6/6/08 BBC
Tiền đồng có thể mất giá 10% từ nay tới cuối năm
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được kêu gọi phải có hành động để bình ổn tiền đồng sau khi đồng tiền Việt Nam lại tiếp tục xuống giá vì nhập khẩu đắt đỏ.
Hôm thứ Sáu, tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước quy định là 16.124 đồng ăn 1 đôla, thấp nhất trong sáu tháng nay.
Tuy nhiên ngoài thị trường, 1 đôla đổi được tới 18.500 đồng Việt Nam, tức chênh lệch tới 13% so với tỷ giá chính thức.
Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), được hãng Reuters trích lời nói rằng: "Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp mạnh hơn để can thiệp vào thị trường".
Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước giải thích trong một thông cáo rằng tỷ giá hối đoái lên xuống là vì 'các yếu tố tâm lý và đầu cơ'.
Áp lực lên tiền đồng đang gia tăng vì giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao từ đầu năm tới nay.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam đã lên tới 14,4 tỷ đôla trong 5 tháng đầu 2008, cao hơn cả năm 2007.
Lạm phát cao
Lạm phát trong tháng Năm 2008 ở Việt Nam lên tới 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lạm phát trong 5 tháng đầu năm là 15,96% và dự đoán mức lạm phát ở mức cao nhất của năm 2008 có thể lên đến 22,3%.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP được nhận định sẽ thấp hơn mức đặt ra 7,2%.
Giá trị tiền đồng, theo con số chính thức, mới giảm 0,06% từ đầu năm tới nay.
Tuy nhiên Calyon, bộ phận đầu tư của Ngân hàng Credit Agricole SA đánh giá đồng tiền Việt Nam có thể mất giá tới 10% từ nay tới cuối năm.
Cũng có chuyên gia tài chính nhận định trị giá tiền đồng có thể xuống tới trên 30% trong một năm.
Đồng tiền Việt Nam đã trượt giá trong suốt nửa năm nay.
Chính phủ Việt Nam đặt khắc phục lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080606_dong_declines.shtml
---------------------------------------------------------------------
'VN có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng'
Citibank nói rằng Việt Nam chưa bị khủng hoảng cán cân thanh toán toàn diện như Thái Lan
Citibank nói rằng Việt Nam chưa bị khủng hoảng cán cân thanh toán toàn diện như Thái Lan năm 1997 dù nguy cơ khủng hoảng ngành ngân hàng là cao hơn trước.
Tuy nhiên, việc đồng tiền Việt Nam mất giá và cách quản trị các ngân hàng yếu kém cùng việc tự do hoá thị trường tài chính quá sớm là các yếu tố gây lo ngại.
Báo cáo của tập đoàn tài chính Citibank ra hôm 5/6 cũng cho rằng xu hướng giảm nguồn đầu tư trực tiếp FDI là yếu tố tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam.
Về khoản 23 tỷ đôla dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, Citibank tin rằng khoản này vẫn còn chưa bị hao hụt.
Và với nguồn đầu tư FDI còn chảy vào thì khoản này về ngắn hạn là tương đối an toàn.
Về một khoản tiền vào Việt Nam đều là viện trợ phát triển thì từ nay, vốn này, gọi tắt theo tiếng Anh là ODA cũng sẽ không tăng.
Báo chí Việt Nam nói sau nhiều năm tăng đều, bắt đầu từ 2008 các nhà tài trợ quốc tế sẽ không tăng thêm lượng viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam mà tập trung vào việc tăng hiệu quả các dự án.
Hội nghị các nhà tài trợ họp ở Sa Pa sáng thứ Sáu nói từ nay họ sẽ chú ý nhiều hơn vào chất lượng sử dụng nguồn vốn.
Nếu đà lạm phát của Việt Nam vẫn diễn ra như vậy thì sẽ có các vấn đề xét về trường kỳ
Giáo sư kinh tế Trần Nam Bình
Dư luận và bình luận
Một người kinh doanh cổ phiếu tại Hà Nội cho BBC hay việc các ngân hàng như Vietcombank, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng An Bình đều xuống giá đã làm nhiều người đầu tư tư nhân như ông thua lỗ.
Ông nêu ra một ý kiến, phản ánh một dư luận chưa được xác nhận ở Việt Nam rằng các quỹ đầu tư nước ngoài đang dìm giá để mua rẻ.
Nhưng theo nhà kinh doanh tư nhân này, niềm tin vào chính phủ của ông và những người đầu tư khác bị sút giảm nặng.
Giáo sư kinh tế Trần Nam Bình từ đại học New South Wales ở Úc nói với BBC hôm 6/6 rằng lạm phát Việt Nam còn tăng thì việc phá giá đồng Việt Nam là khó tránh khỏi.
Ông cho rằng các biện pháp hạn chế lưu thông tiền tệ của chính quyền chỉ có tác dụng đoản thời.
Ông đồng ý với nhận xét của Citibank về nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Sức mua giảm vì tiền mất giá tác động đến sinh hoạt và kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam
Nói rõ hơn, theo Giáo sư kinh tế Trần Nam Bình, việc các ngân hàng chôn nhiều phần trăm vốn vào những dự án khác nhau chính là nguyên nhân của vấn đề.
Còn theo bài trên báo Singapore The Strait Times 5/6 thì các hãng định giá tín dụng đã giảm viễn ảnh của Việt Nam xuống mức bi quan.
Bài báo nói giới chuyên môn tin vào sự sụt giá của đồng Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Joseph Tan của công ty tài chánh Fortis Bank được báo trích dẫn tin tưởng rằng ngành ngân hàng, hiện đang phải đối diện với một sự tấn công dồn dập có thể xảy ra từ các khoản nợ xấu cho vay trong thời kỳ còn hăng hái bồng bột.
Ông nói: "Ðể chữa chạy, ngân hàng nhà nước sẽ cần phải đi mượn tiền, có thể là từ Quỹ tiền tệ Quốc tế, để yểm trợ cho các ngân hàng địa phương và dần dần hồi phục lại sự tin tưởng vào ngành ngân hàng."
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment