư luận trong giới người Việt di tản xôn xao về những tin ông A., bà B., v.v. đã thừa cơ “đổi mới » mua nhà sắm cửa tại Việt Nam, gây ra trong lòng một số người ý muốn về cố quốc đầu tư địa ốc để làm giàu hay để dọn chỗ ở cho tuổi xế chiều.

Thật ra, những chuyện mua bán nhà của tại Việt Nam chỉ lâ một thứ mồi do nhà chức trách cộng sản nhả ra để nhử những kẻ có tiền trong nước cũng như ngoài nước. Cần biết rằng, cho tới nay, Việt kiều (kể cả những người còn giữ quốc tịch Việt Nam) vẫn bị cấm mua bất động sản, những ai khoe có nhà tại Việt Nam đều phải để cho thân nhân ở quốc nội đứng tên với lòng lo ngại có thể người đứng tên không thủ tín. Ngoài ra, trừ một số người được đặc cách hồi hương theo một quyết định mới (18/2/94) của nhà cầm quyền Hà Nội, Việt kiều không có quyền lưu trú ở Việt Nam quá 3 tháng (tại chỗ, có thể chạy chọt để được gia hạn tới 6 tháng), và lẽ dĩ nhiên không có quyền hành nghề tự do (những Việt kiều làm việc tại Việt Nam phải là nhân viên của một công ty ngoại quốc liên doanh với VN, hay biết đút lót để che doanh vụ của mình dưới dù một liên doanh ma).

Vì không hiểu sự thể, có một y sĩ người Bỉ gốc Việt, nghe thấy dân chúng kể chuyện về nước ăn chơi sung sướng, làm ăn dễ dàng, háo hức quá, chẳng dò hỏi kỹ càng, bán nhà bán cửa bên Bỉ rồi lôi vợ con về Sài Gòn. Nào ngờ ba tháng sau bị công an tống cổ về Bỉ, hiện ôm hận vì bỗng mất công ăn việc làm chắc chắn, phải lập lại cuộc đời từ đầu, chung qui bởi nhẹ dạ mắc lừa những lời tuyên truyền hão huyền.

Chỉ dân Việt Nam sống trong nước mới được phép mua đất đai nhà cửa nhưng chẳng có gì bảo đảm cho quyền sở hữu của họ. Ðối với nhà nước, việc mua bán bất động sản chỉ được coi là chuyện sang nhượng, vì đất đai thuộc quyền sở hữu duy nhất của nhà nước. Theo chính báo Pháp luật số 15 (132), ngày 26-4-1993 xuất bản tại Sài Gòn, dưới ngòi bút của luật gia Anh Xuân :

“Dự thảo Luật đất đai (điều 6) vẫn khẳng định lại một nguyên tắc đã có lâu nay là “nghiêm cấm việc mua bán đất đai ». Lẽ cũng dễ hiểu, đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân, đều là của Nhà nước, thì mọi cá nhân công dân, mọi tổ chức được giao đất chỉ có quyền sử dụng, chứ không mua bán được. »
“... Cho phép “chuyên quyền sử dụng đất » với ý nghĩa là chuyển phần đất từ người sử dụng này sang người sử dụng khác để nhận một số tiền ; nhưng lại cấm “mua bùán đất“, thì việc “chuyển nhượng » vâ “mua bán » ấy thực chất khác nhau như thế nào ? »

Vấn đề đất đai thể hiện rõ hơn hết sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và những nguyên tắc độc quyền quản lý của Nhà nước c­ộng sản. Ðảng còn lãnh đạo, sự làm ăn của dân Việt Nam không thể được bảo đảm về mặt pháp lý vì bản chất của nền kinh tế thị trường vi phạm hiến pháp và những nguyên tắc biện hộ cho sự nắm quyền của Ðảng. Các sự mua bán có giá trị gì khi người dân không có quyền sở hữu ? Những sự vi phạm quyền lợi của tập thể cũng như của tư nhân nhân danh nhà nước làm sao bị ngăn cản và trừng tr­ị khi hành pháp kiêm cả lập pháp và tư pháp (đều do Ðảng chỉ định), khi không có tự do ngôn luận và hội họp làm phản quyền giúp dân gây áp lực với kẻ quyền thế ?

Chính thể pháp quyền mà nhà nước cộng sản hứa ban hành chỉ thành sự thật nếu dựa trên nền dân chủ tự do, một điều chẳng bao giờ đảng cộng sản (đổi mới đến đâu chăng nữa) chấp nhận vì nó tất đào hố chôn sống Ðảng.

7/1994
Retour à DPN

Luật mới: trưng mua, trưng dụng tài sản

No comments: