Wednesday, June 25, 2008

Luật mới: trưng mua, trưng dụng tài sản

Luật mới: trưng mua, trưng dụng tài sản

Bạn nào muốn nghiên cứu toàn bộ văn bản luật thì click vô đây để download
( luatdatdai_cs2008_22441.doc )

Luật mới: trưng mua, trưng dụng tài sản

Luật mới trưng mua, trưng dụng tài sản ...là 1 cách hợp thức hóa về mặt pháp lý việc trưng thu tài sản nhân dân và giải quyết dân oan

Văn bản luật này ra đời có vẻ như đã giải quyết được tình trạng dân oan khiếu kiện đông đảo từ các tỉnh thành và tình trạnh vô gia cư vì khiếu kiện tập trung ở các Hà nội hay tp HCM...từ ngày 1/1/09 trở đi...

Tuy nhiên các trường hợp khiếu kiện trước ngày 1/1/09 vẫn có thể "chưa giải quyết được" vì tòa án từ xưa đã có "luật bất hồi tố" nhưng không biết VN có áp dụng luật này hay không?

Hay VN sẽ ra 1 văn bản luật đặc biệt áp dụng riêng để hợp thức hóa việc "trưng dụng" ruộng đất trước ngày 1/1/09 để từ đó các cơ quan công quyền có thể chính thức đuổi những dân oan khiếu kiện về quê hay hơn là chính sách trấn áp giựt biểu ngữ, hăm dọa, xịt nước vòi rồng, hăm đánh...căng thẳng như hiện nay.


Với văn bản luật này những hành động chiếm dụng tài sản, đất đai...của dân oan coi như được "hợp pháp hóa" mà ai có dại dột phản ứng thì cũng đã có luật pháp cưỡng chế theo điều 17 cho tài sản trưng mua và điều 31 cho tài sản trưng dụng...


Văn bản luật độc đáo này với điều 13 không giới hạn về phân loại tài sản bị trưng mua...nên tất cả "bất kỳ vật lớn, vật nhỏ gì" có giá trị đều có thể bị "mua lại"...còn điều 23 tài sản bị trưng dụng thì không những nhà cửa, đất đai, tài sản "nằm" tại nhà...mà tất cả những thứ "lưu động" cũng đều bị "áp dụng"...từ xe hơi, xe máy, kể cả laptop, điện thoại di động...mà nguy hiểm hơn cả là những tài sản này bị trưng dụng bằng quyết định của lời nói theo điều 26, đồng thời phải giao ngay không được đôi chối theo điều 30


Và dù chủ "tài sản" "có mặt ở hiện trường" hay "không có mặt ở hiện trường" theo phần 2 điều 15 và phần 4 điều 16 cho trưng mua, điều 29 cho trưng dụng thì "tài sản" cũng được "đi" theo số phận định đoạt.

Thêm vào đó mặc dù có phần căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường trong điều 18 phần 1a thì sang phần 1b cùng điều 18 nhấn mạnh "giá thị trường của tài sản trưng mua cao hơn so với tại thời điểm thanh toán thì giá được tính theo thời điểm thanh toán"...nhưng không đặt trường hợp ngược lại nếu thấp hơn thì sao? Tuy bất công nếu chủ "tài sản" may mắn được bù đắp, nhưng chi tiết này chỉ là bất công rất nhỏ so với phần tiếp theo đây.

Người "có tài sản" bị trưng mua có thể bị "mất trắng" do sự áp bức của văn bản luật theo phần 2 điều 18 người trưng dụng có toàn quyền quyết định giá cả nếu không thõa thuận được và người "có tài sản" bắt buộc phải chịu chấp nhận...


Buồn hơn nữa là tài sản bị trưng dụng nhưng nếu không ai biết "vận hành, sử dụng" thì chủ "tài sản" phải theo "hầu" tài sản đó nếu không thì lại mắc thêm 1 tội không chấp hành quyết định huy động theo phần 4 điều 27

VA chỉ trích dẫn 1 số điều luật quan trọng ảnh hưởng mọi người có tài sản trên đất nước VN.


Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.


2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.


Điều 3. Chính sách trưng mua, trưng dụng tài sản

3. Nhà nước khuyến khích và ghi nhận bằng văn bản việc tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước hoặc cho Nhà nước sử dụng tài sản mà không nhận bồi thường trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản.


Điều 6. Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản

2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.


Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng

2. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.


Điều 13. Tài sản thuộc đối tượng trưng mua

1. Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này.

2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.

3. Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.


Điều 15. Nội dung quyết định trưng mua tài sản
2. Quyết định trưng mua tài sản phải được giao ngay cho người có tài sản trưng mua; trường hợp người có tài sản trưng mua vắng mặt thì quyết định trưng mua tài sản phải được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản trưng mua.


Điều 16. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua

4. Trường hợp người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua theo thời hạn đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng mua


Điều 17. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng mua tài sản

Trường hợp quyết định trưng mua tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng mua không chấp hành thì người quyết định trưng mua tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi có tài sản trưng mua tổ chức cưỡng chế thi hành.

Điều 18. Giá trưng mua tài sản

2. Giá trưng mua tài sản do người có tài sản trưng mua và người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thoả thuận theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và được ghi vào quyết định trưng mua tài sản. Trường hợp không thoả thuận được thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản quyết định giá trưng mua tài sản; nếu người có tài sản trưng mua không đồng ý với giá này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.

Điều 23. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng

1. Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.


Điều 26. Trình tự quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói

1. Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói. ..

Điều 27. Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng

4. Người được huy động vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động.


Điều 29. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng

4. Trường hợp người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản theo thời gian đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.


Điều 30. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trong trường hợp quyết định trưng dụng bằng lời nói

Người đang quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng phải giao ngay tài sản cho cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sau khi có quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.

Điều 31. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng tài sản

Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành

Điều 42. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

VangAnh http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv?p=19115

Tài liệu:
luatdatdai_cs2008_22441.doc
VNCS--QuyetDinh_100_CP_1977.pdf : http://www.mediafire.com/?q9jmmjjzy1o
VNCS--QuyetDinh_111-CP_1977.pdf : http://www.mediafire.com/?xghdz24tfmb

3-6: Trần Minh Hoàng: Khủng hoảng kinh tế - khủng hoảng chính trị ở Việt Nam
Mua bán nhà cửa tại Việt Nam
http://blog.360.yahoo.com/blog-ZHIzJg47eqUKQD3WYUe0Y4tQGAKgwQ--?cq=1&p=1024
---------

Phải chăng đây là chứng cớ ăn cướp bằng văn bản : luật rừng hợp thức hóa việc khủng bố, ăn cướp !!!??
Hỏi là trả lời !

No comments: