Grant McCool, Reuters 15/6/08, Minh Phong lược dịch
Hàng trăm ngàn công nhân xí nghiệp đã khởi sự đình công đòi tăng lương nhưng nhiều người Việt Nam đang cắn răng chịu đựng nạn lạm phát gia tăng như chong chóng và một đơn vị tiền tệ đang bị mất giá.
Nhiều người khác thì dựa vào bản năng sinh tồn đã được rèn luyện trong gia đình qua hàng chục năm chiến tranh và một nền kinh tế chỉ đạo kiểu Sô viết cho đến đầu thập niên 1990s, bằng cách săn sóc riêng cho bản thân gia đình họ, tích trữ gạo, xăng dầu, vàng và đô la.
Trong đất nước Ðông Nam Á độc tài đảng trị này, nơi các tiếng nói bất đồng chính kiến bị bịt miệng và việc xuống đường biểu tình vô cùng hiếm hoi, nhiều người vẫn lặng yên khoái chí ngồi nhìn giới lãnh đạo đảng vật lộn với các khó khăn trầm trọng của kinh tế vĩ mô.
“Ðó là một cuộc khủng hoảng và như một nhà ngoại giao Việt Nam quen biết đã kể cho tôi nghe thì, ‘đôi khi rất xấu lại là rất tốt’ ”, một nhà ngoại giao Tây phương nói.
Nói chung thì các nhà tài trợ và chính phủ nước ngoài vẫn lạc quan về triển vọng lâu dài của việc cải cách kinh tế, mặc dù có nhiều than phiền từ phía Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu về nạn tham nhũng, thiếu tự do ngôn luận và việc bỏ tù các nhà hoạt động chính trị.
Ðảng cộng sản đang cầm quyền phải đối diện với một trong những thử thách lớn nhất với tỷ lệ lạm phát hàng năm nằm ở mức hai con số trong suốt 7 tháng liên tiếp, lên đến 25.5 phần trăm hồi tháng Năm.
Nhập cảng nhảy vọt gây ra mức thâm thủng mậu dịch tăng gấp ba lần, một sự thu hẹp hạn chế thanh khoản đã đặt nhiều áp lực lên trên hệ thống ngân hàng chưa được phát triển đầy đủ, và thị trường chứng khoán thiếu kinh nghiệm bị suy giảm đến 60 phần trăm, suy sụp nhất thế giới.
“Một đám mây đen đang bao phủ thị trường chứng khoán đã gây ra một trạng thái ảm đạm buồn thảm trong công ty của tôi”, một tay môi giới đầu tư 25 tuổi yêu cầu được dấu tên vì lý do nghề nghiệp cho biết.
Tỷ giá hối đoái chính thức của đồng bạc VNÐ giữa các ngân hàng đã rơi xuống gần 5 phần trăm đối với đồng đô la kể từ cuối tháng Ba. Trong một nền kinh tế bị đô la hóa cao độ, giá cả gia tăng đang làm đau nhói 85 triệu người Việt Nam, phần lớn sống ở các vùng nông thôn.
Hàng chục triệu người đang sống trong cảnh hoặc mấp mé trên mức nghèo đói khi lợi tức một đầu người hàng năm trung bình chỉ có 835 Mỹ kim, thậm chí còn được các nhà uyên bác thổi phồng lên như một con cọp kinh tế kế tiếp của Á châu .
“Dân nghèo và những người già cả ở miền quê đang bị khổ sở nhiều, nhà nước không cung cấp một hệ thống an sinh xã hội đàng hoàng cho những lúc như thế này”, theo ông Nguyễn Văn Hoàng, một tài xế xe đò nhỏ có gia đình đang sống ở dưới quê, kể lại.
BÃI CÔNG Ở CÁC XÍ NGHIỆP
Mặc dù truyền thông báo chí bị nhà nước kiểm soát và hay đưa ra một quan điểm rõ ràng trên hầu hết mọi vấn đề, thì họ đã tường thuật về việc công nhân tổ chức 300 cuộc đình công trên toàn quốc trong ba tháng đầu năm để đòi tăng lương – vì thực phẩm tốn kém hơn 42 phần trăm so với cách đây một năm và xăng dầu tăng 30 phần trăm.
Hầu hết các cuộc đình công xảy ra tại các xí nghiệp dệt và may mặc, phần lớn thì ôn hòa nhưng có vài cuộc đình công đã trở nên nặng nề với các vụ ẩu đả giữa công nhân và công an hoặc nhân viên bảo vệ.
Mức lương tháng 60 đô la của một công nhân thì không đủ để chịu đựng nổi với nạn lạm phát cao vút, nhưng đó cũng là một sự than phiền chung ngay cả trong những người có mức lương cao ở thủ đô Hà Nội và TPHCM, là thành phố lớn nhất Việt Nam với 8 triệu người.
“Mức tăng lương nhỏ bé của tôi không tương xứng với giá cả gia tăng. Hầu hết mọi thứ đều lên giá: xăng dầu, thực phẩm, quần áo… vv...”, theo nhân viên văn phòng Nguyễn Hiền Lương.
“Tôi đang cố gắng tiết kiệm tiền bạc. Thậm chí tôi nghĩ cả đến việc đạp xe đạp đi làm”.
Giới dân cư thành thị nói rằng họ đi mua sắm ở các siêu thị ít hơn và ở các chợ trời nhiều hơn, đồng thời cũng giảm bớt việc đi ăn uống ở các nhà hàng và ít mua hàng hoá đắt tiền.
Họ càu nhàu về việc phải trả bằng đồng đô la hoặc nếu họ muốn trả bằng tiền VN, thì các cửa hàng bán đồ nhập cảng sẽ tính theo giá chợ đen vào khoảng 18000 đồng trên một đô la, khoảng 9% cao hơn hối xuất chính thức.
Nhà nước tỏ ra tự hào về việc họ đã giảm thiểu nạn nghèo đói từ giữa thập niên 1990s với các chính sách cải cách đã bỏ rơi nền kinh tế tập trung chỉ đạo và tăng thêm nhiều trợ cấp, xây dựng một sự tín nhiệm với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 7.5% kể từ năm 2000.
Trong sự suy xụp của nền kinh tế, nhiều mối băn khoăn đã xen vào về mức độ kinh nghiệm của chính phủ trong các chính sách để đương đầu với những giao động từ bên ngoài của kinh tế thế giới.
THIẾU MINH BẠCH
Những lời đồn đãi và suy đóan đã đưa đẩy nhiều quyết định kinh tế tại Việt Nam, là nơi có những lời than phiền khá phổ biến của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài là nạn tham nhũng tràn lan tại địa phương và sự thiếu minh bạch.
Những thách thức chính trị đối với đảng cộng sản đang cầm quyền thì không được khoan nhượng và nhà nước duy trì một tư thế độc đoán trên nhiều vấn đề.
Nhà cầm quyền đã cảnh cáo những người loan tin đồn nhảm, đầu cơ tích trữ và giới công nhân đình công về sự “trừng phạt nghiêm trọng” nếu vi phạm luật pháp vì họ muốn bám víu vào sự ổn định chính trị hiện đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ngồi trên một chiếc ghế nóng bỏng của một lãnh đạo nhà nước. Ông ta thường xuyên xuất hiện ở nơi công cộng và trên báo chí truyền thông nói chuyện về nạn lạm phát, gặp gỡ các cơ quan tài chánh nước ngoài để bàn thảo về chính sách và công du khắp nơi.
“Chính phủ thấu hiểu những gì người dân đang trải qua”, ông Dũng nói cùng Quốc hội độc đảng hồi cuối tháng Năm.
Ông ta cũng thú nhận sự yếu kém của nhà nước, nhưng các nhà phân tích kinh tế và chính trị nói rằng, ngoài những xáo trộn về lao động, thì họ vẫn chưa phải chú ý đến những áp lực bi thảm về chính trị và xã hội.
“Trong phạm vi chính trị Việt Nam, nếu bạn nhô đầu lên khỏi công sự chiến đấu thì cái giá phải trả có khả năng cao so với những gì mà cơ quan an ninh có thể làm. Nhưng những nhà quan sát như chúng tôi hơn bao giờ hết nên cởi mở về một khả năng là những sự kiện bất ngờ có thể xảy ra”. Ông Martin Gainsborough. một chuyên gia về Viêt Nam ở Ðại học Bristol, Anh Quốc cho biết.
Amid woes, some Vietnamese strike, others tough it out
Reuters, Sunday June 15 2008
By Grant McCool
HANOI, June 15 (Reuters) - Hundreds of thousands of factory workers have gone on strike for higher wages but many Vietnamese are taking spiraling inflation and a declining value of their currency on the chin.
Others are calling on survival instincts honed by families through decades of war and a Soviet-style command economy up to the early 1990s by looking after their own patch, hoarding rice and petrol, gold and dollars.
In the one-party ruled Southeast Asian country where dissent is muted and street demonstrations extremely rare, others still take quiet satisfaction from watching the Communist Party leadership grapple with serious macro-economic problems.
"It is a crisis and as one Vietnamese friend of mine told me, 'sometimes very bad is very good'," said one Western diplomat.
Overall, foreign donors and governments are optimistic about the long-term potential of economic reforms, despite complaints from the United States and the European Union about corruption, lack of freedom of speech and jailing of political activists.
The ruling party faces one of its biggest challenges with yearly inflation in double-digits for seven consecutive months, hitting 25.2 percent in May.
Imports have soared causing a tripling of the trade deficit, a liquidity crunch has put pressure on the underdeveloped banking system and the fledgling stock market is down 60 percent, the world's worst performer.
"A dark cloud over the stock market has created a gloomy mood in my company" said a 25-year-old securities broker who requested anonymity for professional reasons.
The official interbank exchange rate of the dong has dropped nearly 5 percent since late March against the dollar. In the highly dollarised economy, rising prices are stinging Vietnam's 85 million people, most of whom live in rural areas.
Tens of millions live in poverty or just above the poverty line as annual per capita income averages only $835 even as it has been hyped by pundits as the next "Asian Tiger" economy.
"Poor people and the elderly in the countryside are hurting a lot, our government does not provide a proper social security system for times like these," said Nguyen Van Hoang, a minibus driver whose family lives in the countryside.
FACTORY STRIKES
Although media is state-controlled and puts a positive spin on most issues, they have reported workers staging 300 strikes nationwide in the first quarter for higher wages -- food costs 42 percent more than a year ago and fuel 30 percent more.
Most strikes have been at foreign-owned textile and garment factories, most of them peaceful, but a few turned nasty with punch-ups between workers and police or management personnel.
A worker's average monthly salary of $60 is not enough to cope with soaring inflation, but that is a common complaint even among those who earn higher salaries in the capital, Hanoi, and Ho Chi Minh City, the largest city with 8 million people.
"My small income increase does not match the rise in prices. Almost everything has been going up: fuel, food, clothes, etc," said office worker Nguyen Hien Luong.
"I'm trying to save money. I even think of riding a bicycle to go to work."
City dwellers say they are shopping less at supermarkets and more at cheaper street markets, eating out at restaurants less and buying fewer luxury goods.
They grumble about having to pay in dollars or if they want to use dong, shops that sell imported goods charge black market rates around 18,000 dong per dollar, about nine percent more than the official rate.
The government has prided itself on reducing poverty since the mid-1990s with reforms that shed the planned economy and many subsidies, building credibility with annual growth rates averaging 7.5 percent since 2000.
In the economic downturn, anxieties have crept in about the government's level of policy experience in coping with external shocks from the global economy.
LACK OF TRANSPARENCY
Rumours and speculation drive a lot of economic decisions in Vietnam, where common complaints by domestic and foreign investors are of endemic corruption and lack of transparency.
Political challenges to the ruling party are not tolerated and the government takes an authoritarian posture on many problems.
It has warned speculators, hoarders and striking workers of "severe punishment" for breaking laws as it clings to the political stability that has attracted many investors.
Prime Minister Nguyen Tan Dung is in the hot seat as head of the government. He appears frequently in public and media talking about inflation, meets foreign financial institutions to discuss policy and travels widely.
"The Government understands what people are going through," Dung told the one-party National Assembly at the end of May.
He also admitted government shortcomings, but economic and political analysts say that apart from the labour disruptions, they have yet to observe dramatic social and political pressures.
"In Vietnam's political context, if you stick your head above the parapet, the costs are potentially high of what the security authorities could do," said Martin Gainsborough, Vietnam specialist at the University of Bristol, England. "However, we as observers should be ever more open to the possibility that unexpected events can happen." (Editing by Sanjeev Miglani)
http://www.guardian.co.uk/business/feedarticle/7586936
Ngoại trưởng VN: 'TQ không nên lo lắng'
10 years ago
No comments:
Post a Comment